Không thắp hương khi đi chùa lễ Phật, có lỗi không?

Ngày đăng: Thứ 4 , 29/03/2023 14:21 .

Thắp hương là phần nghi lễ được coi là không thể thiếu trong đời sống tín ngưỡng, tâm linh của người Việt cũng như nhiều nước châu Á khác. Cây hương, khói hương tựa như sự kết nối giữa con người và thần phật hay các lực lượng siêu nhiên. Đối với Phật tử, thắp hương khi đến chùa lễ Phật cũng là hành vi quen thuộc. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn rằng những lần đi lễ chùa trong dịp quá đông đúc, không thể len vào, hoặc gặp những tình huống khác không thể thắp hương thì có phải là lỗi hay không?

Thực ra, bạn đừng quá lo lắng về điều này, vì cây hương hay việc thắp hương chỉ mang tính biểu tượng, thể hiện lòng thành kính đối với chư Phật và tâm nguyện sống thiện lành theo lời dạy của các ngài để đạt đến sự an vui trong nội tâm. Vì thế, cây hương vật chất không quan trọng bằng tâm hương. Điều cốt yếu chính là tấm lòng, là sự thành kính xuất phát từ trong tâm. Nếu lòng hướng Phật, đồng nghĩa với hướng thiện, thì dù không có điều kiện thuận tiện để thắp hương cũng chẳng sao cả.

Dâng nén tâm hương lên chư Phật chính là dâng đời sống đạo đức, tránh điều ác, siêng làm việc thiện, giúp đỡ người khác, từ bỏ những trói buộc vướng mắc khiến tâm không bình an. Nếu suy nghĩ, hành động xấu xa thì dù có thắp hàng nghìn nén hương cũng chẳng đấng nào chứng cho cả. Không chỉ Phật giáo mà các tín ngưỡng khác cũng coi trọng tâm hương thay vì nén hương vật chất, câu chuyện cổ dưới đây chứng tỏ điều đó:

Ngôi đền nọ cứ mỗi khi đến dịp lễ thần thì mọi người kéo đến rất đông để cúng bái để cầu phúc lộc, tiêu tai giải nạn. Trong những ngày này, người đến chật như nêm, hương khói nghi ngút. người ta chen lấn, xô đẩy để giành chỗ hành lễ, thậm chí những người đang quỳ bái còn bị giẫm lên hoặc đá vào mặt. Phía ngoài, mọi người bị chèo kéo bởi những người bán đồ lễ, vàng hương. Tiếng trò chuyện, cãi cọ, chào mời, chèo kéo cực kỳ huyên náo.

Gần đó có quán nước nhỏ của một bà lão. Bà lấy làm lạ là năm nào cũng vậy, suốt những ngày lễ hội, từ lúc khai hội cho đến khi kết thúc, quán đều đón một vị khách trung niên lịch sự. Ông ta đến ngồi uống nước từ sáng sớm, khi khách thập phương bắt đầu đông đúc, cho đến tận tối mới đi. Một hôm, bà lão đánh bạo hỏi: “Ai cũng tranh nhau vào hội, nào cúng lễ cầu nguyện nào ca hát nhảy múa, sao ông cứ ngồi ngoài thế này?". Người đàn ông đáp: “Ta chính là vị thần trong ngôi đền kia. Những ngày này ta đều phải ra đây ngồi vì trong đó quá ầm ĩ và nồng nặc hương khói, chịu không nổi".

Bà lão tỏ ý không tin, bảo rằng mọi người vì kính ngưỡng, muốn cảm tạ thần nên mới đến dâng lễ, nếu thần lại trốn đi chẳng phải là phụ thành ý của họ sao. Người đàn ông đáp: “Sự liên hệ giữa con người và thần linh dựa vào sự thành tâm chứ đâu phải chuyện đốt hương vái lạy. Nếu đốt hương mà được phúc lộc thì người xấu có thể dựa vào đó để hưởng điều tốt đẹp sao? Kẻ làm việc ác dù có bái lạy đốt hương cũng sẽ không có tác dụng gì, còn người tích đức, hành thiện thì không cần lạy, không cần thắp hương vẫn được nhiều phúc lộc". 

Thấy bà hàng nước vẫn không tin, vị khách bèn nói những lời như đi guốc trong bụng bà: “Hằng năm vào những ngày hội này, bà bận bán hàng không vào lễ được nhưng vẫn thành tâm hướng đến ta, lại còn không ngừng tự kiểm điểm bản thân, nhắc mình làm người tốt để được ta phù hộ, có phải vậy không?”. Thấy khách nói ra những điều mình tâm niệm, bà lão mới tin ông đúng là thần, liền quỳ xuống cảm tạ. Vị thần dặn bà đem những lời của mình truyền cho người làng được biết, để họ coi trọng việc hành thiện tích đức thay vì chỉ chú trọng vào lễ bái, khói nhang.

 

Nói về ý nghĩa của việc thắp hương, Hòa thượng Thích Pháp Hòa từng nói trong một một buổi thuyết pháp: “Hương là thơm, hương trong Phật giáo tượng trưng cho đức hạnh của một người, thông qua biểu tượng cây hương là ta thắp lên hương thơm của đức hạnh".

Kinh Pháp Cú ghi: 

“Hương các loại hoa thơm

 Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời".


Phóng Viên

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
241( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 931
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 21/11/2023 11:29

Tin liên quan

Thông báo

GIẤY MỜI

Giấy  mời tham dự lễ đúc tôn tượng Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương - Tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - Hà Nội.
Chi tiết »

Thông bạch: Tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Ngày 9-11, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký ban hành Thông tư số 834/TB-HĐTS, về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.
Chi tiết »

Quyết định: V/v phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam

Quyết định Số: 803/QĐ-HĐTS - Về việc phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam - Kèm theo thuyết minh & phương án thiết kế
Chi tiết »

Giáo hội chính thức ban hành Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện thuộc GHPGVN

Ngày 3-10-2023, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký ban hành 2 văn bản quan trọng, đó là Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) và Thông tư Hướng dẫn thành...
Chi tiết »

Thông bạch: Về việc tổ chức Tang lễ Đại lão Hòa thượng Dương Nhơn

Nội dung Thông bạch của Hội đồng Chứng minh - Hội đồng trị sự GHPG VN : Về việc tổ chức Tang lễ Đại lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Lá thư gửi những người mẹ trong ngày Vu Lan! - PT Phạm Thị Thu Hà

Con muốn cảm ơn đó là những người mẹ - những chiến sỹ mặc áo blue trắng vẫn đang chiến đấu trên chiến trường để giành sự sống trong đại dịch COVID 19 này. Cuộc chiến tàn khốc sau mấy chục năm trên mảnh đất hình chữ S mà ranh giới...
Chi tiết »

CHÚNG TA CÒN ĐƯỢC GẶP CHA MẸ BAO NHIÊU LẦN NỮA ?

Ngồi nghỉ ngơi lướt Facebook, tôi đọc được câu chuyện khiến không chỉ bản thân mình mà nhiều người cũng sẽ tự hỏi: “Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?”
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

 

Pháp âm

 
 

Tin tức mới

Chùa Bái Đính tổ chức lễ huý kỵ Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không

Sáng ngày 30/11/2023, Chùa Bái Đính trang nghiêm tổ chức lễ huý kỵ Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không - Tổ sư khai sáng chùa Bái Đính
Chi tiết »

Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM: Trao quyết định bổ sung nhân sự, lãnh đạo các khoa

Sáng ngày 30-11, tại cơ sở I (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã trao quyết định bổ sung nhân sự Thành viên Hội đồng Điều hành nhiệm kỳ...
Chi tiết »

Hà Nội: Khai giảng lớp Đại học ngành Hán Nôm tại chùa Khai Nguyên

Chiều ngày 29/11/2023 (17/10/Quý Mão), tại chùa Khai Nguyên (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), diễn ra lễ Khai giảng lớp Đại học ngành Hán Nôm khóa QH-2023-X, hệ vừa làm vừa học của Trường Đại...
Chi tiết »

Hải Phòng: Chuẩn bị diễn ra Hội thảo “Phật giáo xứ Đông trong dòng chảy văn hóa Dân tộc”

Vừa qua, Ban tổ chức Hội thảo “Phật giáo xứ Đông trong dòng chảy văn hóa Dân tộc” đã tổ chức buổi khảo sát địa điểm diễn ra Hội thảo tại chùa Long Hoa, thuộc quần thể di tích danh thắng lịch sử Núi Voi, thôn Chi...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 2851

Hôm qua: 4788

Tháng này: 2851

Tháng trước: 154348

Tất cả: 4681496


Đang online: 42
IP: 3.239.2.192
Unknown 0.0