Tội lỗi là gì?

Ngày đăng: Thứ 4 , 21/07/2021 11:25 .

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình.

Tội lỗi cũng do sự sai khiến, xúi giục, chỉ dẫn, bày cách cho người khác làm, thi hành, thực hiện những điều bất thiện, những việc ác. Tội lỗi cũng do sự vui mừng, tán đồng, khen ngợi, khi thấy kẻ khác làm những điều bất thiện, những việc ác.

Nghĩa là: "Nhược tự tác, nhược giáo tha tác, kiến tác tùy hỷ", đều tội lỗi như nhau. Tại sao vậy? Bởi vì chính mình làm, chỉ bảo người khác làm, hay thấy người khác làm mà vui theo, những điều bất thiện, những việc ác, thì tâm của chúng ta đều bị náo động, đều bị hoen ố, đều ghi nhận chủng tử sanh tử luân hồi như nhau.

Ðạo Phật luôn luôn chú trọng đến "tâm", chính là cái "thực tướng" bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm của con người, chứ không quan trọng đến cái giả tướng khác biệt bên ngoài của mỗi người. Cái giả tướng khác biệt đó chỉ là cái thân tứ đại sanh diệt, nay còn mai mất, chúng ta đang mượn tạm, trong kiếp sống này mà thôi. Bởi vậy cho nên, đọc kinh điển của đạo Phật, muốn hiểu được pháp vô lượng nghĩa, pháp vô thượng thậm thâm vi diệu, chúng ta hãy tìm hiểu qua lăng kính của một chữ, đó là chữ: "TÂM". Chư Tổ có dạy: "Tâm tức Phật, Phật tức Tâm", chính là nghĩa đó vậy.

Ðức Phật là bậc vô thượng y vương, vô thượng dược vương chuyên trị "tâm bệnh" của tất cả chúng sanh, chứ không phải "thân bệnh". Ðức Phật hiểu rõ tâm bệnh của tất cả chúng sanh, vì sao con người trôi lăn trong sanh tử luân hồi, cho nên Ðức Phật chỉ dẫn con đường thoát ly sanh tử luân hồi. Ðó mới chính là trọng tâm cốt yếu của đạo Phật. Sách có câu: "Tướng tự tâm sanh, tướng tùng tâm diệt".

 

Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình.
Tội lỗi là những điều bất thiện, những việc ác do chính mình nói, chính mình làm, chính mình suy nghĩ, chính mình gây ra, chính mình tạo tác, do thân khẩu ý của chính mình.

Bất cứ ai giải quyết được tâm bệnh, thì thân bệnh có còn gì đáng nói nữa đâu. Cái thân tứ đại giả tạm này chỉ có tuổi thọ một trăm năm hay hơn chút đỉnh là nhiều. Còn cái tâm bất sanh diệt của tất cả mỗi chúng ta có tuổi thọ vô lượng mà Ðức Phật đã chỉ bày trong các kinh điển thì ít người hiểu thấu!

Người nào chỉ hiểu kinh điển nhà Phật qua nghĩa đen: cầu bình an, cầu siêu sanh, là những người chỉ đứng bên ngoài cổng rào, chứ chưa vào được đến trong sân chùa, nói chi đến ngưỡng cửa nhà Phật. Người nào chỉ hiểu đạo Phật qua các hình thức cúng kiến, lễ nghi thường thấy, là người chưa hiểu đạo Phật là gì cả!

Thậm chí, có người đến với đạo Phật, vì muốn cầu gì được nấy, muốn vạn sự như ý, muốn tùy tâm mãn nguyện, muốn buôn may bán đắt, muốn nhất bổn vạn lợi, muốn thi đâu đậu đó, muốn sở cầu như nguyện, muốn tình duyên may mắn, muốn đủ thứ chuyện trên trần đời, thì than ôi, đạo Phật còn gì là Phật đạo nữa! Thật đáng thương xót! Thật đáng "tội nghiệp" lắm thay!

Trong Kinh Hoa Nghiêm, Ðức Phật có dạy: "Nhất thiết duy tâm tạo". Nghĩa là chúng ta nên biết tội lỗi nặng hay nhẹ tùy theo tâm trạng, tâm tánh của con người khi tạo tác. Thí dụ như một người nghèo khó đi câu con cá, để ăn qua ngày, tội nhẹ hơn người no đủ, đi câu con cá vì thú vui.

 

Con người vì si mê nên cảm thấy vui thích trên sinh mạng của chúng sanh! Khi xưa, những người có quyền thế, xem việc giết người, giết dân chúng hay giết tù nhân, như thú vui tiêu khiển. Ngày nay, ở các nước gọi là văn minh, con người xem việc săn bắn thú vật như là môn thể thao, coi cảnh đấu bò giết bò như là trò giải trí!

 

Ðức Phật hiểu rõ tâm bệnh của tất cả chúng sanh, vì sao con người trôi lăn trong sanh tử luân hồi, cho nên Ðức Phật chỉ dẫn con đường thoát ly sanh tử luân hồi. Ðó mới chính là trọng tâm cốt yếu của đạo Phật. Sách có câu: 'Tướng tự tâm sanh, tướng tùng tâm diệt'. Ảnh minh họa.
Ðức Phật hiểu rõ tâm bệnh của tất cả chúng sanh, vì sao con người trôi lăn trong sanh tử luân hồi, cho nên Ðức Phật chỉ dẫn con đường thoát ly sanh tử luân hồi. Ðó mới chính là trọng tâm cốt yếu của đạo Phật. Sách có câu: "Tướng tự tâm sanh, tướng tùng tâm diệt". Ảnh minh họa.

Thật đáng "tội nghiệp" lắm thay! Con người đang hưởng phước ở các xứ văn minh, lại tìm cách tạo tội tạo nghiệp vì vô minh. Một người giết một con thú dữ để tự vệ trong hoàn cảnh sợ hãi, tội nhẹ hơn một đứa bé tay cầm cây cầm roi, thi đua với các đứa bé khác, đánh đập một con gà, rụng lông tơi tả, máu đổ dầm dề, cho đến chết, một cách nhanh nhứt, để được khen thưởng, để được lãnh giải, trong cuộc thi do người lớn tổ chức!

Dĩ nhiên, kẻ chủ tâm cố ý giết người vì tư thù, vì quyền lợi, tội nặng hơn kẻ sát nhân trong cơn điên loạn, hãi hùng hay vô ý thức. Kẻ giết con vật lớn như trâu bò, tội nặng hơn kẻ giết côn trùng, con gián, con kiến. Giết người, giết con vật lớn, con vật có nhiều linh tánh hơn, tức nhiên, kẻ giết phải có chủ ý, dụng tâm, dụng công, dụng sức nhiều hơn, nên tội nặng hơn.

Giết côn trùng, con gián, con kiến không do cố ý, không do thích thú, bởi vì con người không thể sống chung với những sinh vật này được, theo phép vệ sinh chung của xã hội, nên nhẹ tội hơn. Tuy nhiên, tìm giết vô cớ con gián, con kiến ngoài đồng, ngoài đường lại là chuyện khác.

Việc trộm cắp cũng vậy. Người trộm cắp vì nghèo túng, phải giúp gia đình qua cơn đói khổ, vì tạm thời, không còn phương cách nào khác, tội nhẹ hơn một kẻ cố ý chủ tâm dùng thủ đoạn, dùng luật pháp, để chiếm đoạt tài sản, sang đoạt bản quyền của người khác, thưa kiện người khác với mục đích kiếm tiền, muốn mình sung sướng, làm giàu nhanh chóng, người khác thì đau khổ vì sạt nghiệp!

Việc nói dối để an ủi, giúp đỡ tinh thần người đang bị bệnh, người đang khổ đau, khủng hoảng, sợ hãi, không thể đem so sánh với việc nói dối để gạt gẫm người khác vì ích kỷ, vì tư lợi, vì thù oán hại người, vì muốn kết bè kết đảng.

Càng tệ hại hơn nữa vì tự ái, vì tự lợi, vì danh dự hão, vì chính nghĩa cuội, vì công lý một chiều, vì lẽ phải phiến diện, vì mê tín dị đoan, vì quá khích, có người đặt điều vu cáo vu khống, phỉ báng mạ lỵ người khác, lộng giả thành chơn, nước lã khuấy nên hồ, để ám hại người khác, viết bài đả kích, khen mình khinh người, lôi kéo phe phái, thì những người đó làm sao tránh khỏi luật nhân quả, làm sao thoát khỏi "lưới trời" lồng lộng, tuy thưa mà không lọt, tuy không thấy mà chẳng sai chạy! Trong nhà Phật, "lưới trời" đó chính là "quả báo" con người phải lãnh, vì các việc đã làm, đã nói, đã nghĩ, trước đây.


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
241( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 931
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 21/11/2023 11:29

Tin liên quan

Thông báo

GIẤY MỜI

Giấy  mời tham dự lễ đúc tôn tượng Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương - Tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - Hà Nội.
Chi tiết »

Thông bạch: Tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Ngày 9-11, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký ban hành Thông tư số 834/TB-HĐTS, về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.
Chi tiết »

Quyết định: V/v phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam

Quyết định Số: 803/QĐ-HĐTS - Về việc phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam - Kèm theo thuyết minh & phương án thiết kế
Chi tiết »

Giáo hội chính thức ban hành Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện thuộc GHPGVN

Ngày 3-10-2023, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký ban hành 2 văn bản quan trọng, đó là Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) và Thông tư Hướng dẫn thành...
Chi tiết »

Thông bạch: Về việc tổ chức Tang lễ Đại lão Hòa thượng Dương Nhơn

Nội dung Thông bạch của Hội đồng Chứng minh - Hội đồng trị sự GHPG VN : Về việc tổ chức Tang lễ Đại lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Lá thư gửi những người mẹ trong ngày Vu Lan! - PT Phạm Thị Thu Hà

Con muốn cảm ơn đó là những người mẹ - những chiến sỹ mặc áo blue trắng vẫn đang chiến đấu trên chiến trường để giành sự sống trong đại dịch COVID 19 này. Cuộc chiến tàn khốc sau mấy chục năm trên mảnh đất hình chữ S mà ranh giới...
Chi tiết »

CHÚNG TA CÒN ĐƯỢC GẶP CHA MẸ BAO NHIÊU LẦN NỮA ?

Ngồi nghỉ ngơi lướt Facebook, tôi đọc được câu chuyện khiến không chỉ bản thân mình mà nhiều người cũng sẽ tự hỏi: “Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?”
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

 

Pháp âm

 
 

Tin tức mới

Chùa Bái Đính tổ chức lễ huý kỵ Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không

Sáng ngày 30/11/2023, Chùa Bái Đính trang nghiêm tổ chức lễ huý kỵ Lý triều Quốc sư Nguyễn Minh Không - Tổ sư khai sáng chùa Bái Đính
Chi tiết »

Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM: Trao quyết định bổ sung nhân sự, lãnh đạo các khoa

Sáng ngày 30-11, tại cơ sở I (Q.Phú Nhuận, TP.HCM), Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã trao quyết định bổ sung nhân sự Thành viên Hội đồng Điều hành nhiệm kỳ...
Chi tiết »

Hà Nội: Khai giảng lớp Đại học ngành Hán Nôm tại chùa Khai Nguyên

Chiều ngày 29/11/2023 (17/10/Quý Mão), tại chùa Khai Nguyên (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), diễn ra lễ Khai giảng lớp Đại học ngành Hán Nôm khóa QH-2023-X, hệ vừa làm vừa học của Trường Đại...
Chi tiết »

Hải Phòng: Chuẩn bị diễn ra Hội thảo “Phật giáo xứ Đông trong dòng chảy văn hóa Dân tộc”

Vừa qua, Ban tổ chức Hội thảo “Phật giáo xứ Đông trong dòng chảy văn hóa Dân tộc” đã tổ chức buổi khảo sát địa điểm diễn ra Hội thảo tại chùa Long Hoa, thuộc quần thể di tích danh thắng lịch sử Núi Voi, thôn Chi...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 2656

Hôm qua: 4788

Tháng này: 2656

Tháng trước: 154348

Tất cả: 4681301


Đang online: 37
IP: 3.239.2.192
Unknown 0.0