Bản kinh văn thời đại Gandhara được công bố tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ

Ngày đăng: Thứ 4 , 06/12/2023 21:52 .


Các bản kinh được lưu giữ tại Thư viện Quốc hội ở Washington DC, Hoa Kỳ

Được lưu giữ tại Thư viện Quốc hội ở Washington DC, Hoa Kỳ, cho đến nay, bản kinh văn này là đại diện cho những văn bản lâu đời nhất đã được tìm thấy và cũng là thủ bản có niên đại sớm nhất của Ấn Độ.

“Đây là một hiện vật độc nhất vô nhị vì nó rất cổ kính so với các bản thảo tương tự; và do đó, về mặt lịch sử, bản kinh văn khiến cho chúng ta xích lại gần hơn với Đức Phật”, Jonathan Loar, thủ thư tại Ban châu Á thuộc Thư viện Quốc hội, cho biết trong một phát ngôn khi các bản thảo lần đầu tiên được công bố cách đây 2 năm.

Các nhà nghiên cứu tại Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ đã khám phá và số hóa thành công các cuộn tài liệu mong manh và cũ kỹ này. Không may là các cuộn kinh văn đang trong tình trạng rất tệ, vì vậy, những người phụ trách đã phải dựa vào các kỹ thuật bảo quản hiện đại kết hợp với kiến thức học thuật truyền thống để phiên dịch chúng. Điều này liên quan đến việc so sánh và đối chiếu với các bản kinh văn bằng ngôn ngữ Pali và Hybrid Sanskrit của văn bản Gandhara, trong khi một số bản thảo Gandhara khác đã bị thất lạc hoặc phá hủy trong khoảng 200 năm qua.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những cuộn giấy có chép lại kinh Pháp cú, kinh Tê giác và nhiều bài chú giải về Vi diệu pháp. Vì vậy, họ cho rằng các bản kinh văn này được viết bởi những người theo bộ phái Phật giáo Dharmagupta (Pháp tạng bộ).



Các cuộn kinh văn đã được dịch chỉ là một phần nhỏ trong một bộ sưu tập các bản thảo nằm trong một tàng kinh các của một tu viện thuộc bộ phái Dharmagupta ở thành phố Nagahara. Đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo, bản thân các cuộn giấy thường được làm bằng vỏ cây bạch dương và đựng trong các lọ đất nung. Sau đó, chúng được đặt bên trong bảo tháp để giữ gìn và bảo quản. Trong số này, nhiều cuộn giấy không còn tồn tại nguyên vẹn vì bị ảnh hưởng từ độ cao và khí hậu khô hạn ở vùng Gandhara.

Trước đây, các nhà nghiên cứu chỉ phục hồi được các mảnh nhỏ của bản thảo Gandhara, vì thế, việc một bản kinh văn hoàn chỉnh như vậy được tìm thấy trong các chuyến thám hiểm gần đây là một điều vô cùng tuyệt vời. Tuy vậy, không ai biết ai là tác giả của những cuộn giấy này; bởi chúng được viết bằng tiếng Gandhari, một loại ngôn ngữ bắt nguồn từ tiếng Sanskrit trong hệ thống chữ viết Khaosthi.

Có khoảng 24 bản viết tay trong bộ sưu tập các tác phẩm của Gandhara là bản gốc và phù hợp với các bản kinh văn truyền thống khác của Phật giáo. Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu cứ tiếp tục phát triển theo xu hướng này, các văn bản được tìm thấy trong tàng kinh các của tu viện này có thể ẩn chứa những điều khác biệt so với kinh điển hiện đang được phổ biến của Phật giáo.

Các giáo lý và ý nghĩa trong các bản kinh văn hoàn toàn tương thích với những gì được tìm thấy trong các truyền thống Phật giáo khác. Tuy nhiên, sự khác biệt nằm ở cách mà chúng được trình bày. Chính điều này đã đưa ra một gợi mở rằng các văn bản này có thể xuất hiện từ thời kỳ trước hoặc đầu của giai đoạn Phật giáo sơ kỳ.

Bởi vì các cuộn kinh văn này được viết trong khoảng thời gian mà chữ viết chưa được hoàn toàn chấp nhận như một phương tiện giao tiếp đối với các vị tu sĩ Phật giáo, những người chủ yếu dựa vào việc ghi nhớ và khẩu truyền để truyền bá Phật pháp. Và phải đến khi các nhà nghiên cứu tiếp tục xem xét các thủ bản thì mối quan hệ phức tạp giữa việc truyền miệng và truyền bá giáo lý bằng văn bản, cũng như những cách thức hình thành kinh điển khác nhau đã xuất hiện thời bấy giờ sẽ trở nên rõ ràng hơn.



Nghệ thuật Phật giáo của trường phái Gandhara

“Cũng giống như việc khám phá và phân tích những thủ bản tiếng Sanskrit thời kỳ đầu đã góp phần không nhỏ trong việc điều chỉnh quan điểm lấy ngôn ngữ Pali làm trọng tâm đối với Phật giáo. Các nhà nghiên cứu dự đoán rằng các bản kinh văn Gandhara mới này sẽ thay đổi hiện trạng của Phật giáo thông qua việc so sánh và đối chiếu với các kinh văn truyền thống trước đó. Mặc dù khó có thể dự đoán trước được những tác động lâu dài của sự khám phá này, nhưng nó có thể mở ra một kỷ nguyên mới cho việc nghiên cứu về Phật giáo”, Arshan Awar, một nhà nghiên cứu đồng thời là nhà báo ở Pakistan chia sẻ.

Khoảng 2.000 năm trước, Gandhara là nơi giao thoa giữa các truyền thống tôn giáo của Hy Lạp, Iran và Ấn Độ. Khu vực này đã xâm chiếm và cai trị bởi một số nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, trong đó có Asoka, một hoàng đế thuộc triều đại Maurya chiếm đóng vào giữa thế kỷ thứ III trước Tây lịch và hoàng đế Kushan I, người cai trị từ năm 127-159.

Trong thời kỳ này, nghệ thuật, kiến trúc và học thuật của Phật giáo đã phát triển mạnh ở Gandhara. Đặc điểm nghệ thuật Phật giáo độc đáo của Gandhara bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa Hy Lạp; các tượng Phật ở thời kỳ này có mái tóc gợn sóng và phục trang theo phong cách của các vị thần Hy Lạp - La Mã. Phật giáo đã phát triển một cách rực rỡ tại đây và cuối cùng đã vượt qua khỏi biên giới, men theo Con đường tơ lụa để đến với Trung Quốc và xa hơn thế nữa.

                                                                                   Tâm Tuệ tổng hợp

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1416
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »

GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

CHÒM SAO VESAK VÀ SỰ QUY ƯỚC THỜI GIAN ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Vesak ngày nay không đơn thuần là một sự kiện lịch sử, mà là một quy ước tôn giáo được hình thành qua thời gian, mang ý nghĩa tâm linh và biểu tượng sâu sắc.
Chi tiết »

HÀ NỘI: BAN TRỊ SỰ GHPGVN HUYỆN THƯỜNG TÍN TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 2025

Sáng ngày 10/5/2025 (nhằm ngày 13/4/Ất Tỵ), tại chùa Nội Thôn (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật...
Chi tiết »

PHẬT GIÁO HÀ NỘI DIỄU HÀNH XE HOA, LAN TỎA ÁNH SÁNG CHÍNH PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Tối ngày 10/05/2025 (nhằm ngày 13/04 Ất Tỵ), trong niềm hoan hỷ vô biên của mùa Phật Đản PL.2569 – DL.2025, BTS GHPGVN TP Hà Nội tổ chức diễu hành xe hoa đi qua các tuyến phố trên địa bàn huyện Gia Lâm
Chi tiết »

HÀ NỘI: TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA PHÚC KHÁNH PL.2569 – DL.2025

Sáng ngày 10/5/2025 (nhằm ngày 13/4 năm Ất Tỵ), hòa chung trong không khí đại hoan hỷ kỷ niệm lần thứ 2649 ngày Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đản sinh, chùa Phúc Khánh, thôn Đại Tảo, xã Xuân Giang,...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 2377

Hôm qua: 4087

Tháng này: 43935

Tháng trước: 61509

Tất cả: 5797563


Đang online: 64
IP: 13.58.36.197
Mozilla 0.0