SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ PHÁI NGUYÊN THỦY VÀ HỆ PHÁI KHẤT SĨ

Ngày đăng: Thứ 2 , 10/01/2022 21:17 .
HỎI:
Con là một sinh viên Phật tử, thường đi lễ bái, tu học ở các chùa và tịnh xá. Ngoài hệ phái Bắc tông, hiện tại con vẫn chưa phân biệt được những điểm giống và khác nhau về nguồn gốc hình thành, pháp phục, giáo lý cơ bản và pháp môn tu tập của hệ phái Nguyên thủy và hệ phái Khất sĩ. Trong đó, hệ phái nào thuộc Bắc tông (Đại thừa) và hệ phái nào thuộc Nam tông (Tiểu thừa)? Hàng Phật tử chúng con có những lợi lạc gì khi theo hai hệ phái kể trên?

ĐÁP:
Trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) hiện nay, ngoài hệ phái Bắc tông – một hệ phái lớn, chiếm ưu thế và có nguồn gốc lâu đời – còn có nhiều hệ phái khác đang ngày một phát triển góp phần xây dựng hoàn chỉnh ngôi nhà Phật giáo Việt Nam. Trong đó, Nguyên thủy và Khất sĩ là hai hệ phái khá lớn, với tốc độ phát triển nhanh và có địa bàn hoạt động rộng rãi ở các tỉnh miền Trung và miền Nam.

Trước khi đi vào việc phân biệt sự tương đồng và khác biệt để dễ dàng nhận diện hai hệ phái Nguyên thủy và Khất sĩ, thiết nghĩ nên minh định vấn đề Bắc tông và Nam tông. Theo quan điểm của đa phần các nhà Phật học trên thế giới ngày nay, khái niệm Đại thừa và Tiểu thừa có tính phân biệt và hẹp hòi, cần được thay thế bằng khái niệm Bắc tông hay Bắc truyền (Mahayana) và Nam tông hay Nam truyền (Theravada). Xuất phát từ Ấn Độ, Phật giáo được truyền xuống hướng Nam, hình thành dòng Phật giáo Nam tông, bao gồm Phật giáo các nước Sri Lanka, Myanmar, Thái Lan, Lào và Campuchia. Cũng từ Ấn Độ, Phật giáo được truyền lên phía Bắc, hình thành dòng Phật giáo Bắc tông, bao gồm Phật giáo các nước Trung Quốc,Triều Tiên, Mông Cổ, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam.

Riêng tại Việt Nam, từ thập niên 30 của thế kỷ XX trở về trước, chỉ thuần nhất Phật giáo Bắc tông. Đến năm 1939, Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam hình thành. Những người Việt Nam đầu tiên phát động phong trào nghiên cứu Phật giáo Nguyên thủy là cụ Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương và bác sĩ Lê Văn Giảng. Tiếp đến, Những vị cao tăng tu theo Phật giáo Nguyên thủy lần lượt xuất hiện. Đó là quý Hòa thượng Thiện Luật, Hòa thượng Huệ Nghiêm, Hòa thượng Bửu Chơn và Hòa thượng Hộ Tông. Chư tôn Hòa thượng kể trên cùng với sự trợ duyên của các sư tu theo Phật giáo Nguyên thủy, người Việt gốc Khmer như Sư Miên, Sư Sinh và Sư Thạnh là những vị cao tăng đầu tiên đã đặt nền móng xây dựng nên Phật giáo Nguyên thủy tại Việt Nam (Thích Thiện Minh, Những nhà sư Phật giáo Nguyên thủy đầu tiên…, Giác Ngộ 132)

Hệ phái Khất sĩ được Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng, chính thức thành lập Giáo hội vào năm 1946. Xuất phát từ chùa Linh Bửu, làng Phú Mỹ, Mỹ Tho, Đoàn Du tăng Khất sĩ trải qua bao thăng trầm, đến nay trở thành một hệ phái Phật giáo lớn mạnh, có Tăng số đông đảo và là một thành viên của GHPGVN. Tuy nhiên, ngoài hệ phái Khất sĩ của Tổ Minh Đăng Quang, còn có các phái Khất sĩ khác như Khất sĩ của Đại sư Huệ Nhật, Khất sĩ của Mẫu Trầu và Khất sĩ có nguồn gốc từ Tổ Minh Đăng Quang nhưng không thuộc Trung ương hệ phái Khất sĩ (Thích Giác Trí, Sự hình thành và phát triển hệ phái Khất sĩ, Luận văn tốt nghiệp HVPGVN, Khóa IV).

Về pháp phục, cả hai hệ phái Nguyên thủy và Khất sĩ đều dùng pháp y truyền thống có từ thời Phật. Cả hai hệ phái đều xem trọng pháp tu khất thực để tự nuôi sống và hành đạo. Do vậy, có phần khó khăn cho người Phật tử khi nhìn vào y phục để phân biệt hệ phái của một vị sư. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt cơ bản về màu sắc trong pháp y của hai hệ phái. Đa phần chư Tăng của hệ phái Nguyên thủy sử dụng pháp y với gam màu đất nung (hỏa hoàng) hay màu đỏ sậm, còn chư Tăng hệ phái Khất sĩ thường mang pháp y màu vàng như màu của pháp phục trong phần lớn chư Tăng hệ phái Bắc tông.

Một điểm quan trọng khác để phân biệt là hệ phái Nguyên Thủy không có chư Ni. Tuy có người nữ xuất gia, cạo tóc và đắp y nhưng là bạch y (y màu trắng của người cư sỹ). Hệ phái Khất sĩ thì có Ni giới, chư Ni Khất sĩ đắp y vàng và thường phục cũng màu vàng.

Đối với giáo lý cơ bản thì tất cả các hệ phái Phật giáo đều lấy việc tu tập Giới – Định – Tuệ làm nền tảng. Kinh điển y cứ của hệ phái Nguyên thủy là hệ thống kinh luận Nam truyền (Nikaya), thuộc ngữ hệ Pàli. Đối với hệ phái Khất sĩ thì đặc biệt hơn, với chủ trương dung hội hai nền giáo lý Bắc truyền và Nam truyền, nên ngoài việc y cứ bộ Chơn lý do Tổ Minh Đăng Quang trước tác, còn sử dụng cả hai tạng kinh Bắc truyền và Nam truyền làm cơ sở nghiên cứu giáo lý và ứng dụng tu học.

Đối với pháp môn tu tập, cả hai hệ phái Nguyên thủy và Khất sĩ đều lấy thiền định làm căn bản. Tuy nhiên, trong tụng kinh, hệ phái Nguyên thủy có truyền thống tụng đọc kinh Phật bằng tiếng Pàli, giống như hệ phái Bắc tông thường tụng kinh bằng âm Hán – Việt. Hệ phái Khất sĩ thì tụng kinh bằng tiếng Việt, những kinh này đa phần được diễn thơ, có vần điệu nhằm dễ đọc tụng.

Mặt khác, để dễ dàng phân biệt hai hệ phái này là vấn đề thọ thực. Cùng chủ trương khất thực nhưng chư Tăng hệ phái Khất sĩ ăn chay, chỉ dùng thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Trong khi đó, chư Tăng của hệ phái Nguyên thủy không có chủ trương ăn chay, chỉ ăn ngọ, sau buổi trưa thì không dùng bất cứ thực phẩm nào.

Trên đây là một vài khác biệt căn bản nhằm giúp phân biệt và nhận diện dễ dàng giữa hai hệ phái Nguyên thủy và Khất sĩ. Tuy có khác biệt về hình thức nhưng nội dung tu tập vẫn thuần nhất là hướng đến giải thoát. Đối với người Phật tử, tu học theo hệ phái nào là vấn đề nhân duyên. Ai có duyên với hệ phái nào thì quy y và tu học theo hệ phái ấy. Không hề có sự phân biệt cao thấp hay lớn nhỏ trong vấn đề tu học giữa các hệ phái Phật giáo. Điều quan trọng là sự nỗ lực tu tập của người Phật tử theo lời Phật dạy, để được hạnh phúc và an lạc. Bởi vì tất cả các hệ phái đều có vai trò và vị trí bình đẳng trong GHPGVN.
 
Nguồn: Huyền Ngu - Quảng Tánh, Phật pháp bách vấn, Nxb. Tôn giáo, 2006, tr. 130-133.

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
241( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 931
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 21/11/2023 11:29

Tin liên quan

Thông báo

GIẤY MỜI

Giấy  mời tham dự lễ đúc tôn tượng Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương - Tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - Hà Nội.
Chi tiết »

Thông bạch: Tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Ngày 9-11, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký ban hành Thông tư số 834/TB-HĐTS, về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.
Chi tiết »

Quyết định: V/v phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam

Quyết định Số: 803/QĐ-HĐTS - Về việc phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam - Kèm theo thuyết minh & phương án thiết kế
Chi tiết »

Giáo hội chính thức ban hành Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện thuộc GHPGVN

Ngày 3-10-2023, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký ban hành 2 văn bản quan trọng, đó là Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) và Thông tư Hướng dẫn thành...
Chi tiết »

Thông bạch: Về việc tổ chức Tang lễ Đại lão Hòa thượng Dương Nhơn

Nội dung Thông bạch của Hội đồng Chứng minh - Hội đồng trị sự GHPG VN : Về việc tổ chức Tang lễ Đại lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Lá thư gửi những người mẹ trong ngày Vu Lan! - PT Phạm Thị Thu Hà

Con muốn cảm ơn đó là những người mẹ - những chiến sỹ mặc áo blue trắng vẫn đang chiến đấu trên chiến trường để giành sự sống trong đại dịch COVID 19 này. Cuộc chiến tàn khốc sau mấy chục năm trên mảnh đất hình chữ S mà ranh giới...
Chi tiết »

CHÚNG TA CÒN ĐƯỢC GẶP CHA MẸ BAO NHIÊU LẦN NỮA ?

Ngồi nghỉ ngơi lướt Facebook, tôi đọc được câu chuyện khiến không chỉ bản thân mình mà nhiều người cũng sẽ tự hỏi: “Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?”
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

 

Pháp âm

 
 

Tin tức mới

Chùa Bái Đính tổ chức lễ huý kỵ Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không

Sáng ngày 30/11/2023, Chùa Bái Đính trang nghiêm tổ chức lễ huý kỵ Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không - Tổ sư khai sáng chùa Bái Đính
Chi tiết »

Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM: Trao quyết định bổ sung nhân sự, lãnh đạo các khoa

Sáng ngày 30-11, tại cơ sở I (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã trao quyết định bổ sung nhân sự Thành viên Hội đồng Điều hành nhiệm kỳ...
Chi tiết »

Hà Nội: Khai giảng lớp Đại học ngành Hán Nôm tại chùa Khai Nguyên

Chiều ngày 29/11/2023 (17/10/Quý Mão), tại chùa Khai Nguyên (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), diễn ra lễ Khai giảng lớp Đại học ngành Hán Nôm khóa QH-2023-X, hệ vừa làm vừa học của Trường Đại...
Chi tiết »

Hải Phòng: Chuẩn bị diễn ra Hội thảo “Phật giáo xứ Đông trong dòng chảy văn hóa Dân tộc”

Vừa qua, Ban tổ chức Hội thảo “Phật giáo xứ Đông trong dòng chảy văn hóa Dân tộc” đã tổ chức buổi khảo sát địa điểm diễn ra Hội thảo tại chùa Long Hoa, thuộc quần thể di tích danh thắng lịch sử Núi Voi, thôn Chi...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 2694

Hôm qua: 4788

Tháng này: 2694

Tháng trước: 154348

Tất cả: 4681339


Đang online: 39
IP: 3.239.2.192
Unknown 0.0