Bài giảng của Hòa thượng Thích Trí Quảng: Ngăn chặn tâm viên ý mã

Ngày đăng: Thứ 6 , 29/10/2021 09:56 .
Mỗi đạo tràng an cư có cách hướng dẫn riêng và pháp hành trì khác nhau, nhưng đều mang mục tiêu chung là tập hợp lại để trao đổi kinh nghiệm tu, khám phá được cái hay của bạn đồng tu và khắc phục nhược điểm của riêng mình.

Tôi còn nhớ cố Hòa thượng Thích Đạt Hảo, Thành viên Hội đồng Chứng minh, lúc sanh tiền, ngài đã viết hai câu đối nhờ tôi chuyển đến các trường hạ. Ngài dạy rằng:

Tam ngoạt an cư đình ý mã

Cửu tuần tu học định tâm viên.

Mỗi đạo tràng an cư có cách hướng dẫn riêng và pháp hành trì khác nhau, nhưng đều mang mục tiêu chung là tập hợp lại để trao đổi kinh nghiệm tu, khám phá được cái hay của bạn đồng tu và khắc phục nhược điểm của riêng mình. Một trong những điểm xấu cần hạn chế trong ba tháng an cư, chín tuần tu học mà Hòa thượng nhắc nhở chúng ta là tâm viên, ý mã.

Theo lời Phật dạy, sự hiện hữu của con người phát xuất từ vô minh. Vô minh sanh ra vọng động và vọng tâm đối cảnh sanh ra vọng thức. Vọng tâm và vọng thức, cả hai đều thuộc về nghiệp. Vọng tâm lăng xăng nghĩ tưởng đủ thứ không ngừng ví như con khỉ leo trèo nhảy nhót không biết chán; ý thức chạy rong không bờ bến giống như con ngựa.

Trên bước đường tu, chúng ta phải tìm cách để dừng tâm lại, vì tâm khởi lên là vọng, nhưng dừng lại được là chân. Tuy nhiên, muốn dừng vọng tâm, phải dừng cảnh trước. Vì vậy, chúng ta an cư, không đi ra ngoài, không tiếp xúc thì tránh được phiền não, tức vọng tâm không có điều kiện để sanh khởi.

Theo tinh thần Đại thừa, khi khởi niệm là vọng. Trong vọng tâm có thiện và ác. Người chấp pháp không cho khởi niệm, nên không vọng động, nhưng họ không động, không khác gì cây khô củi mục, trơ như đá, chẳng biết gì. Trái lại, hành giả Đại thừa biết phân ra niệm tâm ác và niệm tâm thiện. Nếu khởi lên niệm ác sanh phiền não nhiễm ô, phải đoạn. Nếu là vọng niệm thiện, hành giả không đoạn, mà còn nuôi dưỡng nó như phương tiện, coi đó là pháp hành trì của hành giả. Thí dụ khi quý vị nghe pháp, pháp đó đều là vọng, huyễn. Tuy nhiên, nhờ huyễn này, chúng ta dừng tâm lại, không cho nó chạy rong theo nghiệp ác của phàm phu.

Dừng tâm để lắng nghe, suy nghĩ lời Phật dạy, tâm chúng ta thanh tịnh hóa lần trong pháp Phật, vì pháp Phật có công năng tẩy rửa lòng trần. Như vậy, đem pháp Phật vào tâm là phương tiện dùng thiện để xóa tâm ác, bấy giờ chúng ta nhìn đời qua thiện tâm hay đôi mắt đại bi. Khi nghe pháp xong, chúng ta trao đổi với bạn đồng tu về áo nghĩa tiềm ẩn trong kinh, đó cũng là vọng, nhưng vọng này thuộc thiện.

Tuy tu vọng, mà lại tác động thiện cho chúng ta. Từ đó, chúng ta gặp bạn ý hợp tâm đầu trong pháp, tự thấy lòng an vui, thanh tịnh. Và nhờ trao đổi kinh nghiệm tu, ta lại phát hiện nhân tố tốt nào đó, tức vọng đã tác động cho chơn của ta. Trong cuộc sống tu hành, điều này rất quan trọng.

Từ chỗ thấy nghe điều thánh thiện, làm chất xúc tác cho tâm trở thành tốt, an lạc, đó là vọng của thiện. Tâm an lạc này giúp hành giả dễ vào định. Thế giới Cực lạc của Đức Phật A Di Đà cũng lấy an lạc làm kiểu mẫu chánh.

Dừng tâm lăng xăng theo việc đời tội lỗi để sự tác động tâm tốt đúng như pháp tăng trưởng, không phải dừng tâm cho thành gỗ đá. Chúng ta ngồi thiền để thân tâm thành vô động và sau cái không động, nắm bắt được kết quả lợi lạc gì cho hành giả, mới thực sự quan trọng.

Theo Giáo sư Motai, Đức Phật ngồi thiền trong 49 ngày, người đời thấy Phật ngồi vô động, nhưng bấy giờ, Ngài đã chi phối toàn vũ trụ. Hào quang tỏa sáng tam thiên đại thiên thế giới, trời Phạm phải mang hoa báu đến cúng dường, ma phải cúi đầu khiếp sợ.

Dừng ý mã của ta tức những cái chạy rong không cần thiết, bấy giờ mới phát huy cái cần thiết bên trong. Dừng suông không lợi ích gì. Tâm lăng xăng, ham muốn, vọng tình cắt bỏ và phát huy cùng cực cái thiện. Thiện ấy ảnh hưởng đến tâm đại chúng, khiến họ thanh tịnh theo. Chúng ta thường thấy người tu cao, đức hạnh, chỉ ngồi yên mà lực của họ nhiếp phục mọi người ở khắp mọi nơi.

Bước thứ nhất dừng vọng thức, vọng tâm tội lỗi, tiến sang giai đoạn hai, hoạt động hoàn toàn trong tâm. Người thấy hành giả không làm gì, vì hoạt động trong đầu, trong tim, làm sao họ biết được. Đối với người tu, hành xử đó mới thực sự quan trọng.

Nhờ đã đọc sách, nay ngồi yên, phân tích được việc hay dở, đáng làm hay không nên làm, nơi nào cần đến làm đạo, nơi nào chưa thuận tiện. Trong tâm trí nhận rõ những điều ấy rồi, hành giả khởi lòng từ bi đến cứu giúp người, nghĩa là trí tuệ chỉ đạo cho lòng từ bi.

Tăng Ni cần dừng ngay ác vọng tâm, nhất là trong mùa an cư, chúng ta có đầy đủ điều kiện thực hiện pháp tu này. Khi chấm dứt an cư, mới thấy ác nghiệp dễ sanh ra từ vọng tâm. Thật vậy, vì có tiếp xúc, nhưng chưa có tâm định, chưa có tâm đại bi, phiền não sanh khởi ngay.

Muốn cắt bỏ ác tâm vọng và ý sai lầm để đi sâu vào thiền định, theo tôi cách dễ tu nhất là đem pháp Phật vào lòng. Bản thân tôi vẫn áp dụng pháp này. Một ngày tôi thường dành thì giờ đọc sách, an trụ trong pháp Phật, tôi cảm nhận an lạc vô cùng. Hưởng được sự an lạc với pháp, tâm đâu còn muốn tìm cầu cái gì khác nữa. Đọc sách, tìm hiểu và mang vào suy tư trong thiền định thì thiền mới có ý nghĩa. Không học, không đọc, không biết, vào thiền làm gì.

Ảnh tác giả
Trên bước đường tu, chúng ta phải tìm cách để dừng tâm lại, vì tâm khởi lên là vọng, nhưng dừng lại được là chân. Tuy nhiên, muốn dừng vọng tâm, phải dừng cảnh trước. Vì vậy, chúng ta an cư, không đi ra ngoài, không tiếp xúc thì tránh được phiền não, tức vọng tâm không có điều kiện để sanh khởi.
Hòa thượng Thích Trí Quảng

Trong mùa an cư, tôi luôn đọc những bộ kinh Đại thừa, khi bắt gặp được yếu chỉ kinh, tâm gắn liền với ý Phật dạy và tôi mang điều tiếp thu ấy vào thiền định. Bấy giờ, ngồi yên, có cái để quán tưởng. Nhờ tập trung nghĩ về đề mục, tâm tự nhiên tỉnh táo, an lạc, sáng suốt lạ thường. Khi đang triền miên với dòng suy tư, kiểng đổ báo hiệu chấm dứt giờ thiền, tôi còn luyến tiếc, đem về phòng dòng tư tưởng đang còn dở dang, tiếp tục vào sống trong thế giới hỷ lạc ấy.

Thiết nghĩ, thể nghiệm pháp bằng tất cả nhiệt tâm như vậy, huệ vô lậu chưa phát sinh, thì sự hiểu biết cũng phải phát triển. Trái lại, nghe tiếng kiểng vội xách áo chạy, hoặc trước khi thiền, sự cãi vã tán gẫu còn tồn đọng trong lòng chưa giải tỏa. Tu theo kiểu đó, chắc chắn phiền não, nghiệp chướng tăng. Vì vậy, tuy cùng một pháp tu mà người đạt thanh tịnh giải thoát, người lại rơi vào tà đạo, tội lỗi.

Khi tu thiền, tụng kinh, niệm Phật, tôi đều cân nhắc, suy nghĩ xem pháp này nhằm mục tiêu gì, ứng dụng đúng sẽ được lợi lạc nào. Theo tôi, trước khi tu sửa tâm, cần điều chỉnh thân trước. Chúng ta tọa thiền, tụng kinh, lễ sám..., nói chung, dù tu pháp nào, cũng phải điều chỉnh sao cho thân không mệt mỏi sanh bệnh. Lạy Phật nhẹ nhàng, thanh thản, không đổ mồ hôi, hơi thở không dồn dập. Tụng kinh lâu không khô cổ, khan tiếng, mệt. Ngồi thiền lâu, không mỏi mệt, nhức đầu, tê chân. Càng tọa thiền càng sáng suốt, dịu dàng. Tu lâu, ăn uống ít, đơn sơ vẫn khỏe. Đó là những kết quả của sự hành trì đúng pháp, mang lại mạnh khỏe cho thân.

Trong ba tháng an cư, Tăng Ni điều chỉnh cơ thể sao cho thích hợp với sinh hoạt tu hành ở trường hạ. Sống hòa hợp với pháp lữ đồng tu, nhận được cảm tình tốt của họ. Tiến xa hơn, trải tâm từ đối với các loài chúng sanh, hài hòa cùng thiên nhiên. Tất cả những kết quả này là hàng rào tốt giúp ta ngăn chặn sự sanh khởi của tâm viên, ý mã.

Trụ tâm, an trú trong pháp Phật, con đường dẫn đến hạnh phúc chân thật của hàng sứ giả Như Lai. Cầu mong Tăng Ni thành tựu pháp hỷ lạc này trong mùa an cư.

 

Hòa thượng Thích Trí Quảng

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 932
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 4 , 03/01/2024 21:37

Tin liên quan

Thông báo

Trung ương GHPGVN thông báo người được gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo

Hôm nay, ngày 16/5/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký Công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo về việc người được mạng xã hội...
Chi tiết »

THÔNG BÁO : Đăng ký tham dự “Khóa tu mùa hè – Hành trang tuổi trẻ” – lần thứ 5.

Thông báo của chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội về việc tổ chức chương trình khóa tu mùa hè “Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5.
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 4 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 4 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Thông báo về lịch học khóa tập huấn nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè năm 2024

Thông báo Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín về việc mở lớp “Nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè 2024”. 
Chi tiết »

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Với tất cả ý nghĩa thiêng liêng của ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh, tôi mong muốn tất cả người con Phật trên khắp thế giới đoàn kết, cùng cả nhân loại chung sống vị tha, kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc.
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

Ảnh hưởng của Phật giáo tới Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng của Phật giáo tới Chủ tịch Hồ Chí Minh – Trong suốt 4 tháng xuất gia đã tạo ra cho Bác Hồ một nhân cách sống thật gần gũi với đời sống của nhân dân.
Chi tiết »

Hà Nội: BTS GHPG huyện Thanh Oai tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL. 2024

Sáng ngày 19/5/2024 (12/4/Giáp Thìn), tại chùa Vũ Lăng - Ban trị sự GHPGVN huyện Thanh Oai  đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 Dương lịch 2024
Chi tiết »

Hà Nội: Chùa Hội (Sùng Kính Tự)– xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm tổ chức Đại Lễ Kính Mừng Phật Đản PL.2568 - DL.2024

Sáng ngày 19/5/2024 (12/4/Giáp Thìn) Chùa Hội (Sùng Kính Tự) – xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm tổ chức  Đại Lễ Kính Mừng Phật Đản PL.2568 - DL.2024.
Chi tiết »

Thái Lan: Khai mạc Đại lễ Vesak LHQ 2024 tại cố đô Ayutthaya

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của Đức Vua Thái Lan, Rama X, trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vesak 2024 với chủ đề "CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG NIỀM TIN VÀ ĐOÀN KẾT PHẬT GIÁO". Sự kiện trọng đại...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 57

Hôm qua: 187

Tháng này: 27512

Tháng trước: 0

Tất cả: 4930529


Đang online: 40
IP: 3.149.23.12
Mozilla 0.0