QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ SINH SẢN VÔ TÍNH

Ngày đăng: Thứ 6 , 23/07/2021 20:46 .
QUAN ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI VẤN ĐỀ SINH SẢN VÔ TÍNH

HỎI:
Vấn đề sinh sản vô tính (SSVT), theo giáo lý nhà Phật thì lý giải như thế nào? Quan điểm đạo đức của Phật giáo có chấp nhận việc sinh sản vô tính hay không?

ĐÁP:
Nhìn một cách tổng quan thì sự sống của muôn loài nói chung, vốn được thể hiện rất phong phú, đa dạng. Tùy theo nghiệp cảm của từng loài mà có những cách sinh ra và thọ thân sai khác nhau. Trong kinh Thập Thiện đã nói rõ điều này. Vấn đề sinh sản – dù là sinh sản vô tính – cũng chỉ là một trong bốn dạng sinh (noãn, thai, thấp, hóa: sinh bằng trứng, sinh bằng bào thai, sinh từ nơi ẩm thấp, do biến hóa mà sinh ra) mà từ lâu kinh văn Phật giáo thường ghi nhận. Về cơ bản, SSVT là một quá trình rất phức tạp, căn cứ vào một số công trình về y học hiện đại, chúng tôi có thể khái quát quá trình đó như sau: Kỹ thuật SSVT là một phát minh vào những năm gần đây, bao gồm các bước sau:

1. Lấy tế bào bạch cầu của một người đàn ông (hoặc đàn bà), tách phần gien ra.
2. Lấy một noãn của người phụ nữ A, trục toàn bộ gien trong nhân noãn ra rồi cấy phần gien nói trên của người đàn ông (hoặc đàn bà) vào nhân noãn bằng cách kích điện.
3. Noãn sẽ nhân thành phôi phát triển tự nhiên trong môi trường nhân tạo.
4. Cấy phôi đó vào tử cung của người phụ nữ B.
5. Thai nhi phát triển bình thường chờ ngày chào đời. Nó sẽ giống người đàn ông (hoặc đàn bà) nói trên như đúc về bộ gien.

Như vậy, xét về thực chất thì quá trình SSVT vừa mang tính hóa sinh và đồng thời cũng cả tính chất thai sinh theo lý thuyết nêu trên của Phật giáo. Ở đây, khái niệm hóa sinh cần được hiểu như là một sự tác động (tự thân hoặc do những yếu tố bên ngoài) tạo nên một chuyển biến mới trên một sinh thể nào đó. Và ngay đây, kỹ thuật SSVT tuy là một phát hiện của thời đại nhưng thực chất không khác lắm so với những dạng thức sinh sản đã được đề cập từ lâu trong kinh văn Phật giáo. Thế nhưng, theo Phật giáo thì phải lý giải như thế nào nếu thiếu đi các yếu tố quan trọng khác nhưng vẫn hình thành một cơ thể sống là con người? Trả lời câu hỏi này, thiết tưởng cần phải khảo xét lại những điều kiện để hình thành một con người theo quan điểm Phật giáo.

Căn cứ vào Đại kinh Đoạn Tận Ái (Kinh Trung Bộ), một sinh thể sở dĩ được hình thành phải hội đủ nhiều yếu tố, mà trong đó có ba yếu tố chính sau: thứ nhất là tinh cha, thứ hai là huyết mẹ và một yếu tố rất quan trọng đó chính là nghiệp thức (gandhabha). Chính yếu tố thứ ba này quyết định sự hình thành của sinh thể đó cũng như chi phối toàn bộ tiến trình sống, hình dạng, tâm tính của con người ấy khi trưởng thành. Trở lại vấn đề SSVT, mặc dù thiếu vắng các yếu tố cần để hình thành nên một sinh thể theo quan niệm thông thường. Thế nhưng cần phải thấy rằng, dù là SSVT, dù là sinh sản trong ống nghiệm thì yêu cầu trước tiên phải có một thụ thể ban đầu nào đó, hoặc là cha, hoặc là mẹ. Mặt khác, như đã trình bày, yếu tố quan trọng nhất, quyết định toàn bộ sự tồn tại, hình thành, khả năng sống, tâm lý, tính khí... là do chính yếu tố nghiệp thức tác động và chi phối. Nếu như với phương tiện kỹ thuật hiện đại, người ta có thể gây tạo nên một sinh thể mặc dù thiếu vắng các yếu tố cần có theo quan niệm thông thường. Thế nhưng ái dám quyết chắc rằng, sinh thể mới được tạo đó sẽ hiện hữu, sẽ sống như một sinh thể bình thường khác nếu như thiếu vắng đi yếu tố nghiệp thức (gandhabha)? Sự kiện trước đây làm xáo động thế giới là thành tựu SSVT từ con cừu Dolly.

Thế nhưng, bạn có biết, để có được một công trình như thế, mặc dù người tham gia có trong tay những phương tiện kỹ thuật cao nhưng phải trải qua gần 300 lần thí nghiệm mới có được thành quả ban đầu này! Quả là một con số không phải nhỏ. Ngay đây, chắc hẳn có người sẽ vội vàng bảo chúng tôi rằng, hiện nay đã có vài đứa trẻ ra đời bằng kỹ thuật SSVT. Thực lòng, qua những thông tin mới nhất từ các tập đoàn truyền thông nổi tiếng trên thế giới, chúng tôi vẫn chưa thấy một cơ quan nào trình bày đầy đủ về dữ liệu, quá trình tiến hành, quy mô của các công trình nhằm nhân bản con người. Chưa ai dám quyết chắc có bao nhiêu lần thất bại trước đó để rồi có được thành quả mà họ đã công bố trước mọi người. Nói dông dài như vậy để thấy rằng, SSVT là một thành tựu kỹ thuật hiện đang trong giai đoạn đầu thử nghiệm và lẽ tất nhiên cũng còn nhiều điều cần bàn cãi về vấn đề này. Một trong những vấn đề nổi cộm là quan điểm về đạo đức khi con người ứng dụng rộng rãi kỹ thuật này thì hậu quả sẽ ra sao?

Thực ra, sự ưu tư về những thành quả từ kỹ thuật SSVT là một ưu tiên nên có nhưng chưa phải là trọng tâm trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, sẽ không có gì quá đáng nếu như chúng ta chuẩn bị một tư duy đối với hiện trạng này. Theo quan điểm Phật giáo, thì về cơ bản, Phật giáo bao giờ cũng hoan nghênh và chào đón những thành tựu của khoa học kỹ thuật (KHKT) vì mục tiêu phục vụ cho hạnh phúc của con người nói chung. Thành tựu của KHKT mà con người vươn tới trong hàng thế kỷ qua quả là vô tận. Trong số đó, vẫn có những thành tựu đi ngược lại hạnh phúc, đi ngược lại mong muốn của số đông loài người và điều đó đã gặp phải sự không đồng tình của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Phật giáo xuất phát từ tôn chỉ vì hạnh phúc, vì an lạc cho con người cho nên sẽ hoàn toàn không tán thành những thành tựu KHKT có nguy cơ dẫn đến một hiểm họa cho con người và tất nhiên quan điểm đạo đức của Phật giáo hoàn toàn không chấp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật – công nghệ có nguy cơ dẫn con người đi đến một tương lai đau khổ. Đối với vấn đề SSVT, theo quan điểm riêng của chúng tôi thì Phật giáo hoàn toàn không ủng hộ. Vì lẽ, như đã trình bày, với tiềm lực về trí thức, con người – giả như – có thể phát kiến ra những thành tựu kể trên. Thế thì ai dám quyết chắc rằng, mình sẽ kiểm soát được những thành tựu đó phục vụ cho nhu cầu nhân đạo, phục vụ vì mục tiêu hòa bình và phát triển cho tương lai loài người. Hơn nữa, nếu xét theo mối quan hệ biện chứng giữa trí tuệ và thần thông, thì quan điểm nền tảng của Phật giáo bao giờ cũng khuyên con người hãy đạt đến trí tuệ trước khi chiếm lĩnh phép mầu thần thông. Thành tựu khoa học công nghệ mà con người đạt đến trong những năm gần đây phải chăng là một dạng khác của thần thông? Và với phép mầu thần thông đó, ai dám quả quyết rằng chỉ và sẽ phục vụ vì mục tiêu hòa bình phát triển cho chính con người? Nhìn vào hiện trạng thực tế cuộc sống, khi những giá trị đạo đức của con người hiện đang bị lung lay, nếu như với những thành tựu đại loại như kỹ thuật SSVT kể trên thì tương lai nhân loại sẽ về đâu?

Từ những điểm đã trình bày, chúng tôi xin được khái quát như sau: Vấn đề SSVT đối với giáo lý đạo Phật công bằng mà nói vỗn dĩ không xa lạ vì như đã phân tích, giáo lý Phật giáo ở một khía cạnh nào đó đã đề cập và lý giải vấn đề này rồi. Thứ hai, xét về phương diện đạo đức, theo quan điểm của chúng tôi thì Phật giáo không đồng tình với việc áp dụng kỹ thuật SSVT nhằm mục tiêu nhân bản cả một con người. Có thể nói, đây là một vấn đề đã được nêu ra từ lâu và đã và đang được thảo luận. Chúng tôi chỉ xin nêu ra những chủ kiến của riêng mình hầu góp phần chia sẻ một vài quan kiến cùng bạn. Chúc bạn hằng khang an và rất mong được đón nhận các ý kiến khác cùng trao đổi về vấn đề khá nhạy cảm này.

Nguồn: Huyền Ngu - Quảng Tánh, Phật pháp bách vấn, Nxb. Tôn giáo, 2006, tr. 36-40.

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
576( 62 %)
Số người tham gia bình chọn: 936
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 16/08/2024 20:51

Tin liên quan

Thông báo

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Trung ương Giáo hội ban hành Thông bạch tổ chức An cư kết hạ Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024

Trưởng lão Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tăng sự Trung ương vừa thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự ấn ký Thông bạch số 89/TB-HĐTS, ngày 28/3/2024 về tổ chức An cư kết hạ Phật lịch 2568.
Chi tiết »

Trung ương GHPGVN thông báo người được gọi là “Sư Thích Minh Tuệ” không phải là tu sỹ Phật giáo

Hôm nay, ngày 16/5/2024, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó chủ tịch - Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự GHPGVN thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ấn ký Công văn số 151/HĐTS-VP1 thông báo về việc người được mạng xã hội...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Cảnh báo lừa đảo Khóa tu mùa hè 'ảo' 2024

Vào ngày 3/6/2024 vừa qua, tại chùa Quán Sứ, Ban Thông tin Truyền thông T.Ư – Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận được phản ánh về trường hợp chị K.T.N (Bình Dương) có kết nối với tài khoản Telegram Trần Tiến...
Chi tiết »

Yên Bái : Lễ Bố tát tại Hạ trường chùa Tùng Lâm Ngọc Am.

Sáng ngày mùng 5 tháng 6 năm 2024 ( 29 tháng 04 năm Giáp Thìn) đã diễn ra lễ Bố tát tại trụ sở GHPGVN tỉnh Yên Bái - Hạ trường chùa Tùng Lâm Ngọc Am.
Chi tiết »

Hà Nội: Trang nghiêm Lễ Bố tát tại Trường hạ Tổ đình Bồ Đề

Sáng ngày mùng 05 tháng 06 năm 2024 (tức 29/04/Giáp Thìn), Chư tôn Hòa Thượng, chư Thượng tọa, Ni Trưởng, Ni Sư, Đại Đức Tăng - Ni gồm 128 hành giả an cư tại Trường hạ Tổ đình Bồ Đề (số 90 phố Phú Viên, phường Bồ Đề,...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 865

Hôm qua: 1617

Tháng này: 10763

Tháng trước: 164623

Tất cả: 5293919


Đang online: 369
IP: 98.81.24.230
Unknown 0.0