BÀI TẬP: TƯƠNG QUAN GIỮA THỜI GIAN VÀ GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI, NHÂN QUẢ của Phật tử Nguyễn Thùy Linh - Như Nguyệt

Ngày đăng: Thứ 4 , 31/03/2021 09:39 .
BÀI TẬP:  TƯƠNG QUAN GIỮA THỜI GIAN
VÀ GIÁO LÝ DUYÊN KHỞI, NHÂN QUẢ
Phật tử: Nguyễn Thùy Linh - Pháp danh: Như Nguyệt
Lớp: Phật Pháp căn bản trực tuyến khóa I
 
 
Kính thưa các Qúy Thầy trong Ban chủ nhiệm lớp. Sau tiết học đầu tiên về Tổng quan Phật giáo, Con đã được hiểu qua lời giảng của Thầy và file tài liệu học tâp về Pháp Duyên khởi chính là thường pháp của thế gian, là chân lý của thế gian, cho dù Đức Phật có xuất hiện hay không xuất hiện, thì chân lý đó vẫn luôn tồn tại. Giáo lý Duyên khởi chính là nền tảng xuất phát các quan điểm giáo lý khác như Giáo lý Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế, Nghiệp báo.
Trong Giáo lý Duyên khởi các sự vật, hiện tượng không tồn tại độc lập một mình mà do nhiều yếu tố kết hợp thành, và nó không tồn tại mãi mãi ở một trạng thái. Chính vì thế Duyên khởi là Vô thường, Vô thường là Vô ngã. Từ những chân lý trên ta sẽ bắt đầu xét xem Thời gian có tương quan thế nào với Duyên khởi, Nhân quả.
Trước tiên ta xem hai từ “Thời gian” do đâu mà có, liệu từ vô thỷ vô trung đã có sẵn tên gọi đó hay chưa. Một điều chắc chắn là hai từ “Thời gian” không tự nhiên tồn tại ở đó để chúng ta chỉ việc lấy dùng, mà nó là sản phẩm của con người đặt tên mà có. Mà có phải tất cả mọi nơi trên trái đất này hai từ đó cũng được gọi giống nhau không. Ở Việt Nam thì gọi Thời gian, ở một số nước khác thì gọi là Time, và trên thế giới có bao nhiêu ngôn ngữ thì có bấy nhiêu cách gọi khác nhau. Ngay tên gọi chúng ta cũng thấy chẳng có cái gì vững chắc là hai chữ Thời gian cả. Nếu hai từ đó thật có thì con người chỉ việc lấy dùng không cần phải mất công đặt mỗi nước một cách gọi khác nhau.
Tương tự các vấn đề nằm trong phạm trù Thời gian như: Ngày, giờ, tháng, năm, buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối... cũng vậy. Khi nuớc ta đang là mười giờ sáng, thì các nước bên kia quả địa cầu lại là mười giờ tối, và các nước láng giềng kề cận ta lại là một múi giờ khác. Vậy các giờ giấc này nó cũng không tồn tại ở một trạng thái, mà nó do yếu tố như mặt trời chiếu sáng, ngôn ngữ và con người đặt cho nó tên mới có. Nếu bây giờ lấy ví dụ mặt trời ko tồn tại nữa, vì mặt trời cũng nằm trong quy luật Thành - Trụ - Hoại - Không, có sinh ắt có diệt, không có ánh sáng chiếu soi của mặt trời thì chẳng có cái gì để gọi là ban ngày hay ban đêm. Nếu con người không sinh ra thì cũng chẳng có ngôn ngữ để diễn tả, thì có cái gì gọi là Thời gian.
Từ những điều phân tích trên chúng ta thấy nhiều yếu tố tạo thành cái gọi là thời gian nên Thời gian nằm trong Duyên sinh, Nhân quả:
“Cái này có nên cái kia có;
Cái này sinh nên cái kia sinh;
Cái này không nên cái kia không;
Cái này diệt nên cái kia diệt”.
Nhưng đó là ta xét Thời gian qua cách nhìn tục đế thế gian, còn về bản chất Thời gian nó là một chuỗi dài xuyên suốt từ vô thỷ cho đến hiện tại. Sở dĩ con người ta đặt tên năm tháng trước hay sau Công nguyên là để có một cách gọi thuận tiện hơn về việc lưu giữ các mốc lịch sử. Tên gọi Thời gian có hay không thì bản chất của thời gian vẫn vậy, vẫn là những gì đã qua, những gì đang trong thực tại hiện tiền và những gì chưa tới, không bao giờ thay đổi được. Đó là bản chất hiện hữu của thời gian, không chịu sự chi phối của những gì thuộc về tục đế.
Trên đây là những kiến giải của con về mối tương quan giữa Thời gian và Giáo lý Duyên khởi, Nhân quả. Bài viết còn nhiều thiếu sót và có những nhận thức chưa chính xác. Con ngưỡng mong được sự chỉ dậy từ các Qúy Thầy để con có được nhìn nhận đúng đắn hơn trong Giáo lý nhà Phật và để con có thêm kiến thức làm tư lương trên con đường tu tập của mình. Con xin thành kính tri ân!



Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 932
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 4 , 03/01/2024 21:37

Tin liên quan

Thông báo

Trung ương GHPGVN thông báo người được gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo

Hôm nay, ngày 16/5/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký Công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo về việc người được mạng xã hội...
Chi tiết »

THÔNG BÁO : Đăng ký tham dự “Khóa tu mùa hè – Hành trang tuổi trẻ” – lần thứ 5.

Thông báo của chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội về việc tổ chức chương trình khóa tu mùa hè “Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5.
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 4 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 4 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Thông báo về lịch học khóa tập huấn nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè năm 2024

Thông báo Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín về việc mở lớp “Nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè 2024”. 
Chi tiết »

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Với tất cả ý nghĩa thiêng liêng của ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh, tôi mong muốn tất cả người con Phật trên khắp thế giới đoàn kết, cùng cả nhân loại chung sống vị tha, kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc.
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

Ảnh hưởng của Phật giáo tới Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng của Phật giáo tới Chủ tịch Hồ Chí Minh – Trong suốt 4 tháng xuất gia đã tạo ra cho Bác Hồ một nhân cách sống thật gần gũi với đời sống của nhân dân.
Chi tiết »

Hà Nội: BTS GHPG huyện Thanh Oai tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2568 - DL. 2024

Sáng ngày 19/5/2024 (12/4/Giáp Thìn), tại chùa Vũ Lăng - Ban trị sự GHPGVN huyện Thanh Oai  đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 Dương lịch 2024
Chi tiết »

Hà Nội: Chùa Hội (Sùng Kính Tự)– xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm tổ chức Đại Lễ Kính Mừng Phật Đản PL.2568 - DL.2024

Sáng ngày 19/5/2024 (12/4/Giáp Thìn) Chùa Hội (Sùng Kính Tự) – xã Cổ Bi – huyện Gia Lâm tổ chức  Đại Lễ Kính Mừng Phật Đản PL.2568 - DL.2024.
Chi tiết »

Thái Lan: Khai mạc Đại lễ Vesak LHQ 2024 tại cố đô Ayutthaya

Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 72 của Đức Vua Thái Lan, Rama X, trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya trang nghiêm tổ chức Đại lễ Vesak 2024 với chủ đề "CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG NIỀM TIN VÀ ĐOÀN KẾT PHẬT GIÁO". Sự kiện trọng đại...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 198

Hôm qua: 187

Tháng này: 27737

Tháng trước: 0

Tất cả: 4930754


Đang online: 29
IP: 18.222.197.128
Mozilla 0.0