Nghe chuông

Ngày đăng: Thứ 7 , 27/11/2021 09:31 .

 

Thỉnh thoảng chúng ta cần một âm thanh nào đó để nhắc nhở chúng ta trở về với hơi thở ý thức. Chúng ta gọi âm thanh đó là ‘tiếng chuông chánh niệm’.  Ở làng Mai, bất cứ khi nào nghe chuông đồng hồ, chuông điện thoại hay chuông sinh hoạt trong tu viện, chúng ta đều dừng lại. Đó là những tiếng chuông chánh niệm. Khi nghe chuông, chúng ta dừng lại, dừng lại mọi nói năng và sinh hoạt. Chúng ta buông thư toàn thân và ý thức về hơi thở của mình. Chúng ta làm một cách tự nhiên với niềm vui thích mà không phải là một hình thức cứng nhắc. Khi dừng lại thở, lấy lại năng lượng định tĩnh và bình an thì chúng ta có tự do, những công việc chúng ta đang làm trở nên thú vị hơn, những người bạn trước mặt chúng ta trở nên ‘thực’ hơn.

Đôi khi, thân chúng ta ở đây mà tâm chúng ta thì lại đang ở một nơi nào khác. Vì vậy chúng ta không thực sự có mặt trong ngôi nhà đích thực của mình. Tiếng chuông có thể giúp ta mang tâm trở về với thân. Đó là phương pháp chúng ta thực tập trong tu viện. Tiếng chuông có thể giúp ta trở về với chính mình, trở về với giây phút hiện tại, tiếng chuông được xem như một người bạn, một bị Bồ Tát giúp ta thức tỉnh.

Ở nhà, chúng ta cũng có thể sử dụng tiếng chuông điện thoại, chuông nhà thờ, tiếng khóc của trẻ em, hay ngay cả tiếng còi báo động, tiếng xe cấp cứu… để làm tiếng chuông chánh niệm của chúng ta. Chỉ cần ba hơi thở có ý thức là chúng ta đã có thể buông bỏ được những căng thẳng trên thân tâm và trở về với trạng thái tươi mát, trong lành của ta.

Ở Việt Nam tôi thường được nghe tiếng chuông chùa. Nhưng khi qua Tây Phương, tiếng chuông chùa không còn nữa, chỉ có tiếng chuông nhà thờ. Một hôm, lúc đó tôi đã ở Châu Âu được vài năm, đang đi thiền hành trên một quảng trường ở Tiệp Khắc (Prague) bỗng nhiên tôi nghe tiếng chuông nhà thờ đổ, đó là lần đầu tiên tôi tiếp xúc sâu sắc với linh hồn Âu Châu xưa cổ. Kể từ đó, mỗi khi nghe chuông nhà thờ, bất kể là ở đâu, Thụy Sĩ, Pháp hay Nga, tôi đều tiếp xúc sâu sắc với linh hồn Châu Âu. Đối với những người không tập luyện thì tiếng chuông không có ý nghĩa gì mấy. Nhưng nếu chúng ta có luyện tập thì tiếng chuông mang lại một ý nghĩa tâm linh rất thâm sâu, có khả năng đánh thức những điều mầu nhiệm nhất bên trong chúng ta.

Chúng ta không nói ‘đánh chuông’ mà nói là ‘thỉnh chuông’. Người thỉnh chuông được gọi là ‘duy na’ (tri chung) và cái dùi gỗ để thỉnh chuông là ‘dùi thỉnh’. Có nhiều loại chuông khác nhau: chuông đại hồng mỗi khi được thỉnh lên thì cả làng đều nghe; chuông báo chúng (báo hiệu thời khóa sinh hoạt của tu viện) mỗi khi được thỉnh lên thì khắp tu viện đều nghe được, chuông gia trì trong thiền đường được thỉnh lên trong các buổi pháp thoại, làm mới, ngồi thiền, tụng kinh… giúp chúng ta thực tập trở về theo dõi hơi thở, kế đó là chuông nhỏ (minibell), đựng vừa vặn trong một cái túi mà chúng ta có thể mang đi bất cứ nơi đâu.

Chúng ta phải tập luyện làm sao để có thể thỉnh chuông được, điều này rất quan trọng. Nếu chúng ta vững chãi, tỉnh thức, thảnh thơi, chánh niệm thì tiếng chuông chúng ta thỉnh lên có công năng giúp người khác tiếp xúc được với những gì thâm sâu nhất bên trong họ.

Thực tập

Khi làm tri chung và muốn thỉnh lên một tiếng chuông, điều đầu tiên mà ta cần làm là xá chuông. Chuông là người bạn giúp chúng ta đưa tâm trở về với thân. Khi thân, tâm hợp nhất thì tự nhiên chúng ta có mặt trong giây phút hiện tại, ngay bây giờ và ở đây, chúng ta có thể sống đời sống của chúng ta một cách sâu sắc.

Một cái chuông nhỏ đặt vừa vặn trong lòng bàn tay. Hãy tưởng tượng bàn tay ta là một đóa sen năm cánh và chiếc chuông nhỏ là một viên ngọc quý nằm trong lòng đóa sen. Trong lúc giữ chuông như vậy, ta thực tập thở cho có chánh niệm. Ta có thể sử dụng thi kệ để đưa tâm trở về với thân, để thực sự có mặt trong giây phút hiện tại. Nếu không thực sự có mặt trong giây phút hiện tại thì ta không thể là một vị tri chung giỏi. Vì vậy sau khi thở vào và thở ra hai lần theo bài thi kệ, ta mới có đủ tư cách để làm một người thỉnh chuông.

Ba nghiệp lắng thanh tịnh
Gửi lòng theo tiếng chuông
Nguyện người nghe tỉnh thức
Vượt thoát nẻo đau buồn

Bài thi kệ có bốn câu: một câu thở vào, một câu thở ra, một câu thở vào, một câu thở ra. Cố nhiên là bài thi kệ rất hay nhưng nếu không nhớ cũng không sao. Ta chỉ cần theo dõi hơi thở, thở vào ý thức là hơi thở đang đi vào, thở ra ý thức là hơi thở đang đi ra. Thở cho thân tâm lắng dịu cũng làm cho ta trở thành một vị tri chung giỏi. Bây giờ, ta đã có đủ phẩm chất để sẵn sàng thỉnh chuông.

Chúng ta nhấp một tiếng để thức chuông một cách nhẹ nhàng. Đó là một thông báo rất quan trọng cho chuông và cho mọi người. Chúng ta phải nhẹ nhàng với chuông để chuông không giật mình và chúng ta cũng báo hiệu cho mọi người biết là sẽ có một tiếng chuông tròn đầy được thỉnh lên sau đó, để mọi người chuẩn bị thân tâm nghe chuông với sự có mặt đích thật của họ. Ở các đạo tràng, tiếng chuông là tiếng gọi của Bụt trong ta, gọi ta trở về. Khi thức chuông, mọi người sẽ dừng lại những suy nghĩ, nói năng, trở về với hơi thở để nghe chuông. Chúng ta phải cho mọi người có đủ thời gian chuẩn bị thân tâm để đón nhận tiếng chuông, vì vậy phải cho họ thời gian một hơi thở vào và một hơi thở ra để sẵn sàng. Có thể họ đang háo hức, nói chuyện, hoặc suy nghĩ về một điều gì đó. Nhưng khi nghe tiếng thức chuông, họ biết là họ phải ngừng lại, ngừng lại những suy nghĩ, nói năng và hành động để chuẩn bị thân tâm, sẵn sàng nghe chuông.

Rồi ta thỉnh lên một tiếng chuông. Thở vào, thở ra ba hơi thật sâu. Nếu thở vào, thở ra nhẹ nhàng thì sau ba hơi thở vào ra, ta sẽ trở nên thư thái, tĩnh lặng, thanh thản và chánh niệm. Ta có thể đọc thầm bài thi kệ trong khi thở vào, thở ra:

Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe
Tiếng chuông huyền diệu đưa về quê hương.

 

‘Lắng lòng nghe, lắng lòng nghe’ có nghĩa là chúng ta nghe với tất cả trái tim của mình khi thở vào. ‘Quê hương’ là sự sống với tất cả những mầu nhiệm của nó đang có mặt trong giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây. Nếu thực tập giỏi thì nước Chúa hay cõi Tịnh Độ của Bụt sẽ luôn có mặt ngay bất cứ lúc nào chúng ta nghe chuông và trở về ngôi nhà đích thực của chúng ta.



Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 932
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 4 , 03/01/2024 21:37

Tin liên quan

Thông báo

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 4 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 4 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

Thông báo về lịch học khóa tập huấn nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè năm 2024

Thông báo Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín về việc mở lớp “Nghiệp vụ tổ chức khóa tu mùa hè 2024”. 
Chi tiết »

Thông điệp Đại lễ Phật đản PL.2568 của Đức Pháp chủ GHPGVN

Với tất cả ý nghĩa thiêng liêng của ngày kỷ niệm Đức Phật đản sanh, tôi mong muốn tất cả người con Phật trên khắp thế giới đoàn kết, cùng cả nhân loại chung sống vị tha, kiến tạo thế giới hòa bình, an lạc.
Chi tiết »

Bộ Nội vụ đề nghị các tổ chức tôn giáo bảo đảm nếp sống văn minh trong hoạt động tín ngưỡng

Bộ Nội vụ vừa phổ biến Văn bản số 650/BNV-TGCP do Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng ký ngày 5-2-2024, gửi đến lãnh đạo các tổ chức tôn giáo, đề nghị bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn...
Chi tiết »

Công điện về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán

Ngày 30/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 11/CĐ-TTg về việc bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

Nghệ An: Phật tử về chùa nhận cờ Phật giáo và băng-rôn “Kính mừng Phật đản”

Trong các ngày vừa qua, hàng trăm Phật tử trên địa bàn Nghệ An đã về chùa Đức Hậu (TP.Vinh), chùa Cổ Am (H.Diễn Châu), chùa Chí Linh (H.Yên Thành) để nhận cờ Phật giáo và băng-rôn với...
Chi tiết »

Thanh Hoá: Lãnh đạo tỉnh gặp mặt và chúc mừng các chức sắc Phật giáo nhân dịp Đại lễ Phật đản

Ngày 10/5 (nhằm ngày 3/4/ Giáp Thìn), tại Trung tâm Hội nghị tỉnh (25B, Tp.Thanh Hóa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức buổi gặp mặt và chúc mừng các chức sắc, chức việc Phật giáo toàn...
Chi tiết »

Hà Nội: PBNG PG Thành phố họp chuẩn bị công tác tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công PGVN vào năm

Chiều ngày mùng 10/05/2024 (tức mùng 03/4/Giáp Thìn), Phân ban Ni giới GHPGVN TP.Hà Nội họp chuẩn bị công tác tổ chức Đại lễ tưởng niệm Đức Thánh Tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Tôn đức Ni tiền bối hữu công Phật...
Chi tiết »

Phái đoàn Bộ công an Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến thăm Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Sáng 10/5, tại Hội trường Trúc Lâm, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Chư Tôn đức lãnh đạo Hội đồng Học viện đã đón tiếp Trung tướng Khamking Phuilamanyvong, Thứ trưởng Bộ Công an, Nhà nước Cộng hòa dân chủ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 628

Hôm qua: 684

Tháng này: 15926

Tháng trước: 0

Tất cả: 4918943


Đang online: 5
IP: 3.15.3.154
Mozilla 0.0