Bia đá 400 tuổi trong chùa Thiên Mụ

Ngày đăng: Thứ 5 , 23/03/2023 10:09 .
Xung quanh tháp Phước Duyên, chùa Thiên Mụ, có năm nhà bia và một nhà chuông trưng bày Đại hồng chung. Nằm bên trái chùa, bia đá cẩm thạch xám có khắc bài văn của chúa Nguyễn Phúc Chu, tồn tại gần 400 năm. Tấm bia cũng là bảo vật quốc gia được công nhận năm 2020.


                                                       Chùa Thiên Mụ bên dòng sông Hương

Sử cũ chép, các chúa Nguyễn đều rất coi trong đạo Phật. Năm 1601 khi vào trấn thủ vùng đất Thuận Hóa, chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây dựng chùa Thiên Mụ ở đồi Hà Khê bên dòng sông Hương. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Chu, chùa Thiên Mụ được xem là quốc tự ở Đàng trong.

Năm 1714, thấy chùa Thiên Mụ xuống cấp, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đại trùng tu, xây dựng thêm công trình thiết yếu như: Sơn môn, thiên vương điện, ngọc hoàng điện, đại hùng bửu điện, nhà thuyết pháp, lầu tàng kinh... Ngài còn, chúa cho đúc Đại hồng chung cúng dường chùa.

Năm 1715, chúa Nguyễn Phúc Chu lên thăm chùa Thiên Mụ. Đứng ở khuôn viên chùa, ngài thấy dòng sông Hương thơ mộng chảy hiền hòa, xa xa lại có núi Kim Phụng với từng áng mây bồng bềnh trôi. Trước khung cảnh đẹp, chúa Nguyễn Phúc Chu đã làm bài văn "Ngự kiến thiên mụ tự" gồm 1.250 chữ Hán.

Bài văn sau đó được khắc lên tấm bia đá cẩm thạch xám cao 2,5 m, trán chạm rồng, đầu và một đoạn thân uốn lượn giữa mây lửa. Diềm bia chạm hình rồng uốn lượn chầu hỏa châu, đường nét mềm mại. Bia đặt trên lưng con rùa đá trắng từ đầu đến đuôi dài 2 m, cao 0,51 m, ngang 1,58 m, chạm hoa văn hình bát giác. Rùa nằm trên bệ chân quỳ, cũng liền một khối cẩm thạch, mặt vuông mỗi cạnh 1,5 m. Tấm bia được đặt trong khuôn viên chùa Thiên Mụ năm 1715.

                             Tấm bia đá "Ngự kiến thiên mụ tự" ở trong khuôn viên chùa Thiên Mụ.

Trên văn bia, chúa Nguyễn Phúc Chu tự nhận mình là con nhà Phật. Nhiều lần đứng ở chùa Thiên Mụ, chúa nhận thấy địa thế nơi đây quá đẹp khi nhìn xa có núi Kim Phụng, gần có sông Hương. Sau gần một năm chùa Thiên Mụ trùng tu, chúa Nguyễn Phúc Chu đã ghé thăm chùa, khen ngợi dân phu tận tâm.

Không chỉ nói đến quá trình tu bổ, cảnh quan chùa Thiên Mụ, chúa Nguyễn Phúc Chu cũng nhắc đến thiền sư Thạch Liêm, người được mời về giảng kinh. Chúa ca ngợi đạo Phật, tự hào về đất nước, kể lại quá trình tôn tạo và mô tả ngôi chùa Thiên Mụ, bày tỏ ước nguyện vương triều tồn tại lâu dài cùng với trời đất.

TS Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng cổ vật cung đình Huế, cho biết tấm bia "Ngự kiến Thiên Mụ Tự" nằm trong khuôn viên chùa Thiên Mụ và do nhà chùa quản lý trực tiếp. Trải qua gần 400 năm, các dấu ấn được chạm trên bia rất rõ với nét chữ được khắc chồng lên theo cách đóng dấu vẫn thường thấy trên các văn bản hành chính.

Trong đó, dấu ấn Đại Việt quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo (ấn truyền quốc của các chúa Nguyễn, sau này là các hoàng đế triều Nguyễn) được thể hiện ở hai vị trí trên trán bia và ở cuối bài văn trên thân bia. Dấu được khắc chồng lên song vẫn thể hiện được hai lớp nội dung, đủ để người đọc hình dung được thứ tự của văn bản. Cách hành văn trên bia đá như trên văn bản giấy.

"Tấm bia có giá trị rất lớn về nghệ thuật chạm khắc. Hình thức trang trí và kỹ thuật chạm khắc trên bia có những nét riêng của phong cách bia thời Nguyễn tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử", tiến sĩ Huỳnh Thị Anh Vân đánh giá.



                                           Nét chữ khắc trên bia đá rõ ràng tồn tại đến ngày nay

Mặc dù có giá trị vô cùng lớn, việc bảo quản, cất giữ bia đá "Ngự kiến thiên mụ tự" vẫn chưa được tốt. Tương tự như nhiều di tích ở Huế, bia đá cũng bị kẻ gian xâm phạm với chi chít chữ trên văn bia và lưng rùa đá.
 

 


Võ Thạnh

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1416
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »

GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

HÀ NỘI RỰC RỠ SẮC MÀU MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN

Cờ Phật giáo, cờ Tổ quốc được treo dọc những tuyến phố, mang đến không khí thành kính, chào đón xá lợi Đức Phật lần đầu tiên rước qua Thủ đô trong mùa Phật đản.
Chi tiết »

HÀ NỘI: THỨ TRƯỞNG BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO NGUYỄN HẢI TRUNG CÙNG CÁC BỘ BAN NGÀNH TƯ CHÚC MỪNG PHẬT ĐẢN - VESAK 2025 TỚI TƯ GHPGVN

Sáng 12/5/2025 (tức 15/04 năm Ất Tỵ), Phái đoàn Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung dẫn đầu tới Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - chùa Quán Sứ (Hà Nội) chúc mừng Phật đản Vesak...
Chi tiết »

DẤU ẤN DI SẢN PHẬT GIÁO QUA CÁC KỲ VESAK Ở VIỆT NAM

Thông qua các di vật, cổ vật, pháp khí và sắc phong được trưng bày, không gian trưng bày góp phần thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo với dân tộc và văn hóa miền Bắc Việt Nam.
Chi tiết »

TRUNG ƯƠNG GHPGVN KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025 TẠI CHÙA QUÁN SỨ

Sáng ngày 12/5/2025 (nhằm ngày Rằm tháng Tư năm Ất Tỵ), tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự GHPGVN đã long trọng cử hành...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 1129

Hôm qua: 5139

Tháng này: 51690

Tháng trước: 61509

Tất cả: 5805318


Đang online: 34
IP: 18.223.239.171
Mozilla 0.0