BỚT LỆ THUỘC VẬT CHẤT & TÌNH CẢM SẼ BỚT KHỔ

Ngày đăng: Thứ 7 , 02/10/2021 17:43 .
Gần đây nhất có dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến toàn thế giới, báo hiệu điềm không lành.
Điều này khiến chúng ta suy nghĩ rằng những con siêu vi nhỏ không thấy bằng mắt được mà tác hại của nó lớn vô cùng làm cho các nước văn minh cũng phải khiếp sợ.
 
Chúng ta ngộ được trong thế kỷ XXI chính loài người tạo ra siêu vi này để châm ngòi cho sự tận diệt thế giới. Thật vậy, loài người bắt đầu tiến đến sự phát triển văn minh cao độ và chính văn minh mà loài người khám phá ra để hại lại loài người.
 
Với kỹ thuật tân tiến hiện đại, loài người đã khai thác cạn kiệt tài nguyên trong lòng đất và dưới biển, tạo thành bầu không khí ô nhiễm trầm trọng. Từ đó làm phát sinh nhiều loại vi khuẩn, có thứ đã phát hiện, có thứ chưa phát hiện, mà rõ ràng cứ đến một giai đoạn nào đó thì lại xuất hiện một số siêu vi, từ siêu vi này đến siêu vi khác, tất cả đều độc hại theo nhiều dạng khác nhau.
 
Vì các siêu vi xuất hiện liên tục nhiều quá, không thể ngăn chặn, nên có người nghĩ rằng chỉ còn cách sống chung với siêu vi. Siêu vi ở trong không khí, chúng ta hít không khí cùng với siêu vi vào cơ thể, rồi chúng ta lại sản xuất siêu vi khác nữa để thả ra không khí, rồi người khác lại hít vào. Như vậy phải sống chung với siêu vi là tất yếu.
Lặp lại cũng không thừa rằng không khí ô nhiễm, nước và đất cũng ô nhiễm do loài người tạo nên. Nói chung, môi trường sống của chúng ta ô nhiễm thì phải cấu tạo nên thân tứ đại của loài người chắc chắn cũng ô nhiễm mà nặng hơn nữa. Đó là điều chúng ta phải ngộ ra được.
 
Xưa kia, Đức Phật quan sát thực tế cuộc sống mà Ngài ngộ ra. Ngày nay, chúng ta học Phật cũng phải nhìn thực tế cuộc sống hiện tại để ngộ ra để tự cứu mình và cứu mọi người cùng các loài chúng sanh khác là việc quan trọng.
Đức Phật ngộ đêm dài sinh tử của mọi người và chính Ngài, Ngài mới xuất gia tìm lối thoát khỏi vực thẳm sinh tử. Nói rõ hơn trước khi sinh ta là gì và chết ta về đâu là thắc mắc nung nấu tâm hồn Thái tử Sĩ Đạt Ta khi đi học đạo. Và Ngài đã chọn các đạo sư nổi tiếng về công phu tu hành có được thành quả nhất định. Theo học với họ, Ngài ngộ ra nỗi khổ của con người vì lệ thuộc quá nhiều về vật chất và tình cảm là ăn mặc ngủ nghỉ, thương ghét, buồn vui… Và Ngài thực tập phương pháp dứt khổ bằng cách giảm bớt lệ thuộc vật chất và tình cảm, bớt một phần lệ thuộc sẽ bớt khổ một phần và dứt tất cả sự lệ thuộc sẽ hoàn toàn dứt khổ trong cuộc sống.
 
Phật thực tập pháp này có kết quả, Ngài dạy chúng ta không cần nhiều vật chất như mình tưởng. Chỉ vì hàng ngày chúng ta tạo thói quen ăn đến mức trở thành cái nghiệp ăn, ăn thừa rồi cũng tiếp tục ăn cho đến thành bệnh. Tôi gặp bác sĩ Dương Dậu ăn chay, ông này tu, nói rằng tôi khuyên thầy một điều là đừng ăn quá nhiều, đừng ăn quá ít, đừng ăn những thứ không hạp với cơ thể. Nghe ông nói điều này gợi tôi nhớ Phật đã dạy như vậy, nhưng mình quên. Ngoài ra, khi thầy trên 40 tuổi, cần hạn chế tối đa chất bột, chất béo, chất đạm. Ăn ba thứ này nhiều bị béo phì sanh nhiều bệnh. Câu này trong kinh không có vì thời Phật chưa phân tích như vậy.
 
Thiết nghĩ chúng ta tu, thấy rõ tác hại của sự dư thừa ba chất này nên hạn chế chúng thì sinh hoạt hàng ngày bớt tốn kém, không cần nhiều tiền nữa sẽ không lệ thuộc vật chất và có thặng dư.
 
Đa số người trên thế gian này làm nô lệ cho lòng tham nên khổ và làm tôi mọi cho ác ma tham mà cũng không biết. Chúng ta phải biết để không phạm sai lầm này là điều ngộ trước nhất. Về tình cảm, đa số người lệ thuộc tình cảm quá nặng, bị nó chi phối nên khổ, thậm chí chết cho tình cảm ủy mị. Nhưng chết cho tình cảm cao quý còn được. Còn chết cho tình cảm thấp hèn, thật chưa đáng chết mà buồn thất tình nhảy xuống sông tự tử phải bị đọa.
Vì vậy, Kamala dạy thái tử thoát ly tình cảm xã hội ràng buộc để có được con người tự do. Cụ thể là muốn tu, thái tử phải quên cha mẹ, đền đài, cung điện, vợ con, người hầu hạ… Ngài tập quên hết tình cảm, quên luôn ăn uống, quên hết những yến tiệc trước kia thì ăn gì cũng được. Trong các tướng phước của Phật, Phật có cái lưỡi công đức lớn, nên thức ăn gì chạm vào lưỡi Ngài cũng biến thành cam lồ.
 
Riêng tôi thuở nhỏ lúc đói không có gì ăn, hái trái ổi non ăn nghe chát chát nhưng thấy ngon lạ. Từ đó tôi phát hiện đói thì ăn gì cũng ngon, no thì cái gì cũng không ngon. Vì vậy, tôi tập để bụng đói một chút thì ăn gì cũng được. Và tập khắc phục lần cái đói bằng cách nhập định nghĩa là ngồi yên giữ Chánh niệm, tức tập trung tư tưởng, không nghĩ đói thì không đói.
 
Riêng tôi thực tập pháp này, thay vì ăn một chén cơm, tôi chỉ ăn nửa chén để thân thiếu một chút thì tôi cảm nhận cơ thể được nghỉ ngơi, thấy thân mình khinh an là thân nhẹ nhàng dễ tu. Ăn nhiều thân nặng trịch khó tiến tu. Vì vậy, buổi chiều ăn nhiều, ngồi thiền tức bụng, buồn ngủ. Phật dạy không ăn chiều, để bụng trống là bộ tiêu hóa và bộ tuần hoàn được nghỉ ngơi giúp mình vào định dễ hơn.
 
Chúng ta thực tập thiền, hạ nhịp tim xuống, không cho phép nhịp tim trên 70 lần một phút. Vào thiền, tim đập chậm lại, lượng máu lưu thông chậm lại và nhẹ nhàng thì lúc này thở như không thở. Khi làm việc, nhịp tim 80, 90, nhưng không làm việc, hạ nhịp tim còn 70 và thiền thì nhịp tim còn 60 lần một phút.
 
Nhịp tim chậm, chất hữu cơ trong cơ thể còn nhiều, nên thiền sư không cần ăn hai, ba ngày vẫn khỏe. Khi thiền, nhịp tim hạ thì không đốt chất hữu cơ trong cơ thể nhiều và số lần thở vào thở ra ít hơn nên bớt được thán khí độc có vi khuẩn thải ra ngoài. Như vậy, nếu nhiều người thực tập thiền thì ở chừng mực nào đó đã góp phần giúp bầu không khí được trong lành.
 
Nếu loài người ăn uống tiết chế theo Phật dạy, bớt ăn lại và hạn chế tiêu xài phung phí quá độ để không phải khai thác cạn kiệt tài nguyên rồi thải ra vô số chất độc hại, mọi người hít độc khí vào rồi lại thải ra thêm những độc khí khác nữa. Cuối cùng ở đâu cũng toàn siêu vi, cho đến có cả hàng triệu, hàng tỷ con siêu vi trong không khí, chắc chắn sự sống của loài người ở trái đất này phải chấm dứt. Muốn sống chỉ còn cách chúng ta phải đi qua hành tinh khác. Chúng ta thiền quán nhận thấy rõ hành tinh này tồn tại hay hoại diệt, chính con người là tác nhân.
 
Bài giảng tại chùa Huê Nghiêm
HT.Thích Trí Quảng
 

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 932
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 4 , 03/01/2024 21:37

Tin liên quan

Thông báo

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 4 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 4 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Thông báo về lịch học khóa tập huấn nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè năm 2024

Thông báo Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín về việc mở lớp “Nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè 2024”. 
Chi tiết »

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Với tất cả ý nghĩa thiêng liêng của ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh, tôi mong muốn tất cả người con Phật trên khắp thế giới đoàn kết, cùng cả nhân loại chung sống vị tha, kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc.
Chi tiết »

Bộ Nội vụ đề nghị các tổ chức tôn giáo bảo đảm nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng

Bộ Nội vụ vừa phổ biến Văn bản số 650/BNV-TGCP do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng ký ngày 5-2-2024, gửi đến lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, đề nghị bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn...
Chi tiết »

Công điện về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán

Ngày 30/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 4 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 4 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Chùa Vạn Phúc - ngôi chùa đầu tiên tại Hà Nội tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568

Sáng ngày 08/05, tức ngày 01/4 AL - ngày đầu tiên của “tháng Phật đản”, hòa trong niềm hân hoan của hàng vạn người con Phật trên khắp hành tinh hướng về ngày đản sinh của Đức Từ Phụ, chư Tăng và Phật...
Chi tiết »

Quảng Ninh: Lễ cầu siêu các Anh hùng liệt sỹ và an vị long cốt tháp chuông nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng ngày 07/05/2024 (nhằm ngày 29/03 năm Giáp Thìn), tại Đền thờ các anh hùng liệt sỹ Trung đoàn 5 Yên Tử (xã Thượng Yên Công, Tp.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã long trong diễn ra Đại lễ cầu...
Chi tiết »

Điện Biên: Các phái đoàn chúc mừng kỷ niệm 10 năm BTS GHPGVN tỉnh

Trong không khí hào hùng tại Điện Biên, nhiều phái đoàn đã đến thăm, chúc mừng BTS GHPGVN tỉnh nhân kỷ niệm 10 năm thành lập và dâng hương tại chùa Linh Quang - trụ sở Ban Trị sự.
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 58

Hôm qua: 691

Tháng này: 6945

Tháng trước: 0

Tất cả: 4909962


Đang online: 3
IP: 18.117.111.1
Mozilla 0.0