CHUYỂN HÓA CƠN GIẬN

Ngày đăng: Thứ 4 , 29/12/2021 08:45 .
 
 
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta luôn bắt gặp đâu đó những cảnh tượng: Do không hiểu nhau mà đánh nhau, chửi nhau; các cuộc ẩu đả; các vụ đánh ghen, làm nhục; các nhóm giang hồ thanh toán lẫn nhau; bạo lực học đường, bạo lực hôn nhân gia đình … Đó là những cảnh tượng mà chúng ta dễ bắt gặp ở xã hội trong nước. Còn trên thế giới: Ngày nào cũng có chuyện xung đột, chiến tranh của các phiến quân hồi giáo cực đoan hay các quốc gia dùng kinh tế, quân sự để uy hiếp, đe dọa, trừng phạt lẫn nhau,… Ở đây, chúng ta không bàn luận về vấn đề đúng sai của những sự việc đã nêu trên. Điều tác giả đề cập là cơn giận được sinh ra trong các sự kiện, tình huống đó. Bài viết cùng độc giả phân tích, nhận diện và chuyển hóa cơn giận để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nội dung
        1:Nhận diện cơn giận

        2:Hậu quả khi cơn giận sinh ra
  • Về phương diện sức khỏe
  • Về phương diện giao tiếp,các mối quan hệ xã hội.
  • Về phương diện công việc.
  • Về phương diện tu tập.
        3:Chuyển hóa cơn giận
 
1: Nhận diện cơn giận

Dưới góc độ sinh học và tâm lý học. Theo từ điển tâm lý học của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, cơn giận là cảm xúc mạnh biểu hiện qua những cơn kích động, la hét, phá phách, tấn công người khác, đi với những hiện tượng sinh lý: tim đập nhanh, mặt đỏ lên hay tái mét, tay run, cao độ gọi là cơn khùng. Theo nhà tâm lý học L.D Linda thì cơn giận được xem như một cảm xúc được mô tả gồm những cảm giác mạnh mẽ do không hài lòng, được gây ra bởi những sai trái có thực hay trong tưởng tượng. Còn theo phản ứng cơ thể, giận dữ là khi nồng độ hoóc môn adrenaline và noradrenaline tăng cao làm cho gan giải phóng dự trữ đường vào trong máu và những thay đổi sinh hóa khiến máu đông nhanh hơn. Áp lực máu tăng, máu trong mạch nhanh hơn và không khí qua phổi nhiều hơn. Đồng tử giãn, mồ hôi vã ra khắp người, nhất là gang bàn tay. Nhiệt độ ngoài da có thể tăng lên nhiều độ3.
Những dẫn chứng này cho phép ta rút ra nhận xét: cơn giận là một loại cảm xúc thường có cường độ mạnh, tốc độ nhanh và thời gian ngắn, nó là sự phản ứng tự nhiên được nảy sinh giúp con người thể hiện sự phản kháng, tự bảo vệ bản thân trước sự thất bại, công kích hay đe dọa từ người khác.
Dưới góc độ Phật học, trong Tương ưng bộ kinh (kinh Sân hận, phẩm Không tuyên bố), Đức Phật có nói đến 7 điều xảy ra cho một người hay sân hận:
“Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, rồi người ấy cũng trở thành xấu xí; dầu có nằm trên giường nệm, chăn len, họ vẫn ngủ một cách khổ sở; thâu hoạch bất lợi, lại nghĩ rằng ‘ta được lợi ích’, thâu hoạch điều bất lợi ích, lại nghĩ rằng ‘ta không được lợi ích’. Những pháp này được nắm giữ khiến người khác trở thành thù địch, đưa đến không hạnh phúc, đau khổ lâu dài; những tài sản nào của họ thâu hoạch do sự phấn chấn tinh cần, cất chứa do sức mạnh của cánh tay, chồng chất do những giọt mồ hôi, đúng pháp, thâu hoạch hợp pháp, các tài sản ấy được nhà vua cho chở về ngân khố nhà vua; nếu có được danh tiếng gì nhờ không phóng dật thâu hoạch được, danh tiếng ấy lánh xa họ; nếu người đó có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, họ sẽ xa lánh, từ bỏ người đó, vì người đó bị phẫn nộ chinh phục; người đó làm ác hạnh với thân, người đó nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, người đó sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục”.
Từ lăng kính của khoa học và Phật học đều thừa nhận sự có mặt tiềm ẩn của cơn giận trong tâm lý con người, nó có thể biểu hiện một cách thô thiển, dữ dội, hoặc tế nhị khi gặp điều kiện nhân duyên thích hợp và con người cần phải đề phòng, cảnh giác khi nó xuất hiện. Vậy nguyên nhân nào khiến chúng ta rơi vào trạng thái này? Qua tổng hợp các tài liệu, chúng tôi nhận thấy cơn giận có thể xuất hiện trong nhiều nguyên nhân sau:
– Đau đớn là nguyên nhân trực tiếp và ngay lập tức gây ra xúc cảm dẫn đến cơn giận.
– Sự không thoải mái về điều gì đó cũng làm chúng ta sinh ra cơn giận. Không thoải mái với cảm giác đói, mệt, bị căng thẳng,… đều có thể gây ra cơn giận. Thậm chí, sự không thoải mái tuy nhẹ nhưng tồn tại trong thời gian dài cũng sẽ làm ta dễ sinh ra cơn giận.
– Sự kìm hãm về mặt thể lý cũng có thể gây ra cơn giận vì nó dẫn đến sự không thoải mái và đau đớn.
– Bị lừa dối hoặc bị người khác làm cho đau khổ một cách không công bằng sẽ khiến cho chúng ta rất dễ bùng phát cơn giận.
– Có nhiều trường hợp cơn giận là vì bị ai đó hiểu lầm, hoặc bị xúc phạm về mặt đạo đức hay đe dọa đến quyền lợi của chúng ta.
– Ngoài ra, một cảm xúc âm tính cũng có thể đưa đến cơn giận. Một nỗi buồn sâu sắc có thể là nguyên nhân gây ra cơn giận. Cảm thấy ghê tởm chính bản thân mình hoặc ghê tởm những người xung quanh cũng có thể dẫn đến cơn giận.
Nói chung, về chi tiết có rất nhiều lý do để cơn giận sinh ra, nhưng nhìn chung có thể nói con người sinh ra cơn giận khi họ rơi vào tình huống không đúng như những gì họ mong muốn, có liên hệ mật thiết đến cái ta và cái của ta.

2: Hậu quả khi cơn giận sinh ra

Cơn giận mang đến cho con người cả những điều lợi và những điều hại. Điều lợi, cơn giận có thể giúp chúng ta phát hiện và ứng phó với sự đe dọa theo bản năng. Nó giúp chúng ta phản ứng một cách nhanh chóng hơn trong trường hợp ta không có thời gian phân tích tình hình một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng, nhờ đó, chúng ta có những hành động nhằm thay đổi tình trạng đó kịp thời. Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy chúng ta giải quyết vấn đề, đạt được mục tiêu và loại bỏ sự sợ hãi trước các mối đe dọa. Do đó, những hành động trong cơn giận dữ có thể giúp chúng ta bảo vệ bản thân và người khác. Ngoài ra, một cơn giận dữ tích cực và hiệu quả có thể làm giảm sự khó chịu và xoa dịu các cảm xúc, nâng cao lòng tự trọng và sự tự tin của con người.
Ở một khía cạnh khác, cơn giận, nếu không biết cách chế ngự, để nó vượt qua ngưỡng kiểm soát sẽ gây ra không ít tổn hại đến sức khỏe, các mối quan hệ xã hội và đời sống tu tập của con người.
  • Về phương diện sức khỏe:
Thành ngữ Việt Nam có câu “giận bầm gan, tím ruột” quả không sai. Y học đã nghiên cứu và thấy rằng giận dữ sẽ làm con người bị: Tổn thương gan; Viêm sắc tố; Đẩy nhanh suy thoái tế bào não; Viêm loét dạ dày; Cơ tim thiếu ôxy; Rối loạn hệ thống bài tiết, tiêu hóa; Nhồi máu cơ tim, Tổn thương phổi; Tổn hại hệ thống miễn dịch; Tăng khả năng đột quỵ lên gấp 3 lần; Thất vọng, lo âu; Nhức đầu; Thiếu ngủ.
  • Về phương diện giao tiếp, các mối quan hệ xã hội:
Thành ngữ Việt Nam có câu “giận cá chém thớt”, nghĩa là khi đang giận dữ điều gì đó nhưng lại bất lực không làm gì được thì ta lại đành dồn nén cơn giận đó lên người khác, vô tình khiến cho người thân cũng như mối quan hệ thân thiết của ta bị tổn thương. Đặc biệt, với những người lãnh đạo, người có chức quyền, có vị trí trong cơ quan, tập thể thì nguy hại còn lớn lao hơn.
  • Về phương diện công việc:
Những cơn giận sẽ làm mất đi sự tự chủ, bị cuốn vào những cảm xúc tiêu cực khiến chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm trong công việc có thể dẫn đến kết thúc sự nghiệp đầy hứa hẹn của mình. Hoặc gây ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng hoặc đối tác.
  • Về phương diện tu tập:
Cơn giận có thể làm chướng ngại con đường đến với giải thoát, giác ngộ, phá hoại các pháp lành, các công đức và danh thơm tiếng tốt không chỉ trong đời này và cả những đời sau. “Hoa Nghiêm kinh vân: Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Khả bất nhẫn hồ? Ký nhiên như thử, tăng tục nam nữ tất đương nhẫn chi”, tạm dịch: Kinh Hoa Nghiêm dạy rằng: Khởi một niệm sân hận, tạo trăm ngàn chướng ngại. Có thể không nhẫn được sao? Đã hiển nhiên như vậy nên hàng xuất gia, tại gia, dù nam hay nữ cũng đều nên thực hành nhẫn vậy). Ngoài ra, trong Phạm Võng Kinh Bồ Tát Giới Bản Sớ quyển 4, ngài Pháp tạng đã trình bày rõ 10 sự nguy hại của giận dữ trong tu tập dẫn đến việc chế giới ngăn cấm tâm sân hận:
1.Trong các phiền não tâm sân hận là nặng nhất.
2. Sân là nhân tạo ra ác thú và đường ác nghiệp.
3. Nó đốt cháy tiêu hết thảy căn lành của các kiếp trước.
4. Nó buộc chặt mối oán thù, nhiều đời khó cởi mở.
5. Do đó thường làm hại các chúng sinh.
6. Nó hay tạo các tội vô gián.
7. Thường ngăn ngại Nhẫn ba la mật của Bồ tát.
8. Làm hại lòng đại bi của Bồ tát.
9. Khiến Bồ tát lìa bỏ việc giáo hóa chúng sinh.
10. Thành tựu đầy đủ trăm nghìn chướng nạn.

 
3: Chuyển hóa cơn giận
 
Như đã trình bày, cơn giận tự nó không phải là vấn đề. Vấn đề nằm ở chỗ khi nó phát khởi chúng ta đối diện và xử lý như thế nào? Giận thì dĩ nhiên phải tìm cách chuyển hóa để giải tỏa năng lượng đang phát sinh một cách cao độ, nhưng chuyển hóa như thế nào là cả một nghệ thuật đòi hỏi phải có sự học hỏi và rèn luyện.
Hiện nay có rất nhiều sách báo đề cập đến vấn đề chuyển hóa cơn giận như: Giận (2014) của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh, Hiểu về trái tim (2016) của ĐĐ.Thích Minh Niệm, Chuyển hóa sân hận (2010) của TT.Thích Nhật Từ,… Ngoài ra, còn rất nhiều nghiên cứu trong tâm lý học, y học, đạo đức học về đề tài này. Các tác giả đã chỉ ra chi tiết một số cách thức để hiểu về bản chất cơn giận, từ đó đưa ra các kỹ thuật đối phó với nó như: giữ bình tĩnh và hiểu được nguyên nhân tạo nên giận dữ; hít thở chậm và sâu; nói chuyện một cách quả quyết; luyện tập thói quen sinh hoạt và cách ăn uống hợp lý; tìm gặp bác sĩ tâm lý; nhờ sự trợ giúp của gia đình, bạn bè; thực tập phát tiết cảm xúc ra bên ngoài; tham gia các môn thể thao, giải trí để giải phóng cơn giận bằng việc tiêu tán thể lực; không để tâm đến cơn giận; vận động với cường độ mạnh;… Những phương pháp này đều có tác dụng tích cực giúp chúng ta cảm thấy trở nên tốt hơn mỗi khi cơn giận bộc phát.
Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, chúng tôi nhận thấy sự khống chế tốt cảm xúc mới chỉ là phương án tạm thời có hiệu quả lúc đó. Bởi, có một sự thật nếu chú ý chúng ta sẽ nhận ra, sau khi kiểm tra lại thì chúng ta nhận thấy cơn giận của mình vẫn còn quanh quẩn đâu đó chứ chưa có chấm dứt hoàn toàn và nó có thể “bộc phát” bất cứ lúc nào. Vậy đâu mới là giải pháp chuyển hóa tối ưu?
Bằng tất cả trái tim và sự hiểu biết của bậc giác ngộ. Trong kinh Tăng chi bộ (phẩm Hiềm hận), Đức Phật dạy:
“Có năm trừ khử hiềm hận này, này các Tỷ-kheo, ở đây vị Tỷ-kheo có hiềm hận khởi lên cần phải được trừ khử một cách hoàn toàn. Thế nào là năm?
- Trong người nào, này các Tỷ-kheo, hiềm hận được sinh, trong người ấy, Từ (metta) cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải đoạn trừ.
- Trong người nào, hiềm hận được sinh, trong người ấy, Bi (karuna) cần phải tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải đoạn trừ.
- Trong người nào, hiềm hận được sinh, trong người ấy, Xả cần phải được tu tập. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải đoạn trừ.
- Trong người nào, hiềm hận được sinh, trong người ấy, Vô niệm, vô tác ý cần được thực hiện. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải đoạn trừ.
- Trong người nào, hiềm hận được sinh, trong người ấy, sự kiện nghiệp do mình tạo cần phải được tu tập là: ‘Tôn giả là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là khởi nguyên của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm nghiệp thiện hay ác được làm, Tôn giả sẽ là người thừa tự nghiệp ấy’. Như vậy trong người ấy, hiềm hận cần phải đoạn trừ.
Này các Tỷ-kheo, có năm trừ khử hiềm hận này, ở đây, hiềm hận khởi lên cho Tỷ-kheo cần phải trừ khử một cách hoàn toàn”.
Như vậy với năm trừ khử hiềm hận này, sẽ giúp chúng ta chuyển hóa được cơn giận. Song, đây là điều không phải tự nhiên có được mà cần có sự rèn luyện qua nhiều ngày tháng bằng thiền tập, bằng trao dồi tinh thần, đạo đức, học hỏi kinh sách, noi gương sáng từ các bậc đức độ… Do đó, nếu chúng ta không muốn để cơn giận lôi cuốn làm tổn hại đến bản thân, những người xung quanh và phá hủy những gì tốt đẹp đang có; chúng ta có khát vọng mưu cầu hạnh phúc, không muốn mọi thứ trở nên tồi tệ hơn đối với bản thân, trong giao tiếp, các mối quan hệ và công việc,… Thì đây chính là động cơ thúc đẩy để chúng ta bắt tay vào việc rèn luyện thân thể, lời nói, mà trước nhất phải bắt đầu với việc rèn luyện tâm từ.
Cơn giận là phản ứng tâm lý mang lại cho con người nhiều phiền não, đồng thời tạo nên chướng duyên cản trở việc tu tập của chúng ta. Người ta thường nói, mặn thì mất ngon, giận thì mất khôn; hay tâm sân hận khởi lên thì đốt cháy cả rừng công đức. Khi giận thì khuôn mặt trở nên xấu xí, khó coi. Nên chúng ta cần tu tập theo năm cách mà Đức Phật đã dạy để chuyển hóa cơn giận, đừng để cơn giận chi phối làm hại đến đời mình. Bài viết là tâm nguyện của tác giả nhằm chuyển tải đến người đọc thông điệp của tình thương để cuộc sống ngày một chan hòa, gắn bó, yêu thương nhau hơn; xã hội ngày một tốt đẹp văn minh.
Bản Huấn tự Thanh Linh

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Vũ Dũng chủ biên (2000), Từ điển tâm lý học, Nxb Khoa học xã hội.
2. Thích Quảng Độ (2014), Phật quang đại từ điển, Nxb Phương Đông.
3. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển tâm lý, Nxb Ngoại văn.
4. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (2016), Hợp tuyển lời Phật dạy từ kinh tạng Pali, Nxb Hồng đức.
5. L.D Linda (1987), Introduction to Psychology, Mc Graw Hill.



 
Bản Huấn tự Thanh Linh

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 23 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
711( 66 %)
Số người tham gia bình chọn: 1071
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 27/12/2024 08:42

Tin liên quan

Thông báo

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN

Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 116

Hôm qua: 1976

Tháng này: 60644

Tháng trước: 36177

Tất cả: 5461293


Đang online: 151
IP: 3.15.10.139
Mozilla 0.0