NHỮNG ĐIỀU TỐT ĐẸP KHI NGHE PHÁP

Ngày đăng: Chu Nhat , 05/09/2021 13:47 .
Những lợi lạc khi nghe pháp:

1/ Cảm nhận được trong những lời pháp có bản thân mình trong đó nên càng thu hút tò mò muốn được nghe, pháp như một người hiểu được những nỗi lòng của bản thân mình.

2/Pháp như thấu hiểu được tâm can, tự mình nhìn nhận về con người mình : có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Để từ đó chỉnh sửa dần những mặt tiêu cực để hướng đến những điều tốt đẹp hơn thiện lành hơn.

3/ Tạo đc niềm vui thiện lành trong tâm hồn yêu thích khi nghe pháp. Pháp như người tâm tình hiểu đc bản thân mình từ đó tự bản thân xoay chuyển chỉnh sửa tâm , thân, ý niệm, hành động…theo hướng thiện lành.

4/Cho ta dần dần hiểu về luật nhân quả , về vô thường , về những nỗi khổ của con người, nguyên nhân của khổ để từ đó hiểu tìm cách chuyển hóa khổ , để khi khổ đến ta đón nhận như một điều tất yếu sẽ đến mà trong phật pháp gọi là nghiệp báo. Khi đủ duyên hợp thì nghiệp báo sẽ đến không thoát khỏi . Có nghiệp báo lành và nghiệp báo ko lành(nghiệp báo dữ) hiểu được như vậy ta ko bị khổ nhiều như khi ta chưa hiểu, khi chưa hiểu khi khổ đến thì ta có thể sẽ bị sốc hay khởi tâm sân hận, si mê…Từ đó hiểu đc vô thường là khổ.

5/ Cởi mở tâm hồn, mở rộng lòng mình hơn , muốn chia sẻ yêu thương sâu rộng hơn , không chỉ biết yêu thương trong phạm vi nhỏ như gia đình người thân mà yêu thương tất cả mọi người và mọi loài. Với một tâm tánh chân thật ko vọng tưởng mưu cầu.

6/Làm giảm cái tôi -bản ngã, khi nghĩ , hành động thì nghĩ cho người khác nhiều hơn nghĩ cho bản thân. Hiểu rõ được bản thân tâm mình thế nào( mình đang ở đâu, đang làm gì, ở mức nào và cần làm gì…)

7/ Hiểu được rằng biết lắng nghe là điều tuyệt vời nhất bởi khi biết lắng nghe ta sẽ hiểu hơn để thương cảm hơn.

8/Cảm nhận cược sống quanh ta con người quanh ta thật tốt đẹp.
Pháp cho ta hiểu đc ko gì là thật có, chỉ là tạm có mà thôi, để từ đó ta ko bám chấp là của mình của người…ko còn tham đắm nữa.

9/Hiểu đc rằng chỉ thấy lỗi mình không nên thấy lỗi người hoặc có thấy mà như không thấy , ko thấy mà như thấy vậy.

10/ Ổn định hơn về tâm và thân, tinh khí thần và tâm: hòa nhã, nhẹ nhàng, uyển chuyển trong mọi hoàn cảnh .Biết cảm ơn mọi điều mọi duyên đến với ta trong cđ.

11/ Biết đủ là hạnh phúc là an lạc là niết bàn .

12/ Hiểu đc niết bàn và địa ngục không phải ở đâu xa mà chính tại tâm ta: bản thân ta cả thấy an vui , an lạc , thư thái thì đó là niết bàn là giải thoát ngay rồi. Ngược lại khi ta khởi tâm sân , si, nóng giận… thì có địa ngục ngay lúc đó.

13/ Hiểu được trong mỗi ý nghĩ, lời nói,hành động,… trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đều là pháp rồi, chỉ cần trong mỗi pháp đó có chính kiến và hiểu biết sẽ trở thành chính pháp, còn hiểu sai lệch sẻ trở thành tà pháp.

14/ Nghe pháp cho ta hiểu đc chân lý trong c.s chính là “luật nhân quả”, là “vô thường”…lấy đó làm kim chỉ nam để sống đời và sống đạo. Đó cũng là cơ sở để đem lại kiên định chánh kiến cho bản thân khi gặp bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào trong c.s đều vững vàng tâm thái ko bị thoái chuyển.

15/Nghe pháp để cho bản thân ta hiểu đc rằng hòa nhập mà ko hòa tan, buông mà ko bỏ.

16/ Nghe pháp giúp bản thân ta hiểu biết hơn, tâm sáng hơn, ý nghĩ thiện hơn, hành động thiện lành hơn, tâm yêu thương sâu rộng hơn, cái tôi ko còn kiêu mạn, hòa đồng , thích đc lắng nghe thích đc chia sẻ…cho tâm thiện của ta nhìn xa hơn, sâu hơn, rộng hơn, cao hơn.

17/ Nghe pháp khơi gợi làm trỗi dậy mạnh mẽ cái bản tính thiện lương vốn dĩ có sẵn trong ta mà do nhiều tác duyên ko thiện lành ảnh hưởng che lấp.

18/Nghe pháp giúp ta hiểu để hành và sẽ hình thành chánh tín, tịnh tín( tin trong sạch ko nghi ngờ).

19/ Khi có chánh tín ta sẽ có đc c.s an vui, anh lành.

20/Từ việc nghe pháp mà ta biết đc rằng cách nghe pháp là điều quan trọng, nghe với tâm thái tự nhiên , nhẹ nhàng, ko đc gò ép cố nghe, nghe tùy theo hoàn cảnh của mỗi người …khi với tâm thái thoải mái thì pháp dần dần thấm vào ta từ lúc nào ko hay, sẽ nhớ lâu, tự biết tự thấy. Có những khi ta chỉ cần nghe một bài pháp hay một câu pháp mà tâm ta được khai mở được ngộ ngay khi đó. Cũng có khi ta đi tìm mãi ở đâu, đọc nhiều sách vở kiến thức, …mà cũng chưa được khai mở chưa đc ngộ ra.
 
Vậy nên những lợi lạc trong việc nghe pháp thật khó có thể nghĩ bàn hết được, tùy thuộc vào mỗi bản thân và tâm của người nghe sẽ có những cách khai tâm trí và giác ngộ khác nhau , đem lại nhiều lợi lạc khác nhau. Không gì bằng chính bản thân mình tư chứng thực và tự ngộ.   
 
Bài viết của Phật tử Thiện Oanh-Thư ký Tổ 20 Lớp Phật học trực tuyến 

 

.

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 14 %)
59( 3 %)
23( 1 %)
36( 2 %)
1366( 79 %)
Số người tham gia bình chọn: 1731
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 15/07/2025 03:22

Tin liên quan

Thông báo

GHPGVN HƯỚNG VỀ NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ 27/7: THỂ HIỆN ĐẠO LÝ TRI ÂN, BÁO ÂN CỦA NGƯỜI CON PHẬT

Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã ban hành công văn số 344/HĐTS-VP1 đề nghị các Ban, Viện Trung ương, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố...
Chi tiết »

TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI KÊU GỌI CỬ CHUÔNG, TRỐNG CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN VÀO SÁNG 1/7/2025

Hội đồng Trị sự GHPGVN vừa có văn bản số 284/HĐTS-VP1 ngày 25/6/2025 gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc, về việc cử ba hồi chuông, trống Bát-nhã cầu nguyện Quốc...
Chi tiết »

THÔNG TƯ 258 CỦA HĐTS: HƯỚNG DẪN SÁP NHẬP BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH, THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2022-2027

Nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy GHPGVN ở cấp tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, hôm nay, ngày 12/6/2025, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ban hành Thông tư số 258/TT-HĐTS về việc hướng dẫn sáp nhập...
Chi tiết »

VIỆC DỪNG HOẠT ĐỘNG BAN TRỊ SỰ GHPGVN CẤP QUẬN HUYỆN TỪ 1-7 SẼ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

 Thông tin từ Văn phòng Trung ương Giáo hội .Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ấn ký ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan tới việc dừng hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố...
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN CHO KHÓA TU MÙA HÈ

Thông báo tuyển tình nguyện viên cho khóa tu hè “Hành trang tuổi trẻ lần 6” tại chùa Phúc Lâm - năm 2025
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO TẠI SƠN LA

Toàn tỉnh hiện có 4 tôn giáo chính: Phật giáo, Công giáo, Tin lành và Cơ đốc giáo, với 37.485 tín đồ. Có 5 tổ chức tôn giáo được chấp thuận thành lập và 40 điểm nhóm đạo được...
Chi tiết »

BẮC NINH PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHÔNG GIAN PHẬT GIÁO TRÚC LÂM - DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng là Di sản văn hóa thế giới. Trong đó không gian văn hóa Phật giáo...
Chi tiết »

HÀ NỘI : LÃNH ĐẠO XÃ NAM PHÙ TIẾP VÀ LÀM VIỆC VỚI BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM HUYỆN THANH TRÌ CŨ

Ngày 14/7, nhân dịp những ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, đoàn Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thanh Trì (cũ) do Thượng tọa Thích Minh Trí, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung...
Chi tiết »

ĐIỆN BIÊN: TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC LỄ CẦU SIÊU TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ TẠI NGHĨA TRANG TÔNG KHAO

Chiều ngày 14/07/2025, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2025), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Điện Biên phối hợp cùng Đoàn Phật tử Hà Nội Bước chân Hạnh Duyên,...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000006

Hôm nay: 483

Hôm qua: 2755

Tháng này: 62212

Tháng trước: 104818

Tất cả: 6023796


Đang online: 138
IP: 216.73.216.6
Mozilla 0.0