'Dự án nuôi em Nghệ An' chắp cánh ước mơ cho học sinh vùng khó

Ngày đăng: Thứ 4 , 20/09/2023 08:58 .
Dự án này đang ngày một lan tỏa những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, mang lại nhiều suất ăn trưa cho học sinh đồng bào dân tộc tỉnh Nghệ An.

Mặc dù cơ sở vật chất các trường học trên địa bàn xã miền núi Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, đã được Nhà nước đầu tư xây dựng khang trang, tiện nghi, nhưng đời sống người dân xã Chiêu Lưu còn nhiều khó khăn. Vì thế, trẻ em nơi đây vẫn chưa được chăm sóc đầy đủ. Thậm chí các em học sinh có nhà ở cách điểm trường từ 2 đến 3km, đi học còn bữa đói, bữa no, rất nhiều em còn vắng học buổi chiều.



“Dự án nuôi em Nghệ An” hỗ trợ 270 suất cơm trưa từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần cho các em học sinh Trường Tiểu học
Chiêu Lưu 2, xã miền núi Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn


Để có những bữa ăn trưa cho các em học sinh vùng khó nơi đây, mạng lưới tình nguyện quốc gia, thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia đã triển khai “Dự án nuôi em Nghệ An”. Qua đó đã giúp 270 em học sinh Trường Tiểu học Chiêu Lưu 2, không còn lo đói cơm trưa mỗi khi đến trường.

“Người dân trong bản toàn đi làm ăn xa, con nhỏ gửi ở nhà với ông, bà, thường ngày ông bà toàn đi rừng, đi rẫy. Có hôm, các em đi học về buổi trưa không có cơm ăn, phải nhặt ăn cơm nguội. Nhưng từ ngày được hỗ trợ cơm trưa thì phụ huynh cũng bớt khó khăn hơn, học sinh được nhà trường quản lý ở lại buổi trưa, cho ăn uống đầy đủ thoải mái”, một thầy giáo công tác tại trường Trường Tiểu học Chiêu Lưu 2 cho biết.

“Dự án nuôi em Nghệ An” là dự án tình nguyện chung sức cùng cộng đồng do mạng lưới tình nguyện quốc gia, thuộc Trung tâm tình nguyện Quốc gia triển khai. Từ năm học 2019-2020, “Dự án nuôi em Nghệ An” còn hỗ trợ cơm trưa cho hơn 160 em học sinh của trường Tiểu học Bảo Bam 2, một trong những điểm trường khó khăn nhất trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, với 100% học sinh là con em đồng bào Khơ mú, điều kiện kinh tế gia đình của các hộ còn nhiều thiếu thốn.



Các em học sinh có nhà cách xa điểm trường không còn lo đói cơm trưa mỗi ngày

Thầy giáo Phạm Bá Đường, Hiệu trưởng Tiểu học Bảo Bam 2, chia sẻ: “Trước đây các em học sinh ở cách trường từ 3km trở lại thường phải đi về ăn cơm trưa ở nhà. Tuy nhiên, về nhà các em ít được ăn no, thậm chí phải nhịn đói, vì cha mẹ, ông bà phải lên rừng kiếm rau, kiếm măng cho bữa tối. Nhiều hôm trời mưa, đường trơn thì các em bỏ học ở nhà luôn, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và giảng dạy của nhà trường”...

Cũng theo thầy Đường, từ khi dự án nuôi em đồng hành cùng nhà trường, dinh dưỡng bữa ăn được nâng cao, chiều cao cân nặng các học sinh được tăng lên, nhà trường cũng duy trì sĩ số học sinh vào buổi chiều được đảm bảo. Thông qua đây cũng mong muốn rằng, các nhà hảo tâm tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà trường trên địa bàn vùng khó khăn nói chung và huyện Kỳ Sơn nói riêng.

Bà Đỗ Thị Nga – Phụ trách “Dự án nuôi em Nghệ An”, Trưởng ban thường trực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia cho biết, qua 6 năm triển khai, đến nay dự án đã nuôi cơm trưa cho gần 3.400 em học sinh mầm non và tiểu học tại 3 huyện miền núi Tương Dương, Kỳ Sơn và Quế Phong.



Những phần cơm góp thêm nguồn dinh dưỡng cho các em học sinh nghèo miền núi

Dự án nuôi em được Trung tâm tình nguyện Quốc gia phát động từ ngày 4/6/2018. Dự án được triển khai theo mô hình: Xây trường - Nhận nuôi - Nuôi cơm trưa cho các em học sinh tại các huyện miền núi khó khăn trong cả nước.

Ở dự án này, mỗi em học sinh sẽ có 1 người nhận nuôi, người nuôi các em sẽ được cung cấp toàn bộ thông tin về hoàn cảnh các em, hình ảnh, số điện thoại của bố mẹ, già làng, trưởng bản, thầy cô giáo... để kiểm tra, kiểm soát. Người nhận nuôi chỉ cần nhắn mã số là nhận được thông tin cá nhân của người được nuôi.

Thông tin hình ảnh, clip ăn uống của các em được thầy cô giáo quay, chụp theo tháng và cập nhật lên nhóm của điểm bản cùng người nuôi học sinh đó. Mỗi năm, người nuôi có thể lên thăm hoặc gọi điện để hỏi thăm các em.

Với số tiền 150.000 đồng/em/tháng, một năm học các em sẽ được hỗ trợ tổng cộng 1.450.000 đồng. Mỗi bữa ăn, thầy cô giáo sẽ lên thực đơn, bữa ăn thịt, đậu, canh, rau... với giá chỉ 7.000-8.000 đồng/suất, cộng thêm sự hỗ trợ từ gia đình và địa phương các em sẽ có bữa ăn no và đủ chất.

Bà Nga cho biết, ngoài hỗ trợ các suất cơm miễn phí, thông qua chương trình “Dự án nuôi em Nghệ An”, mạng lưới tình nguyện Quốc gia cũng tổ chức vận động các nhà hảo tâm, hỗ trợ kinh phí xây cầu giúp em vượt lũ, xây trường học cho em, lập các tủ sách và lắp đặt hệ thống nước sạch cho học sinh bán trú.



Nhờ những suất cơm trưa đầy ý nghĩa, các em học sinh miền núi không còn vắng học, sĩ số lớp học buổi chiều đầy đủ hơn

Cùng với đó các em học sinh tại các điểm trường có “Dự án nuôi em Nghệ An” hỗ trợ cũng được trao quà, hỗ trợ đồ dùng bán trú, tham gia các hoạt động trải nghiệm Tết, đêm trung thu cho học sinh vùng khó…

“Mong muốn sau này là cố gắng sẽ hỗ trợ được nhiều em học sinh ở những điểm trường khó khăn hơn và chăm sóc được cho các em từ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Chúng tôi cũng mong rằng, khi đến trường, các con học được ý thức và khả năng tự phục vụ lấy chính mình, có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Mong muốn nữa là các nhà hảo tâm quan tâm đến các dự án mang tính bền vững của Trung tâm tình nguyện Quốc gia”, bà Đỗ Thị Nga Chia sẻ.

Trong thời gian tới, dự án sẽ tiếp tục mở rộng ra những điểm trường khó khăn của tỉnh Nghệ An, lan tỏa những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, mang lại nhiều hơn những suất ăn trưa cho các em học sinh.

                                                                     Trần Tú - Lữ Phú

Video bản tin của Nghệ An TV 




Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1416
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »

GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

CHÒM SAO VESAK VÀ SỰ QUY ƯỚC THỜI GIAN ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Vesak ngày nay không đơn thuần là một sự kiện lịch sử, mà là một quy ước tôn giáo được hình thành qua thời gian, mang ý nghĩa tâm linh và biểu tượng sâu sắc.
Chi tiết »

HÀ NỘI: BAN TRỊ SỰ GHPGVN HUYỆN THƯỜNG TÍN TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 2025

Sáng ngày 10/5/2025 (nhằm ngày 13/4/Ất Tỵ), tại chùa Nội Thôn (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật...
Chi tiết »

PHẬT GIÁO HÀ NỘI DIỄU HÀNH XE HOA, LAN TỎA ÁNH SÁNG CHÍNH PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Tối ngày 10/05/2025 (nhằm ngày 13/04 Ất Tỵ), trong niềm hoan hỷ vô biên của mùa Phật Đản PL.2569 – DL.2025, BTS GHPGVN TP Hà Nội tổ chức diễu hành xe hoa đi qua các tuyến phố trên địa bàn huyện Gia Lâm
Chi tiết »

HÀ NỘI: TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA PHÚC KHÁNH PL.2569 – DL.2025

Sáng ngày 10/5/2025 (nhằm ngày 13/4 năm Ất Tỵ), hòa chung trong không khí đại hoan hỷ kỷ niệm lần thứ 2649 ngày Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đản sinh, chùa Phúc Khánh, thôn Đại Tảo, xã Xuân Giang,...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 3723

Hôm qua: 4087

Tháng này: 45281

Tháng trước: 61509

Tất cả: 5798909


Đang online: 74
IP: 3.21.125.27
Mozilla 0.0