2 rằm tháng Giêng đặc biệt trong cuộc đời Đức Phật

Ngày đăng: Thứ 4 , 22/03/2023 15:30 .

Rằm tháng Giêng, mọi người nô nức đến chùa thắp hương lạy Phật, hành lễ cầu an… nhưng nhiều người chưa biết ý nghĩa sâu sắc của ngày này trong đạo Phật. Câu chuyện về 2 ngày rằm tháng Giêng đặc biệt trong đời Đức Phật sẽ có thể giúp họ hiểu thêm.

Rằm tháng Giêng đầu tiên trong bước đường hành đạo 

Vào ngày trăng tròn tháng Magha theo lịch Ấn Độ (theo âm lịch Việt Nam là ngày rằm tháng Giêng), 1.250 vị tỳ kheo đã đắc quả A-la-hán, đệ tử của Phật, dù không hẹn trước đã cùng nhau đến đảnh lễ ngài. Đây là thời điểm 10 tháng sau khi Đức Phật thành đạo, theo Phật giáo Nam truyền. Lúc đó ngài đang ngụ tại Tự viện Trúc Lâm (Veḷuvanavihāra) trong thành Vương-xá (Rājagaha) do vua Bimbisāra (Bình Sa Vương) dâng cúng. 

Đây được coi như là kỳ Đại hội Thánh tăng duy nhất khi Đức Phật còn tại thế, là một trong những ngày lễ thiêng liêng nhất của Phật giáo

Rằm tháng Giêng là ngày Đại hội Thánh tăng
 

Trong ngày trọng đại này, Đức Phật thuyết kinh Giải thoát giáo gồm 13 nguyên tắc cơ bản như sự tóm tắt cô đọng nhất, cực kỳ ngắn gọn của Phật pháp và đời sống tu tập của những người xuất gia theo đạo Phật.

Cứ nửa tháng một lần, các đồ đệ của Phật họp nhau lại một lần để trùng tụng và lắng nghe bản kinh này như một cách ôn tập nhằm thực hành sửa mình, duy trì sự đoàn kết trong tăng đoàn.

Thuở ban đầu, bản kinh được chính Đức Phật đảm trách, chỉ sau đó khi đã có nhiều bản kinh, Ngài mới giao lại cho một vị tỳ kheo. Tới nay, dù Đức Phật đã nhập niết bàn, công việc đạo hạnh này vẫn được duy trì trong các tăng đoàn. Đây là bản kinh Phật thuyết để dạy dỗ tăng chúng, là kim chỉ nam cho thực hành giáo pháp, cũng là những nguyên tắc sống mà mọi người nên thực hành theo.

Xin trích một đoạn kinh mà sau này Đức Phật nhắc lại khi trả lời ngài A Nan (Ananda) tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), được ghi lại trong kinh Pháp Cú:

Không làm mọi điều ác,

Thành tựu các hạnh lành,

Giữ tâm ý trong sạch,

Chính lời chư Phật dạy.

 

Ngày Rằm tháng Giêng này, dù đến các chùa chiền hay cúng bái ở nhà, nếu bạn cố gắng sửa mình theo những lời dạy này, chắc chắn sự an lạc sẽ đến.

Rằm tháng Giêng cuối cùng của Đức Phật

Tại thành Vesali, vào ngày Rằm tháng Giêng khi Đức Phật đã ở tuổi 80 tuổi, thấy thân tứ đại đã mòn rã theo luật vô thường và đạo của mình đã được truyền bá khắp nơi, những người đủ sức gánh vác sự nghiệp hoằng dương Phật pháp cũng đã có, Ngài quyết định nhập Niết Bàn.

 
Đức Phật tuy đã nhập niết bàn nhưng giáo pháp của Ngài còn mãi

Hành giả Bình An Sơn viết: Vào ngày trăng tròn tháng Magha, sau khi đi khất thực và thọ trai, Ngài đến nghỉ trưa tại đền Capala. Sau đó, Ngài cùng tôn giả A Nan đi đến giảng đường Kutagara tại rừng Đại Lâm. Ngài bảo A Nan đi mời tất cả tỳ kheo sống ở gần Vesali tụ họp tại giảng đường này. Rồi Ngài nói với họ: "Này các tỳ kheo, đây là lời ta nhắn nhủ quý vị: Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, vì không bao lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ".

Ngài nói thêm:

"Ta đã già, dư mạng chẳng còn bao,

Từ biệt quý vị, ta đi một mình.

Tự mình làm sở y cho chính mình

Hãy tinh tấn, chánh niệm, giữ giới luật

Nhiếp thúc ý chí, bảo hộ tự tâm.

Ai tinh tấn trong Pháp và Luật này

Sẽ diệt sinh tử, chấm dứt khổ đau".

Dựa vào sự kiện lịch sử đó, vào ngày rằm tháng Magha (tháng Giêng) mỗi năm, các Phật tử trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy tổ chức kỷ niệm ngày Phật di chúc, 3 tháng trước khi Ngài nhập diệt.

 

 
Pháp Định

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1416
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »

GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

HÀ NỘI RỰC RỠ SẮC MÀU MỪNG NGÀY PHẬT ĐẢN

Cờ Phật giáo, cờ Tổ quốc được treo dọc những tuyến phố, mang đến không khí thành kính, chào đón xá lợi Đức Phật lần đầu tiên rước qua Thủ đô trong mùa Phật đản.
Chi tiết »

HÀ NỘI: THỨ TRƯỞNG BỘ DÂN TỘC VÀ TÔN GIÁO NGUYỄN HẢI TRUNG CÙNG CÁC BỘ BAN NGÀNH TƯ CHÚC MỪNG PHẬT ĐẢN - VESAK 2025 TỚI TƯ GHPGVN

Sáng 12/5/2025 (tức 15/04 năm Ất Tỵ), Phái đoàn Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Thứ trưởng Nguyễn Hải Trung dẫn đầu tới Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - chùa Quán Sứ (Hà Nội) chúc mừng Phật đản Vesak...
Chi tiết »

DẤU ẤN DI SẢN PHẬT GIÁO QUA CÁC KỲ VESAK Ở VIỆT NAM

Thông qua các di vật, cổ vật, pháp khí và sắc phong được trưng bày, không gian trưng bày góp phần thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa Phật giáo với dân tộc và văn hóa miền Bắc Việt Nam.
Chi tiết »

TRUNG ƯƠNG GHPGVN KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025 TẠI CHÙA QUÁN SỨ

Sáng ngày 12/5/2025 (nhằm ngày Rằm tháng Tư năm Ất Tỵ), tại Trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam – chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự GHPGVN đã long trọng cử hành...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 1231

Hôm qua: 5139

Tháng này: 51792

Tháng trước: 61509

Tất cả: 5805420


Đang online: 32
IP: 3.135.185.96
Mozilla 0.0