Ba câu hỏi Richard Gombrich

Ngày đăng: Thứ 5 , 27/05/2021 23:41 .



Vị giáo sự xuất sắc của trường Đại học Oxford (*) quả quyết là có thể hiểu biết lịch sử về Đấng Giác ngộ và tư tưởng của Ngài
.

Tạp chí Người quan sát mớiNhững kinh sách nói về cuộc đời của Đức Phật, viết bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Pali hay tiếng Phạn thường là những mẩu chuyện rời rạc và có nhiều cách kể khác nhau. Dù thế đi nữa, chúng ta có thể có một ý tưởng về cuộc đời và tư tưởng của Đức Phật hay không ?

R.G : Câu trả lời của tôi là có, mặc dù các trường Đại học của Mỹ thường vẫn cho rằng Đức Phật đơn giản là không thể biết được. Một số người còn đi tới chỗ thắc mắc về sự tồn tại của Ngài, hoặc nghi ngờ tính chân xác của những bản kinh sách. Nói tóm lại, nếu nghe họ, người ta không thể khẳng định rằng có thể  nghiên cứu đạo Phật từ thủa sơ khai… Vả lại từ 15 năm nay, chúng ta đã không còn thấy những công trình nghiên cứu về tiểu sử của Đức Phật nữa – trừ ở các sinh viên của tôi. Ấy vậy mà, nếu như những nguồn thông tin về đạo Phật không được phong phú như trong đạo Cơ đốc chẳng hạn, thì chúng cũng không đến nỗi là không có gì. Kinh điển bằng tiếng Phạn chắc chắn là rất thiếu thốn : 90% các bản kinh bằng ngôn ngữ gốc đã bị thất lạc (hoặc chỉ còn tồn tại dưới dạng các bản dịch), song ngày nay, người ta tìm thấy rất nhiều tài liệu chưa được biết tới trong các tu viện Tây Tạng. Ngược lại, kinh điển bằng tiếng Pali được viết tại Sri Lanka vào thế kỷ I trước CN là một nguồn đáng tin cậy, bởi lẽ nhờ vào một môi trường rất bảo thủ nên nó được coi như một bảo tàng của Phật giáo nguyên thuỷ. Việc nghiên cứu các kinh sách đó bằng tiếng gốc của chúng cho chúng ta vô số thông tin có giá trị.

Tạp chí Người quan sát mới : Những kinh sách đó cho chúng ta biết thêm điều gì ?

R.G : Khi so sánh các kinh sách của Phật giáo và những kinh sách của các dòng tôn giáo đương thời khác như Vệ đà và Giai-na, tôi đã phát hiện ra rằng Đức Phật không chỉ thông hiểu những kinh sách của các đối thủ của mình, mà Ngài còn tỏ ra rất khôi hài khi bình luận về chúng. Tính hài hước ấy, các đệ tử của Ngài không cảm nhận được do họ quá sùng kính Ngài và đã viết lại một cách quá cứng nhắc những lời Ngài nói… Khái niệm về Nghiệp báo của đạo Giai-na được Ngài tranh luận thật cuốn hút. Tôi đồng ý với các vị, Ngài nói, về một nghiệp báo tốt hoặc một nghiệp báo xấu. Song nghiệp báo không phải là một kiểu bụi bặm che phủ tâm hồn như các vị tưởng. Nó là một tiến trình năng động, không hoàn toàn bị quy định, cũng không hoàn toàn tùy tiện, mà để cho con người hoàn toàn tự do và chịu trách nhiệm về những việc mình làm. Thật dũng liệt làm sao khi khẳng định trong một nước Ấn Độ cổ đại rằng mỗi người là chủ vận mệnh của mình !

Tạp chí Người quan sát mớiLàm sao mà Đức Phật có được một tư tưởng tự do đến thế ?

 R.G : Chắc chắn Ngài là một trí tuệ vĩ đại đã được rèn luyện rất nhiều để làm chín muồi tư tưởng của mình. Một điểm quan trọng nữa là Ngài thông hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau thời đó. Trong các nước ở miền tây bắc Ấn (có thể là nước Ba tư), Ngài nói, chỉ có hai tầng lớp người : chủ và tớ, và tình trạng này có thể thay đổi được. Chắc chắn điều này đã giúp Ngài hiểu ra rằng chế độ đẳng cấp, và kèm theo nó là quan điểm của Bà la môn giáo về xã hội, chỉ là một sự sắp đặt có thể phải được tranh luận. Sự phê phán của Ngài thực sự là rốt ráo :  Đức Phật đã phê phán những lễ hiến tế của những người Bà la môn căn cứ vào bạo lực họ gây ra, Ngài đập tan quan điểm của họ về linh hồn. Và trước thái độ kiêu hãnh về địa vị tối cao của họ, Ngài khẳng định mạnh mẽ rằng mọi người đều bình đẳng. Có thể đó là một trong những lý do để thông điệp của Đức Phật trường tồn một cách đáng kinh ngạc.

                                                                   Bài phỏng vấn của Ursula Gauthier


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 23 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
711( 66 %)
Số người tham gia bình chọn: 1071
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 27/12/2024 08:42

Tin liên quan

Thông báo

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN

Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 1550

Hôm qua: 2067

Tháng này: 52333

Tháng trước: 36177

Tất cả: 5452982


Đang online: 2
IP: 18.118.33.130
Mozilla 0.0