Bài viết của Phật tử Dương Thị Thúy Vân (Diệu Tường)

Ngày đăng: Thứ 4 , 23/06/2021 09:16 .
Kính thưa các quý thầy trong ban chủ nhiệm.
Kính thưa các ông bà, các bác, các cô, các chú, các anh, các chị, các em, các cháu, và toàn thể đạo hữu trong lớp phật học trực tuyến.
Con xin phép được chia sẻ một chút về phật pháp đến với toàn thể tất cả mọi người trong lớp học.
Theo lời kêu gọi của Bác Trần Hồng Thịnh, Pháp Thiện Thịnh, lớp trưởng lớp hoằng pháp viên cư sĩ Phật tử tại chùa Vạn Phúc, trưởng đạo tràng Pháp Hoa tại chùa Lý Triều Quốc Sư, phó trưởng đạo tràng Pháp Hoa miền Bắc. Hơn năm mươi hoằng pháp viên chúng con, cùng với rất nhiều Phật tử của đạo tràng Pháp Hoa trên toàn miền Bắc đã cùng về đây tham gia vào lớp Phật học trực tuyến này. Tất cả chúng con đều cùng một tinh thần mong cầu học đạo, sẵn sàng dấn thân phụng sự và cống hiến, là cánh tay nối dài lan tỏa tinh thần Phật pháp ngày càng đến được với nhiều người hơn.
Thân người khó được, chính pháp khó nghe. Phật pháp vốn là khó nghe, khó được gặp, nghìn muôn ức kiếp khó tìm cầu. Mà nay chúng ta may mắn đủ túc duyên nên nên chúng ta được làm thân người, được nghe, được gặp Phật pháp, được gặp Tam Bảo, được đi trên con đường chính pháp và được theo học những người Thầy giỏi, minh sư tốt. Những người Thầy trong Ban Hoằng pháp đã hy sinh hạnh phúc riêng tư của cả cuộc đời mình, tận tâm tận lực với công việc hoằng pháp, xả thân vì pháp, tất cả vì chúng sinh mà cứu độ, nhằm mang lại cuộc sống an vui hạnh phúc cho tất cả mọi người. Vậy chúng ta cần nỗ lực tinh tấn tu học để an trụ vững bền trong chính pháp và cần trân trọng nâng niu gìn giữ cho ta, cho mọi người xung quanh chúng ta và cho con cháu muôn đời sau để Phật pháp mãi mãi được trường tồn nơi thế gian này.
Biển Phật pháp thì vô cùng, kiến thức Phật pháp thì vô tận. Giáo pháp của Đức Phật thật thâm sâu, vi diệu. Giáo pháp của Đức Phật có khả năng đưa đến kết quả tức thời cho những ai thực tập ngay trong cuộc sống hiện tại. Pháp là con đường hành trì, con đường diệt khổ, con đường chuyển hóa, có khả năng hưởng thượng. Tính chân lý của pháp không hạn cuộc quá khứ, hiện tại và tương lai, không có thời gian, siêu việt thời gian. Pháp có tác dụng phát triển cả tâm và tuệ. Pháp để thực hành tu tập chứng ngộ và giải thoát. Tất cả chỉ vì một mục đích là đem lại hạnh phúc, an lạc, giải thoát cho tất cả những ai học pháp, hành pháp và an trú trong pháp. Và chỉ có trí tuệ dẫn dắt công phu thực hành thì chúng ta mới có thể giải thoát khổ đau và có được một cuộc sống an vui hạnh phúc.
Vào biển Phật pháp lấy đức tin làm căn bản, ngược dòng sinh tử lấy giới luật làm thuyền bè.
Trong kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy “Tin là nguồn đạo, mẹ công đức, nuôi lớn tất cả các pháp lành, đoạn trừ lưới nghi ra khỏi vong ái, mở bầy đạo vô thượng niết bàn”. Lòng tin rất quan trọng đối với người tu. Đức tin sẽ tạo ra sức mạnh cho niềm tin vươn tới. Đức tin giúp chúng ta khởi nguồn những năng lượng phong phú và nhất ẩn sâu trong mỗi con người. Niềm tin thuận theo tự tính của mình, tính đó là giác mà không mê, chính mà không tà, tịnh mà không nhiễm. Đức tin trong đạo Phật là niềm tin dựa trên cơ sở của sự hiểu biết và tin theo với một lý trí xét đoan, chứ không phải là tin một cách mù quáng, mê tín.
Sự hiện diện của chúng ta ở trên cuộc đời này là hoàn toàn do nhân duyên, do nghiệp lực dẫn dắt, không phải do thần linh hay thượng đế nào tạo ra. Hoàn cảnh đời sống hiện tại của chúng ta cũng ra do nhân duyên, do nghiệp lực của chúng ta tạo ra, không phải do ai đó sắp đặt hay an bài sẵn. Ta là chủ nhân của nghiệp, là thai tạng của nghiệp. Thiên đang cũng do mình tạo ra, địa ngục cũng do mình tạo ra. Từ đó giúp chúng ta sống có trách nhiệm với ý thức, lời nói, hành động và việc làm của mình hơn. Tu là chuyển nghiệp. Chúng ta luôn sống trong chánh niệm tỉnh thức.
Giáo lý duyên khởi giúp chúng ta nhận chân được sự thật duyên sinh, vô thường, khổ, vô ngã, của hết thảy các pháp hay các hiện tượng khổ đau, nhằm loại trừ vô minh, tham ái, ngã chấp đi ra khỏi khổ đau, thoát khỏi mê lầm, đánh tan mọi tà kiến, ngã chấp, pháp chấp, giúp người tu Phật chúng ta đặt niềm tin tưởng vững chắc vào nhân quả, nghiệp báo, giải thoát, cứu cánh niết bàn.
Đạo Phật là đạo từ bi, cũng là đạo giác ngộ. Vậy muốn có được trí tuệ thì chúng ta phải tu: Văn, Tư, Tu và Giới, Định, Huệ. Muốn giải thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi, muốn được quả vị Thánh nhân Bồ tát thì chúng ta phải trau dồi cho được một tâm vô cùng rộng lớn, tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả, tu Lục Độ ba la mật. Muốn thực chứng thể nhập niết bàn an vui tốt đẹp thì chúng ta phải tu Đạo đế 7 khoa trong 37 phẩm trợ đạo. Đó là: Tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát chánh đạo. Trong đó, bát chánh đạo được mệnh danh là trung đạo có khả năng chữa trị mọi thứ bệnh khổ não chúng sinh. Đó là sự đoạn diệt tham ái và vô minh diệt tận gốc rễ của khổ đau. Đó là đạo lộ đưa đến chứng đắc Niết bàn, hay là phương pháp tu tập chấm dứt khổ đau mục đích cứu cánh của Phật giáo.          
Cực lạc không phải ở đâu xa, mà cực lạc ở ngay chính trong cuộc đời này. Chỉ cần chúng ta hiểu và thay đổi nhận thức để từ ý nghĩ, lời nói, hành động và việc làm của chúng ta luôn thiện luôn tốt. Tu tâm dưỡng tánh, sống thiểu dục tri túc, loại bỏ gột rửa tất cả những thứ xấu xa, dơ bẩn, đen tối trong thâm tâm của mỗi chúng ta để thân, khẩu, ý của chúng ta ngày càng trong sạch và tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến ngày càng ít đi. Chúng ta biết cảm thông trước nỗi khổ đau của người khác, có tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng sẻ chia giúp đỡ về cả mặt vật chất cũng như tinh thần, hành nhiều việc thiện, bố thí cúng đường. Những việc thiện đã sinh ta làm tăng trưởng, những việc thiện chưa sinh ta làm cho phát sinh. Những việc ác đã sinh ta làm cho đoạn diệt. Những việc ác chưa sinh ta làm cho không sinh. Khi còn ở trong vòng luân hồi sinh tử thì thiện nghiệp là những gì chúng ta có thể làm và tinh tấn huân tập để trợ duyên cho chúng ta trên con đường tu học, trợ duyên cho chung ta bớt khổ đau. Việc phước thiện dù nhỏ chúng ta cũng cố gắng để làm, việc xấu ác dù nhỏ nhưng chúng ta cũng cố gắng không làm.
Chúng ta cần áp dụng tất cả những lời dạy của Đức Phật vào mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta. Nghiêm trì giữ giới. Vì giới là bậc thang cho tất cả các pháp lành, giới như một bức tường vô hình ngăn không cho chúng ta làm những điều xấu ác, hướng cho chúng ta làm tất cả những việc thiện lành. Chúng ta cần có một tấm lòng bao dung độ lượng, thương yêu mọi người và tất cả chúng sinh muôn loài.
Mỗi con người chúng ta ai ai cũng có mầm phật tính, nó nằm ẩn sâu trong mỗi con người chúng ta. Nhưng bị phiền não khổ đau nó che lấp nên chưa hiển lộ. Vì như hoa sen sống trong bùn nhơ nước đục, nhưng vẫn không hôi tanh mùi bùn, một ngày nào đó nó sẽ nhô lên khỏi mặt nước nở hoa, nhụy vàng tỏa ngát hương thơm. Chúng ta tuy mỗi người tu một pháp môn khác nhau, ví như trăm sông lớn nhỏ đều đổ về một biển lớn đều có cùng chung một vị mặn đó là vị giải thoát.
Và mục đích cuối cùng người tu phật là để đạt được 7 giá trị căn bản của Đạo Phật đó là: Thanh tịnh, từ bi, bình đẳng, tự do, dấn thân phụng sự, cống hiến, giác ngộ giải thoát thành Phật.
Lời dạy của Đức Phật trong giờ phút cuối cùng trước khi nhập Niết bàn là: “Này, các người phải tự thắp đuốc lên mà đi. Các người hãy lấy pháp của Ta làm đuốc. Hãy theo pháp của Ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác ngoài các người”.
Trước khi nhập diệt Đức Phật đã dặn chúng ta một câu cuối cùng: “Mọi vật trên đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có Đạo của Ta là quý báu. Chỉ có chân lý của Đạo Ta là bất di bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát”. Vậy điều kiện trọng yếu nhất để giải thoát là sự tinh tấn chúng ta đừng bao giờ quên điều kiện ấy trong sự tu hành.
Nhìn ngược về quá khứ theo suốt chiều dài lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của các thế hệ đi trước, của cha ông ta, một khi đất nước bị lâm nguy thì khí phách hào hùng, tinh thần đoàn kết yêu nước lại trỗi dậy lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và Phật pháp luôn đồng hành cùng dân tộc. Là người con Phật, chúng ta cần lan tỏa tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, dân tộc đến với người thân, bạn bè và xã hội.
Nếu tất cả mọi người chúng ta từ lớn đến bé, từ già đến trẻ ai ai cũng sống thiện sống tốt, cả xã hội đều sống thiện sống tốt, thì non nước Việt Nam ta mãi mãi trong thanh bình, dân chúng sẽ có được cuộc sống an vui và hạnh phúc.
Và tất cả các quốc gia đều sống thiện sống tốt, thì Ta Bà thế giới sẽ là Cực lạc ngay giữa lòng nhân gian này.
Chúng con mong muốn nhận được sự đoàn kết ủng hộ của tất cả mọi người trong lớp học để Ban cán sự lớp chúng con hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.  
Chúng con xin kính chúc các quý Thầy trong Ban chủ nhiệm, các quý Thầy trong Ban Hoằng pháp thân tâm an lạc, pháp thể khinh an, chúng sinh dị độ, Phật đạo viên thành. Các quý Thầy mãi là cây cao bóng cả cho tất cả chúng con nương theo trên con đường tu học giác ngộ và giải thoát.
Chúng con xin kính chúc các ông, các bà, các bác, các cô, các chú, các anh, các chị, các bạn, các em, và toàn thể đạo hữu trong lớp Phật học trực tuyến thân khỏe tâm an, tinh tấn tu học và được an lành trong ánh từ quang của Chư Phật.
 
Phật tử: Dương Thị Thúy Vân    PD: Diệu Tường.



Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
241( 33 %)
59( 8 %)
23( 3 %)
36( 5 %)
381( 51 %)
Số người tham gia bình chọn: 740
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 4 , 03/05/2023 22:42

Tin liên quan

Thông báo

Di sản văn hóa Phật giáo trong xã hội đương đại Việt Nam

Ở bài này, chúng ta thử lý giải xem Phật giáo có những đóng góp gì giúp Việt Nam có thể làm nên kỳ tích : biến những điều tưởng như không thể thành có thể  - như câu hỏi...
Chi tiết »

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2023 tại Chùa Quán Sứ

Ngày 25/5, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã đến thăm, chúc mừng Văn phòng I, Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội...
Chi tiết »

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Phật đản

Nhân dịp Kỷ niệm Cát tường về ngày Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết Bàn của Đức Phật, tôi xin gửi lời chào mừng đến với Đồng bào Phật tử trên toàn Thế giới.
Chi tiết »

Khai Mạc Triển Lãm Ảnh Nghệ Thuật ” Phật Giáo Với Hòa Bình

Nằm trong khuôn khổ các sự kiện kỷ niệm 60 năm ngày Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân (11/06/1963 – 11/06/2023). Chiều ngày 22/05/2203, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp cùng Hội Nhiếp ảnh TP.HCM (HOPA)...
Chi tiết »

Hà Nội: Phái đoàn Viện Trần Nhân Tông và UBND tỉnh Vĩnh Phúc chúc mừng Phật đản TƯ GHGVN

Ngày 24/05/2023 (6/4/AL) Phái đoàn Viện Trần Nhân Tông và UBND tỉnh Vĩnh Phúc chúc mừng Phật đản TƯ GHGVN tại Trụ sở TƯ GHPGVN – Chùa Quán Sứ – Hà Nội
Chi tiết »

Bài tập của các Phật tử lớp giáo lý trực tuyến

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Lá thư gửi những người mẹ trong ngày Vu Lan! - PT Phạm Thị Thu Hà

Con muốn cảm ơn đó là những người mẹ - những chiến sỹ mặc áo blue trắng vẫn đang chiến đấu trên chiến trường để giành sự sống trong đại dịch COVID 19 này. Cuộc chiến tàn khốc sau mấy chục năm trên mảnh đất hình chữ S mà ranh giới...
Chi tiết »

CHÚNG TA CÒN ĐƯỢC GẶP CHA MẸ BAO NHIÊU LẦN NỮA ?

Ngồi nghỉ ngơi lướt Facebook, tôi đọc được câu chuyện khiến không chỉ bản thân mình mà nhiều người cũng sẽ tự hỏi: “Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?”
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

 

Pháp âm

 
 

Tin tức mới

Di sản văn hóa Phật giáo trong xã hội đương đại Việt Nam

Ở bài này, chúng ta thử lý giải xem Phật giáo có những đóng góp gì giúp Việt Nam có thể làm nên kỳ tích : biến những điều tưởng như không thể thành có thể  - như câu hỏi...
Chi tiết »

Luận về không gian văn hóa Việt qua hình ảnh ngôi chùa

Thiết nghĩ - tự cổ chí kim, không luận đông tây, loài người nòi giống có khác nhau thế nào, cho dù có bôn ba rong ruổi danh lợi vật chất đến đâu, người ta cũng cần có nơi cho lòng mình...
Chi tiết »

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến chúc mừng Đại lễ Phật đản năm 2023 tại Chùa Quán Sứ

Ngày 25/5, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã đến thăm, chúc mừng Văn phòng I, Trung ương Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội...
Chi tiết »

Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Phật đản

Nhân dịp Kỷ niệm Cát tường về ngày Đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết Bàn của Đức Phật, tôi xin gửi lời chào mừng đến với Đồng bào Phật tử trên toàn Thế giới.
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 211

Hôm qua: 1143

Tháng này: 79846

Tháng trước: 67529

Tất cả: 4201316


Đang online: 27
IP: 3.239.8.7
Unknown 0.0