Tòa Cửu phẩm Liên Hoa - bảo vật quốc gia hơn 300 tuổi ở chùa Giám

Ngày đăng: Thứ 2 , 10/04/2023 14:46 .
Bảo vật quốc gia

Chùa Giám nay thuộc xã Định Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương tên hiệu là Nghiêm Quang Tự, là ngôi cổ tự gắn liền với thân thế Đại Danh Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật thời Lê đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích Lịch Sử Văn hóa cấp Quốc gia ngày 13/3/1974. Căn cứ vào tài liệu lịch sử và bộ dã sử của Ngô Vi Liễn, Chùa Giám trước đây thuộc xã An Trang, Tổng An Trang Phủ Thượng Hồng, Trấn Hải Dương, được xây dựng thời nhà Lý.



Chùa Giám là ngôi cổ tự gắn liền với thân thế Đại Danh Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh

Đến thế kỷ XIV, Thiền sư Tuệ Tĩnh đứng ra hưng công trùng tu. Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII chùa được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc. Kiến trúc thời Lê là chốn danh lam cổ tích, là trung tâm văn hóa, là điểm đến thăm quan du lịch điểm đến của nhiều đoàn nghiên cứu Lịch sử, Văn hóa, Nghệ thuật.



Các bức tượng La hán tại chùa Giám.

Trong các hiện vật kiến trúc còn lưu giữ thì tòa “Cửu phẩm Liên Hoa” chùa Giám có vị trí đặc biệt trong khu di tích, là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo còn giữ được nguyên bản. Hiện nay, cả nước chỉ còn 3 tòa Cửu phẩm Liên Hoa chất liệu gỗ có niên đại thế kỷ thứ XVII tại chùa Giám (Cẩm Giàng, Hải Dương), chùa Động Ngọ (Thanh Hà, Hải Dương) và chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Tòa Cửu phẩm Liên Hoa chùa Giám tuổi đời khoảng hơn 300 năm có vị trí đặc biệt trong ngôi chùa được đặt trong nhà Phẩm trồng diêm 3 tầng 12 mái, đường nét hoa văn mềm mại mang đặc trưng kiến trúc thời Hậu Lê. Nguyên vật liệu dựng nhà Phẩm chủ yếu bằng gỗ lim. Nhà hình vuông, có 4 cửa quay 1 hướng, mái lợp bằng ngói mũi, bốn góc có đao rồng. Chính giữa nhà Phẩm là tòa Cửu Phẩm Liên Hoa cao trên 6m, hình lục giác đều, mỗi cạnh dài 1,24m, giữa các tầng hoa sen là tượng Phật, mỗi mặt có 3 pho, mỗi tầng 18 pho tượng, tổng là 144 pho tượng trên 9 tầng cánh sen. Tầng trên cùng chỉ có 1 pho tượng Phật Di Đà cao 1m trong tư thế kết già thiền định, đầu trạm mái như một cái tâm giữ cho cây Cửu phẩm liên kết với 1 trụ gỗ lim lớn ở giữa, khi có lực đẩy Cửu phẩm quay nhẹ nhàng.

Cửu Phẩm Liên Hoa tương đương "Tam phẩm vãng sinh " với 9 phẩm gồm: Thượng phẩm vãng sinh có: Thượng phẩm thương sinh, Thương phẩm trung sinh và Thượng phẩm hạ sinh; Trung phẩm vãng sinh có: Trung phẩm thượng sinh, Trung phẩm trung sinh và Trung phẩm hạ sinh; Vụ phẩm vãng sinh cả: Hạ phẩm thượng sinh, Hạ phẩm trung sinh và Hạ phẩm hạ sinh. Đó là 9 tầng bậc của cảnh giới Tây Phương Cực Lạc mà con người khi qua đời sẽ về đó.



Tòa Cử phẩm Liên Hoa hơn 300 tuổi tại chùa Giám.

Theo quan niệm của Phật giáo, cứ quay một vòng tháp Cửu phẩm Liên hoa thì lời trì tụng sẽ được nhân lên thành 3.542.400 lần, để người niệm mau đạt tới chính quả. Cửu phẩm Liên hoa không chỉ mang thông điệp từ bi, vị tha, bác ái của đạo Phật mà còn thể hiện sự phát triển của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử ở nước ta. Kiến trúc độc đáo tinh tế, là một bước phát triển trong nghệ thuật điều khắc gỗ thời kỳ đó. Chính vì vậy, năm 2015 niềm vinh dự đến với chùa Giám nói riêng và nhân dân Đinh Sơn nói chung, tòa Cửu Phẩm Liên Hoa được công nhận là Bảo Vật Quốc Gia. Và đặc biệt tháng 12 năm 2017, Thủ Tưởng Chính Phủ đã ra quyết định công nhận chùa Giám là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.



Tòa Cửu Phẩm Liên Hoa cao trên 6m, hình lục giác đấu, mỗi mặt có 3 pho, mỗi tầng 18 pho tượng, tổng là 144 pho tượng trên 9 tầng cánh sen.

Nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của nhân dân

Bên cạnh chùa là Nghề thờ Thành Hoàng làng kiến trúc hình chữ công đã tạo nên quần thể kiến trúc nghệ thuật, nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của nhân dân. Trong chùa và Nghề có nhiều pho tượng và có vật có giá trị đặc biệt trong đó có pho tượng Thiền Sư Tuệ Tĩnh đã được phiên bản thờ ở nhiều nơi trong cả nước. Hệ thống 16 bia đá có niên đại từ thế kỷ XVII, XVIII là những văn hóa để nghiên cứu lịch sử di tích. Không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo tâm linh, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa Giám còn là nơi trú ẩn của bộ đội địa phương “Đơn vị Quang Trung”, cũng là nơi cán bộ xã thường xuyên lui tới họp. Nhà sư lúc đó là cán bộ hoạt động cách mạng ở xã, đã hy sinh năm 1950 được công nhận là Liệt sỹ.



Tòa tháp bằng gỗ có tuổi đời khoảng hơn 300 năm với 9 tầng, mỗi tầng có 5 lớp cánh hoa sen.

Ngoài những giá trị về kiến trúc, lịch sử, tôn giáo, Chùa Giám còn gắn liền với thân thế sự nghiệp của Đại Danh Y Thiền Sư Tuệ Tĩnh. Ngài tên là Nguyễn Bá Tĩnh hiệu là Hồng Nghĩa quê ở làng Nghĩa Phú (trước đây gọi là Làng Xưa huyện Đa Lộc, Lộ Hồng) nay thuộc xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng. Theo các tài liệu lịch sử và tư liệu khai thác tại địa phương, Tuệ Tĩnh sinh khoảng năm 1330, mồ côi cha mẹ lúc 6 tuổi, được nhà sư chùa Hải Triều tức chùa Giám nuôi dạy và cho đi học. Ngài thông minh hiếu học nên đã thi đậu Hoàng Giáp năm 22 tuổi niên hiệu Thiệu Phong (1341-1375) nhưng không ra làm quan. Hơn 30 năm, Ngài ở chùa và dành thời gian nghiên cứu và chữa bệnh bằng thuốc Nam.



Nhà Phẩm trồng diêm 3 tầng 12 mái, đường nét hoa văn mềm mại mang đặc trưng kiến trúc thời Hậu Lê.

Ngài đã đứng ra hưng công 24 ngôi chùa và biến các chùa này thành nơi chữa bệnh cho nhân dân. Đỗ đầu Hoàng giáp, nêu gương sáng thời Trần, hoàn thành sứ mệnh, chữa bệnh lừng danh phương bắc, Tuệ Tĩnh mất tại Giang Nam - Trung Quốc. Cứ mỗi độ xuân về, xã Định Sơn tổ chức Lễ Hội Chùa Giám trong 3 ngày 14-16/2 Âm lịch để tưởng niệm. Đồng thời tổ cức các hoạt động văn hóa-thể thao vui chơi lành mạnh mang đậm đà bản sắc dân tộc. Dịp này chùa Giám đón hàng vạn lượt khách trong nước đến học tập, thăm quan và nghiên cứu.

Tuy nhiên, trải qua thời gian, nhiều công trình tại chùa Giám như 7 gian tiền đường, 2 dãy hành lang, nhà phẩm (đặt Cửu phẩm liên hoa), nhà Tổ hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, mái dột nhiều chỗ, nhiều cấu kiện bị mục cần thay thế.  Các hạng mục của tòa tiền đường như hoành, xối góc, tầu đều đã mục. Mái ngói đã tụt, nhiều chỗ phải che chắn tạm bợ. Dãy hành lang chùa cũng trong tình trạng bị xô dột, mối mọt, các bức tượng La hán nứt, hỏng... Đáng chú ý, công trình nhà Cửu phẩm nơi lưu giữ bảo vật quốc gia tòa Cửu phẩm liên hoa đang phải chống đỡ bằng những cột sắt để chống sập. Người dân địa phương mong muốn, các cơ quan chức năng sớm tu bổ chùa Giám – một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của tỉnh Hải Dương, đang lưu giữ được quy mô kiến trúc với nhiều mảng chạm khắc thời hậu Lê.
Hải Yến

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 932
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 4 , 03/01/2024 21:37

Tin liên quan

Thông báo

Trung ương GHPGVN thông báo người được gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo

Hôm nay, ngày 16/5/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký Công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo về việc người được mạng xã hội...
Chi tiết »

THÔNG BÁO : Đăng ký tham dự “Khóa tu mùa hè – Hành trang tuổi trẻ” – lần thứ 5.

Thông báo của chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội về việc tổ chức chương trình khóa tu mùa hè “Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5.
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 4 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 4 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Thông báo về lịch học khóa tập huấn nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè năm 2024

Thông báo Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín về việc mở lớp “Nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè 2024”. 
Chi tiết »

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Với tất cả ý nghĩa thiêng liêng của ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh, tôi mong muốn tất cả người con Phật trên khắp thế giới đoàn kết, cùng cả nhân loại chung sống vị tha, kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc.
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

Ảnh hưởng của Phật giáo tới Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng của Phật giáo tới Chủ tịch Hồ Chí Minh – Trong suốt 4 tháng xuất gia đã tạo ra cho Bác Hồ một nhân cách sống thật gần gũi với đời sống của nhân dân.
Chi tiết »

Hà Nội: BTS GHPG huyện Thanh Oai tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL. 2024

Sáng ngày 19/5/2024 (12/4/Giáp Thìn), tại chùa Vũ Lăng - Ban trị sự GHPGVN huyện Thanh Oai  đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 Dương lịch 2024
Chi tiết »

Hà Nội: Chùa Hội (Sùng Kính Tự)– xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm tổ chức Đại Lễ Kính Mừng Phật Đản PL.2568 - DL.2024

Sáng ngày 19/5/2024 (12/4/Giáp Thìn) Chùa Hội (Sùng Kính Tự) – xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm tổ chức  Đại Lễ Kính Mừng Phật Đản PL.2568 - DL.2024.
Chi tiết »

Thái Lan: Khai mạc Đại lễ Vesak LHQ 2024 tại cố đô Ayutthaya

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của Đức Vua Thái Lan, Rama X, trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vesak 2024 với chủ đề "CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG NIỀM TIN VÀ ĐOÀN KẾT PHẬT GIÁO". Sự kiện trọng đại...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 80

Hôm qua: 187

Tháng này: 27581

Tháng trước: 0

Tất cả: 4930598


Đang online: 43
IP: 3.147.28.12
Mozilla 0.0