Dấu ấn Phật giáo thế kỷ 17-18 được tái hiện như thế nào tại Bảo Hải Linh Thông Tự?

Ngày đăng: Thứ 4 , 04/08/2021 20:09 .

Kế thừa truyền thống, kết hợp hiện đại

Bảo Hải Linh Thông Tự (1) (2)

Khánh thành tháng 5/2021, quần thể tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự nằm trong tổ hợp Sun World Halong Complex, trên đỉnh Ba Đèo thuộc phường Bãi Cháy, Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. 

Tọa lạc ở một vị trí “hiếm có” trên đỉnh núi cao, giữa đồi thông xanh, hướng tầm nhìn ra vịnh Hạ Long, Bảo Hải Linh Thông Tự hội đủ những yếu tố mà một quần thể tâm linh linh thiêng xưa nay thường sở hữu. 

Theo Giáo sư Hoàng Đạo Kính, chủ trì thiết kế công trình này thì: “Bảo Hải Linh Thông Tự vừa bề thế nhưng vô cùng khiêm nhường, ngự trị trong lòng thiên nhiên, tạo ra không gian kiến trúc lắng đọng, ngôn ngữ kiến trúc tối giản, mang đến cho du khách, Phật tử sự bình yên, tĩnh lặng khi tới chiêm bái, cầu an”.

Quần thể gồm các hạng mục Tam quan, Ngũ Phương Bảo Tháp, Lầu chuông, Lầu Khánh, Tam bảo, Nhà tổ, Nhà mẫu, với hai bên Hành lang tả vu, hữu vu. Toàn bộ công trình mang đậm tinh thần Phật giáo, khắc họa những nét kiến trúc chùa Việt cổ thế kỷ 17,18. Các kiến trúc sư đã tạo ra không gian tâm linh nhuần nhị, nền nã, bố cục được sắp xếp chặt chẽ, theo hướng mở ra dần ra từ khoảng rộng tới khoảng hẹp.

Cổng Tam quan được thiết kế khoáng đạt, với mái ngói mũi hài, các chi tiết trang trí cách điệu hình vân mây tinh xảo. Khu Tam bảo có mặt hình chữ Công với hai tường mái. Bộ khung mái Tam Bảo có dạng giá chiêng, chồng rường - lối kiến trúc chùa Việt tiêu biểu thế kỷ 17. 

Kiến trúc Nhà Tổ, với ba gian tiền đường và một gian hậu cung, được tham khảo từ những mẫu chùa cổ của Việt Nam, tuy nhiên được giản lược để giữ vẻ đẹp tự nhiên, hài hòa về tổng thể. Phía trước Nhà tổ là một hồ sen rộng, giữa hồ đặt Tượng Quan Âm Tự Tại (Công chúa Ba), được tạo tác theo nguyên mẫu tượng ở động Thiên Trù, chùa Hương (Hà Nội). Hành lang tả vu, hữu vu rộng lớn là nơi ngự tọa của 18 vị La Hán, được tạo tác vô cùng tinh xảo, công phu, theo nguyên mẫu bộ tượng La Hán ở chùa Tây Phương. 

Bảo Hải Linh Thông Tự (2) (2)

Đi khắp quần thể này, sẽ thấy họa tiết trang trí hoa sen và lá sen tiêu biểu của kiến trúc đền chùa thế kỷ 17, 18 được thể hiện đậm nét trên các khung cửa, chân cột, xà.

Không chỉ kế thừa những tinh hoa kiến trúc chùa Việt cổ, ngôn ngữ thiết kế công trình còn thể hiện sự sáng tạo đột phá mang đậm dấu ấn thời đại. “Bảo Hải Linh Thông Tự là công trình tâm linh có tính kế thừa nhưng không rập khuôn, sao chép y nguyên bất cứ một ngôi chùa Việt cổ nào cả. Nó có sự kết hợp cả ngôn ngữ kiến trúc của thời đại”, Giáo sư Hoàng Đạo Kính nhấn mạnh.

Sự sáng tạo đó nằm ở công trình Ngũ Phương Bảo Tháp. Nếu như các ngôi chùa cổ của Việt Nam ở thế kỷ 17, 18 chỉ có một tòa bảo tháp thì Bảo Hải Linh Thông Tự sở hữu Ngũ Phương Bảo Tháp, được thiết kế theo mô hình ngũ phương Phật, gồm 5 tháp, tượng trưng cho 5 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung tâm; 5 bộ: Bảo Bộ, Liên Hoa Bộ, Kim Cang Bộ, Nghiệp Bộ, Phật Bộ; 5 sắc: Xanh, Đỏ, Vàng, Trắng, Đen. Trong đó, tháp trung tâm gồm 9 tầng, cao 25,2m, bên trong đặt tượng Phật và cột kinh cao 4m, được lấy theo mẫu cột kinh Phật có niên đại từ 1000 năm trước tại chùa Nhất Trụ (Hoa Lư, Ninh Bình), với mong muốn nguyện cầu bình an cho muôn dân, cho đất nước… Bốn tháp xung quanh mỗi tháp gồm 5 tầng, cao 12,1m. 

Tôn vinh giá trị miền di sản

Bảo Hải Linh Thông Tự (3) (2)

Vốn là những kiến trúc sư đầu ngành nhưng Giáo sư Hoàng Đạo Kính và cộng sự vẫn gặp không ít khó khăn khi bắt tay kiến tạo Bảo Hải Linh Thông Tự. Kinh nghiệm thì nhiều nhưng ông và cả ekip mong muốn tạo nên một công trình độc đáo, ấn tượng, góp phần tôn vinh giá trị miền di sản. Do đó, đội ngũ kiến trúc phải nỗ lực vượt ra khỏi giới hạn của bản thân, dày công nghiên cứu, tìm tòi ngôn ngữ kiến trúc mới mẻ, để tạo nên công trình khác biệt: vừa chắt lọc tinh hoa của các bậc tiền nhân nhưng vẫn có dấu ấn kiến trúc đương đại.

Bên cạnh đó, công trình nằm ở địa thế không bằng phẳng trên núi, giữa rừng thông, có tầm nhìn hướng ra vịnh di sản Hạ Long nên nguyên tắc tôn trọng, hạn chế tối đa can thiệp vào thiên nhiên được đặt lên hàng đầu.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là tạo nên quần thể tâm linh phải đi ra từ khung cảnh thiên nhiên đặc sắc sẵn có. Do đó, giải pháp kiến trúc đặt ra là một công trình phải hạn chế về quy mô, không quá lớn, không chiếm đoạt quá nhiều không gian và phải lồng ghép trong giới hạn của đồi thông và ngự trị bên bờ vịnh di sản”, GS Hoàng Đạo Kính chia sẻ thêm.

Bảo Hải Linh Thông Tự (4) (2)

Trong lễ khánh thành Bảo Hải Linh Thông Tự, Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Ủy viên Hội đồng Trị sự T.Ư, Phó trưởng ban trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã nói: “Sự xuất hiện của Bảo Hải Linh Thông Tự sẽ tô bồi cho cảnh quan đẹp, hùng vĩ bên vịnh Hạ Long. Kiến trúc của khu tâm linh dù xây hoàn toàn mới những vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của Phật giáo Việt Nam. Đây là điều rất đáng quý trong giai đoạn hiện nay”.

Một công trình tâm linh đạt được nhiều giá trị, vừa kế thừa văn hóa truyền thống, vừa có sự đột phá khác biệt, nằm trong thiên nhiên và “tô bồi cho cảnh quan thiên nhiên”, lại sở hữu một hệ thống tượng Phật được tạo tác đặc biệt tinh xảo, hành trình khám phá Bảo Hải Linh Thông Tự đang và sẽ tạo cho du khách một trải nghiệm mới khá thú vị và đặc biệt khi đến với Hạ Long. 

 


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 18 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
971( 73 %)
Số người tham gia bình chọn: 1336
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 15/04/2025 00:42

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

HÀ NỘI: SINH HOẠT CLB DI SẢN VÀ VĂN HÓA Á ĐÔNG Ở SÙNG PHÚC TỰ

Ngày 25/4 tại Văn phòng Bảo tồn Di sản Phật giáo Đại dương Sùng Phúc Tự nằm trong khuôn viên của chùa Sủi, xã Phú Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Câu lạc bộ di sản Văn hóa Á Đông đã tổ chức...
Chi tiết »

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM SẼ TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP LỄ KHAI MẠC, BẾ MẠC ĐẠI LỄ VESAK LIÊN HIỆP QUỐC 2025

Sáng 25-4, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 đã đến làm việc với Trung tâm Truyền hình Việt...
Chi tiết »

YÊN BÁI: HỌP TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH DIỄU HÀNH XE HOA PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL 2025

Sáng 24/4, tại Chùa Tùng Lâm - Ngọc Am, Thường trực Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch diễu hành xe hoa mừng Đại lễ Phật đản Vesak PL.2569 – DL.2025 trên địa bàn tỉnh...
Chi tiết »

TRAO NHẬN BỘ KINH TAM TẠNG PALI BẢN TỤNG ĐỌC TẠI THÁI LAN

Ngày 20/4, lễ trao nhận bộ Kinh Tam Tạng Pali bản tụng đọc do Quỹ Tam Tạng Quốc tế biên soạn, với sự bảo trợ của Hoàng gia Thái Lan, dành tặng Phật giáo An Nam tông và hướng tới việc tặng Nhà nước Việt Nam đã diễn ra tại Chùa...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 631

Hôm qua: 205

Tháng này: 46384

Tháng trước: 67318

Tất cả: 5738503


Đang online: 502
IP: 3.148.255.182
Mozilla 0.0