RỘN RÀNG LỄ HỘI VÙNG DÂU

Ngày đăng: Chu Nhat , 15/06/2025 15:56 .
Lễ rước Phật Tứ Pháp về chùa Dâu.
Lễ rước Phật Tứ Pháp về chùa Dâu.

“Dù ai buôn bán đâu đâu/ Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về/ Dù ai buôn bán trăm nghề/ Tháng Tư ngày Tám nhớ về hội Dâu” - Theo câu ca xưa, vào dịp tháng Tư âm lịch, người dân địa phương và du khách thập phương lại náo nức hướng về vùng Dâu - Luy Lâu (thị xã Thuận Thành) để hòa mình vào không gian lễ hội với những nghi thức truyền thống độc đáo.

Theo truyền thống, lễ hội vùng Dâu, xưa thuộc tổng Khương Tự (nay là ba phường Thanh Khương, Hà Mãn, Trí Quả, thị xã Thuận Thành) diễn ra vào mồng 8 và 9 tháng Tư (âm lịch) hằng năm. Năm 2025, lễ hội được mở lại trong không khí hân hoan của người dân và du khách, khi nghi lễ rước Phật Tứ Pháp - nghi thức quan trọng từng bị gián đoạn gần ba thập niên, chính thức được phục dựng.

Không gian lễ hội trải rộng tại năm ngôi chùa lớn thờ Tứ Pháp: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, và chùa Tổ thờ Man Nương - mẹ của Tứ Pháp. Trung tâm lễ hội là chùa Dâu, Di tích quốc gia đặc biệt, biểu tượng của vùng Kinh Bắc, được xem là dấu mốc khai sinh Phật giáo tại Việt Nam.

 
 
 

Lần đầu tiên sau 27 năm gián đoạn, người dân các làng thuộc tổng Dâu đã được hòa mình vào không khí linh thiêng và náo nức khi tham dự, chứng kiến lễ rước (gồm: rước chào, rước đón, rước đưa) tượng Phật Tứ Pháp từ các chùa làng về “công đồng” tại chùa Dâu, thể hiện của sự hội tụ các yếu tố mây, mưa, sấm, chớp với nhiều nghi lễ truyền thống.
Lễ hội tái hiện sinh động đời sống tín ngưỡng nông nghiệp, phản ánh khát vọng mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân vùng châu thổ Đồng bằng Bắc Bộ. Tương truyền thời Lý, các vua thường rước Pháp Vân từ chùa Dâu về Thăng Long để cầu đảo cho quốc thái dân an.
Ông Hoàng Đình Khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Thanh Khương, Trưởng ban Quản lý Di tích quốc gia đặc biệt chùa Dâu cho biết: Lễ rước Phật Tứ Pháp đã được phục dựng, đáp ứng nguyện vọng bấy lâu của nhân dân trong vùng. Lễ hội vùng Dâu năm 2025 được tổ chức trong không khí trang trọng và linh thiêng, với chuỗi nghi thức truyền thống được tổ chức nghiêm túc, chu đáo, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, giữ gìn bản sắc, góp phần bảo tồn không gian văn hóa linh thiêng, tạo sự gắn kết cộng đồng bền chặt.
Khác biệt lớn nhất của lễ hội vùng Dâu so với các lễ hội Phật giáo khác nằm ở chiều sâu tín ngưỡng và tính cộng đồng trải khắp không gian các làng xã trong vùng. Mặt khác, lễ hội không chỉ có sự hiện diện của tăng ni, Phật tử, mà có sự tham gia của cả cộng đồng, tạo thành một nghi lễ văn hóa, một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người dân.

Với những nét đặc sắc, riêng có, lễ hội vùng Dâu là minh chứng sống động cho khả năng tiếp biến và sáng tạo văn hóa của người Việt Nam, của một nền văn hóa biết cách hấp thu cái mới, gìn giữ được cốt lõi bản địa và truyền lại cho đời sau bằng những nghi thức thiêng liêng, đậm đà bản sắc. Việc tỉnh Bắc Ninh lập hồ sơ đưa lễ hội vùng Dâu vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ góp phần quan trọng trong việc tổ chức, quản lý và giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa.

AN TRÂN



Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 2 %)
1110( 75 %)
Số người tham gia bình chọn: 1475
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 5 , 03/07/2025 10:18

Tin liên quan

Thông báo

TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI KÊU GỌI CỬ CHUÔNG, TRỐNG CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN VÀO SÁNG 1/7/2025

Hội đồng Trị sự GHPGVN vừa có văn bản số 284/HĐTS-VP1 ngày 25/6/2025 gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc, về việc cử ba hồi chuông, trống Bát-nhã cầu nguyện Quốc...
Chi tiết »

THÔNG TƯ 258 CỦA HĐTS: HƯỚNG DẪN SÁP NHẬP BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH, THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2022-2027

Nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy GHPGVN ở cấp tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, hôm nay, ngày 12/6/2025, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ban hành Thông tư số 258/TT-HĐTS về việc hướng dẫn sáp nhập...
Chi tiết »

VIỆC DỪNG HOẠT ĐỘNG BAN TRỊ SỰ GHPGVN CẤP QUẬN HUYỆN TỪ 1-7 SẼ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

 Thông tin từ Văn phòng Trung ương Giáo hội .Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ấn ký ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan tới việc dừng hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố...
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN CHO KHÓA TU MÙA HÈ

Thông báo tuyển tình nguyện viên cho khóa tu hè “Hành trang tuổi trẻ lần 6” tại chùa Phúc Lâm - năm 2025
Chi tiết »

THÔNG CÁO BÁO CHÍ GIẢI BÁO CHÍ PHẬT GIÁO NĂM 2025

Tiếp nối thành công Giải Báo chí Toàn quốc về Phật giáo 'Tuyên truyền lối sống Tốt Đạo - Đẹp Đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc' lần thứ Nhất - năm 2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

TRANG NGHIÊM LỄ KHAI PHÁP KHOÁ AN CƯ KẾT HẠ 2025 TẠI TRƯỜNG HẠ CHÙA LIÊU HẢI (NINH BÌNH)

Sáng ngày 02/7/2025 (nhằm mùng 8 tháng 6 năm Ất Tỵ), tại chùa Liêu Hải, xã Nghĩa Hưng, tỉnh Ninh Bình – ngôi trường hạ mới được thiết lập sau khi địa bàn hành chính được sáp nhập – Ban Trị sự GHPGVN...
Chi tiết »

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA NHÃN QUAN CỦA ĐẠO PHẬT

Theo Phật giáo, quan niệm về hiếu thảo không chỉ dừng lại ở sự cung phụng về vật chất, mà quan trọng hơn vẫn là sự nuôi dưỡng cha mẹ về mặt tinh thần, tâm linh.
Chi tiết »

KHAI MẠC KHÓA TU MÙA HÈ 2025: “CON VỀ BÊN PHẬT” TẠI CHÙA LINH ỨNG, NINH BÌNH

Chiều ngày 2/7/2025, trong không khí an lành tại chùa Linh Ứng (xã Hải Thịnh, tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Khóa tu mùa hè với chủ đề “Con về bên Phật”. Sự kiện đã thu hút...
Chi tiết »

QUẢNG NINH: TRANG NGHIÊM LỄ CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN TẠI NON THIÊNG YÊN TỬ

Ngày 01/7, ngày đầu tiên cả nước vận hành chính quyền địa phương hai cấp, tại Cung Trúc Lâm – non thiêng Yên Tử, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh trang nghiêm tổ chức Lễ cầu nguyện quốc thái dân an.
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 2239

Hôm qua: 3138

Tháng này: 10538

Tháng trước: 104818

Tất cả: 5972122


Đang online: 193
IP: 216.73.216.112
Mozilla 0.0