Thiền trong hội họa, âm nhạc và thơ ca

Ngày đăng: Thứ 4 , 26/04/2023 19:38 .
Điều mà ta dễ nhận thấy đó là vai trò của thiền trong thơ ca, hội họa và âm nhạc. Nhạc sĩ Văn Cao tác giả (quốc ca) của chúng ta có nhiều tác phẩm âm nhạc xuất sắc với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng qua các ca khúc: Thiên thai, Mùa xuân đầu tiên, hay Suối mơ, nếu ai đã từng nghe với cảm thụ âm nhạc bình thường thôi cũng thấy ở đó có chất thiền. Còn đề cập về thân phận con người, với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (nhạc sĩ nổi danh đã ấn định dòng nhạc của mình với Phật giáo) qua nhiều tác phẩm như: Tạ ơn, Ru em, Hãy yêu nhau đi, Cỏ xót xa đưa, Tình xa… đặc biệt là các bài: Cát bụi, Một cõi đi về. Đây là những bài hát người nghe dẫu chỉ một lần, nhưng cũng làm thức tỉnh được một điều gì đó về thân phận con người trong giai điệu âm nhạc giầu cảm thức tự nội mang tính đặc trưng âm nhạc Phật giáo.



Tác phẩm : Nhờ Thiền tôi tự biết mình của nhà văn / hoạ sỹ : Hoàng A Sáng

Người ta nói rằng, nghệ thuật là một điều bí ẩn. Vậy điều huyền bí nào đã hấp dẫn hàng triệu triệu trái tim con người đối với nghệ thuật đây? Vẻ đẹp của nghệ thuật làm thức tỉnh những rung động thầm kín nhất trong lòng ta, để đáp lại chúng ta cũng cảm xúc và rung động. Tình cảm đối đáp với tình cảm, chúng tacó thể nghe được cái “không” nổi lên và thấy được cái “không” hiện hữu.

Ta thấy Thiền học cũng như Lão học không những chỉ ra được lợi ích của cái Có, mà còn nhấn mạnh đến lợi ích của cái không. Ví như lợi ích của cái bình đựng nước là ở khoảng không đựng nước của nó chứ không phải ở hình dáng cái bình hoặc chất liệu làm ra nó.

Thiền học tôn sùng sự tương đối. Sự thật chỉ có thể đạt được khi thấu hiểu những sự tương phản tương thành, như Âm và Dương. Để hiểu sâu giáo huấn siêu việt của thiền, thì những lời nói chỉ làm bận rộn cho ý nghĩ mà chủ yếu là sự giao cảm trực tiếp (qua tâm không) với bản tính của các vật. Lòng yêu chuộng trừu tượng và tự nhiên, khiến thiền cảm ứng và dung nạp hay có thể nói là thiền ưa thích những phác họa đen trắng hơn những bức tranh rực rỡ chải chuốt nhiều chi tiết.







Không gian triển lãm Thiền Hoạ của họa sĩ Đoàn Nguyên tại Nam Viên Phủ  (Chương Mỹ, Hà Nội)

Sự say mê và cơn cảm ứng sáng tạo đã làm cho người nghệ sĩ lột xác hóa thân vào tác phẩm - nâng trạng thái tâm thức của họ lên đến mức độ giống như một “thiền nhân” đã chứng nghiệm tâm linh trong những cơn thiền định sâu sắc. Bỗng nhiên người nghệ sĩ đã rơi vào một trạng thái thiền định ở một mức độ nào đó, bởi vì người nghệ sĩ đã đồng nhất mình với tác phẩm sáng tạo.

Nghệ thuật chỉ có giá trị chừng nào nó làm rung động trái tim con người. Do vậy, có cách nào để hiểu được người nghệ sĩ muốn chuyển tải thông điệp gì cho chúng ta đây? Những yếu tố cần biết đó là: sự khiêm cung, sự tĩnh lặng và phải thở nhẹ (giảm thiểu cấu nhiễm). Chỉ có như thế chúng ta mới có cơ hội để giao cảm với tác phẩm và cũng chính là cảm nhận thông điệp của người nghệ sĩ.

Tuy vậy, sự thật bí ẩn, sự hấp dẫn thực sự của một kiệt tác đã được Thiền sư Osho giải minh: đó chính là khoảng im lặng trong âm nhạc, và theo ông “các nốt nhạc không có chức năng nào khác hơn để nhấn mạnh vào cái im lặng! Nghệ thuật tối cao trong âm nhạc là đưa cái im lặng thành tiếp nhận được”.

Chúng ta đã biết về những bức họa Trung Quốc và Nhật Bản, nét vẽ chỉ chiếm có phần tí xíu trong toàn bộ bề mặt của tấm giấy lụa quý, phần còn lại bức tranh là trống rỗng. Không một nơi nào trên thế giới mà các danh họa lại vẽ trong một trạng thái thiền định như thế. Nếu bạn hỏi người họa sĩ tại sao ông lại “hoang phí” bề mặt tranh lớn như thế thì ông sẽ trả lời rằng: “bức tranh dùng để bày tỏ cái rỗng không, cái còn lớn hơn bảy lần” (tức nhiều lần).

Thiền nhân mà chơi nhạc thì sẽ càng ngày càng tạo ra ít nốt nhạc hơn, bời người nghệ sĩ ấy sẽ biết rằng chúng chỉ là phần nhỏ nếu so sánh với cái im lặng. Vậy có nhà thơ đã nói: “Lặng im để lòng nghe/ Biết đâu thành to lớn/ Ta có lý của ta/ Biển có lời của biển/ Nhỏ nhoi như đời cát/ Còn có hạt riêng mình/ Phải đâu chỉ biển biếc/ Mới làm thành xa xanh”.

Ngay cả những ai chưa từng quay về với con người thật (tức Thiên quốc hay Phât tánh) của mình cũng đều có thể chứng nghiệm một điều gì tương tự như sự tĩnh lặng. Ngay cả các nhạc sĩ vĩ đại nhất cũng phải sự dụng âm thanh (tức đưa ra những khoảng lặng ở giữa) tùy theo trường đoạn.

Trên thé giới ngày càng có nhiều nhạc sĩ - thiền nhân sáng tác nhạc trên con đường thiền. Ở đây, trong sự tìm kiếm những âm thanh không lời, nhạc điệu ca ngợi từ những làn gió tươi mát uyên áo của những bậc thầy tâm linh đã làm nguồn cảm hứng cho những thử nghiệm diệu kỳ của thời đại pha trộn hòa hợp Đông Tây Nam Bắc. Nhạc thiền đã mở ra trường phái âm nhạc của thời đại mới. Chúng đã kết hợp được với những nghệ sĩ cổ điển và những nhạc sĩ từ các nền âm nhạc có truyền thóng khác nhau và cùng với dòng âm nhạc dân gian với sự sáng tạo tuyệt vời có tính tổng hợp sâu sắc; nó đã có vị trí trên thị trường âm nhạc, cũng như nó đã đi vào trái timm những người tu thiền, những người đang tìm kiếm một tiếng nói mới. Đó là sự lành mạnh của tâm hồn, mở rộng đời sống nội tâm hướng đến những điều cao thượng.

Dù là thiền nhân hay không phải thiền nhân, người nghệ sĩ ở bộ môn nào muốn tác phẩm của mình đạt được đỉnh cao tư duy nghệ thuật, thì cũng phải chạm đến một khoảng “lặng im”, một khoảng không mà theo giáo lý đạo Phật gọi đây là khoảng không chân thật, tức chân như, chứ không phải là không “ngoan” hay không “ngơ” (1).

Theo các Thiền sư và thiền gia cho hay, thiền có đến 9 loại đó là: Thiền quán tưởng, thiền minh sát, thiền xuất hồn, thiền đếm hơi thở còn gọi (sổ tức), thiền tứ niệm xứ…trong các pháp môn thiền có thiền dụng công (tức thành tựu trong tam giới) và thiền giải thoát, tức thoát khỏi sức hút tam giới, thiền này còn có tên khác (Thanh tịnh thiền, hay Như Lai thiền). Nhìn chung tất cả các pháp môn thiền nếu chúng ta hiểu và thực hành đúng chánh pháp) thì đều đem lại lợi ích và ngược lại.

Ở đây xin được nói thêm, dưới góc nhìn của đạo Phật: thiền có thiền Phật giáo và thiền (ngoại đạo). Tất cả những tác phẩm nghệ thuật đạt được đỉnh cao của nhân loại đều có yếu tố của Tánh không Diệu hữu; tánh không này Phật giáo gọi là linh giác! Và điều này chỉ đến với những nghệ sĩ chân chính, dấn thân. Nếu tác phẩm nào thiếu đi sự (chân không diệu hữu này) thì đều không đạt tới (chân-thiện-mỹ) đích thực; và như vậy, có nghĩa là tác phẩm chưa đạt được giá trị nhân văn để đời theo cách gọi thế gian trí, bởi nó chưa có được sự thanh cao - diệu hữu cao thượng mà con người đòi hỏi và hướng tới.

Nhờ thiền quán mà tâm hồn không còn cấu nhiễm, phiền não nên người sáng tác nghệ thuật có được những tác phẩm vượt thoát khỏi sự tầm thường, tẻ nhạt, ô trược, bởi họ “câu thông” được với các cảnh giới cao và trong sạch hơn. Đó là lối thiền mà Phật giáo quen gọi là thiền Nguyên thủy và thiền Đại thừa (thiền Đại thừa là thiền Phật giáo ở thời kỳ phát triển). Thiền Nguyên thủy (thiền ngồi dụng công) xa lạ với đời sống bình dân. Trái ngược với thiền Nguyên thủy, là dòng thiền Nhập thế hay còn gọi (Thanh tịnh thiền) mà chúng ta thường nhắc tới đó là dòng Thiền Trúc lâm Yên Tử, do Sơ tổ Trần Nhân Tông sáng lập.

Đây là dòng thiền nhập thế riêng có ở Việt Nam (theo cách gọi của các học giả và nhà nghiên cứu đạo Phật). Vậy, tại sao gọi là Thiền nhập thế? Khái niệm này rất rộng (do giới hạn của bài viết). Ở đây xin được nói sơ lược, theo giáo sư Minh Chi thì đây là dòng thiền “biện tâm” hay còn gọi “kiến tánh thành Phật). Nói đến dòng thiền Trúc lâm Yên Tử, thì người Việt Nam ta ai ai cũng biết đó là Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông, vị sư Tổ đầu tiên của nước ta nối dòng thiền tông Thích Ca Văn, và là (Tổ đời thứ 34 của dòng thiền này, tiếp theo là Tổ Pháp Loa và Huyền Quang). Phái thiền Trúc lâm Yên Tử do chính Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập, qua dòng thiền này ta thấy nó biểu hiện cho sức sống diệu kỳ của đạo Phật trong mọi hoàn cảnh đời sống và xã hội thời bấy giờ.

Đó là “Đạo Phật có mặt đối với đức vua Trần Nhân Tông trong mọi hoàn cảnh: khi thì đang ở ngôi vua, khi thì trong giờ phút chiến tranh dầu sôi lử bỏng; đạo Phật có mặt trong lúc an nhàn như ngắm buổi chiều quê như trong bài thơ (Thiên Trường văn vọng), đạo Phật có mặt trong tất cả các mối tương quan vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em…Với quan điểm của Trần Nhân Tông thì “sống mà không giúp gì cho đời là điều đáng hổ thẹn của đấng trượng phu”. (1).

Theo các học giả nghiên cứu dòng Thiền nhập thế này cho rằng, Trần Nhân Tông đã chịu ảnh hưởng tư tưởng thiền của Tuệ Trung Thượng sĩ với câu nói nổi tiếng “Phản quan tự kỷ” tức là xoay ngược lại tâm mình để tìm tánh chân thật, chứ không tìm ở bên ngoài mà thấy được tánh Phật. Đây là tư tưởng nhập thế (trộn lẫn với thế tục) hòa cùng ánh sáng chứ không trái hẳn với người đời, như lối thiền “dụng công”. Thiền nhập thế với tư tưởng “Dưỡng chân tính” ở ngay nơi cuộc đời, không xa lánh đời. Tu thiền trong mọi hoàn cảnh, không chỉ có lối tu ngồi “dụng công” dẹp vọng tưởng, để tìm kiếm sự xa lạ ở đẩu đâu, mà là “kiến tánh thành Phật”.

Chính nhờ dòng thiền nhập thế này mà chúng ta thấy ở thời kỳ Đại Việt (thế kỷ 13) cha ông ta đã chiến thắng oanh liệt 3 cuộc chống Nguyên Mông (hung hãn nhất lịch sử thời bấy giờ) mà các nhà sử học thế giới đến nay vẫn chưa kiến giải thỏa đáng được cuộc chiến tranh có một không hai này, bởi lý do (tương quan so sánh lực lượng của nó).

Nếu dòng thiền Nguyên thủy phần nào giúp cho các nghệ sĩ “câu thông” được với các cảnh giới siêu cao để sáng tạo được những tác phẩm mang đậm chất thiền quán tưởng có tính hư vô , thì dòng thiền nhập thế Đại thừa lại có sức mạnh dung thông vô ngại giữa đời và đạo trong sáng tạo văn học nghệ thuật. Đọc những tác phẩm của Phật hoàng Trần Nhân Tông, kể cả nội dung viết về triết học hay giáo lý đạo Phật cũng như các thi phẩm trong: “Trần Nhân Tông thi tập”, “Đại hương hải án thi tập”. Tuy các trước tác này hiện chỉ còn tìm thấy 31 bài thơ, nhưng theo đánh giá của các nhà nghiên cứu văn học cho thấy: mảng thơ Thiền của Sơ Tổ Trúc lâm chính là một đặc phẩm, không phải chỉ riêng của Trần Nhân Tông, mà là của thi ca Việt Nam thời kỳ Trung đại nói chung.

Trong số nhiều bài thơ mang chất thiền đặc sắc của Phật hoàng Nhân Tông, chúng ta phải kể đến các bài: Xuân cảnh, Nguyệt, Lên núi Bảo Đài, Thiên Trường văn vọng…Nhân đây, chúng ta cùng đọc và suy ngẫm bài: Lên núi Bảo Đài của Sơ Tổ Trúc lâm ta sẽ thấy rõ điều nói trên.

Lên núi Bảo Đài
Đất vắng đài thêm cổ
Ngày qua, xuân chửa nồng
Gần xa, mây núi ngất
Nắng rợp, ngõ hoa lồng
Muôn việc nước trôi nước
Trăm năm lòng nhủ lòng
Tựa hiên nâng sáo ngọc
Đầy ngực ánh trăng vàng.
(Ngô Tất Tố-dịch thơ).


Đọc bài thơ này, ta cảm nhận cảnh núi Bảo Đài qua cái nhìn của Sơ Tổ Trúc lâm: tuy cảnh có phần u tịch, nhưng ta vẫn thấy ở đó có nét đẹp nên thơ sinh động. Nếu căn cứ trên cú pháp của câu thơ (Minh nguyệt mãn hung thâm - trăng sáng rọi đầy cả ngực, bụng) ta sẽ thấy trong bối cảnh này, trăng mới chính là chủ thể: tức trăng bao phủ lấy người, tắm gội cho người bằng ánh sáng trong trẻo của nó. Thiền vị của bài thơ toát ra từ sự giao cảm, giao hòa tự nhiên giữa người với cảnh. Trong một số trường hợp-thơ Thiền của Phật hoàng Trần Nhân Tông ta thấy rõ sự bày tỏ trạng thái tinh thần đó là tâm tư, tâm sự, hoặc nhận thức của người đã giác ngộ chân lý (tức cái vô thường và chân thường) theo giáo lý nhà Phật.

Qua một vài dẫn dụ và suy nghiệm nêu trên, ta thấy vai trò của Thiền đã tác động tích cực đến các bộ môn hội họa, âm nhac và thơ ca là rất rõ trong các tác phẩm nghệ thuật dù đó là ở thời kỳ cổ điển hay hiện đại hôm nay.
Nguyễn Đức Sinh

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
241( 33 %)
59( 8 %)
23( 3 %)
36( 5 %)
381( 51 %)
Số người tham gia bình chọn: 740
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 4 , 03/05/2023 22:42

Tin liên quan

Thông báo

Hà Nội: Hội nghị triển khai công tác đào khóa II năm học thứ 2 tại chùa Vạn Phúc

Sáng 16-9, Ban Điều hành lớp đào tạo giảng sư khu vực phía Bắc thuộc Ban Hoằng pháp T.Ư đã tổ chức hội nghị triển khai hoạt động đào tạo khóa II năm học thứ 2 cho Tăng Ni giảng sinh, tại chùa Vạn Phúc (xã Phù Lỗ,...
Chi tiết »

Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang khai giảng khóa XX, năm học 2023-2027

Sáng ngày 17-9, Trung tâm Dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang (số 116 Hòa Bình, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú) khai giảng lớp dịch thuật Hán Nôm, khóa XX (2023-2027), với 27 học viên trúng tuyển.
Chi tiết »

Hà Nội: Chư Tăng Ni sẽ tổ chức lễ cầu nguyện các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini

Ngày 14-9-2023, Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội đã ra Công văn số 59/CV-BTS về việc tổ chức lễ cầu nguyện cho các nạn nhân trong vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc 23 giờ 30 ngày 12-9-2023 tại tòa chung cư mini ở số nhà 37 ngách...
Chi tiết »

Hà Nội: Hội nghị công bố và triển khai Hội thảo khoa học Quốc gia

Chiều ngày 7/9/2023 (23/7/Quý Mão), tại trụ sở TƯ GHPGVN (73 Phố Quán Sứ, Hà Nội) Ban Hướng dẫn Phật tử TƯ long trọng tổ chức chương trình Hội nghị xây dựng và hoàn thiện bản kế hoạch cũng như triển khai công tác chuẩn bị cho...
Chi tiết »

Thông bạch: Về việc Đại lễ Vu lan Báo hiếu PL.2567 – DL.2023

Hôm nay, ngày 4/8/2023, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ấn ký ban hành Thông bạch về Đại lễ Vu lan - Báo hiếu Phật lịch 2567 (Dương lịch 2023).
Chi tiết »

Bài tập của các Phật tử lớp giáo lý trực tuyến

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Lá thư gửi những người mẹ trong ngày Vu Lan! - PT Phạm Thị Thu Hà

Con muốn cảm ơn đó là những người mẹ - những chiến sỹ mặc áo blue trắng vẫn đang chiến đấu trên chiến trường để giành sự sống trong đại dịch COVID 19 này. Cuộc chiến tàn khốc sau mấy chục năm trên mảnh đất hình chữ S mà ranh giới...
Chi tiết »

CHÚNG TA CÒN ĐƯỢC GẶP CHA MẸ BAO NHIÊU LẦN NỮA ?

Ngồi nghỉ ngơi lướt Facebook, tôi đọc được câu chuyện khiến không chỉ bản thân mình mà nhiều người cũng sẽ tự hỏi: “Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?”
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

 

Pháp âm

 
 

Tin tức mới

Hải Phòng: Thăm Khám, tư vấn chăm sóc sức khoẻ, phát thuốc miễn phí cho người cao tuổi tại chùa Nhu Kiều

Hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc Tế Người cao tuổi 1/10/2023. Ngày 30/9/2023 (nhằm ngày 16/8/Quý Mão), Hội Đông y huyện An Dương và Liên chi Hội Đông y Đặng – Quốc – Hồng – Đồng Thái kết hợp với...
Chi tiết »

Vĩnh Phúc: Đại lễ đúc Đại hồng chung và an vị tôn tượng Đức Bản sư chùa Huệ Hương

Chiều 30/9/2023 (16/8/Quý Mão) chùa Huệ Hương (thôn Duy Bình – xã Vĩnh Ninh – huyện Vĩnh Tường – tỉnh Vĩnh Phúc) đã tổ chức Đại lễ rót đồng đúc Đại Hồng Chung.
Chi tiết »

Thiền sư Ottamathara hướng dẫn hiến máu nhân đạo và hoạt động Phật sự

Dưới sự hướng dẫn hành Thiền của Ngài Ottamathara - Myanmarvề tinh thần xả ly không dính mắc, thái độ sống vô ngã từ bi, phục vụ thiện pháp một cách miên mật tự nhiên chân thật không giới hạn trong suốt gần 2...
Chi tiết »

Hải Phòng: Lễ an vị tòa tượng chư Phật, chư Bồ tát, Thánh Tăng chùa Chân Lai

Sáng ngày 30/09/2023 (nhằm ngày 16 tháng 08 năm Quý Mão), tại chùa Chân Lai, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng đã trang nghiêm diễn ra lễ an vị tôn chư Phật, chư Bồ Tát,...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 724

Hôm qua: 1137

Tháng này: 1861

Tháng trước: 50567

Tất cả: 4467593


Đang online: 5
IP: 3.235.188.113
Unknown 0.0