Dấu ấn Mật tông ở bộ tượng Di Đà Tam Tôn xưa nhất Việt Nam

Ngày đăng: Thứ 5 , 13/07/2023 16:54 .
Chuẩn mực về tạo hình

Chùa Thầy đến nay đã có niên đại hơn 1000 năm. Tương truyền, chùa được Thiền sư Từ Đạo Hạnh xây dựng từ thời nhà Lý. Mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu, kiến trúc xưa đã có nhiều thay đổi song những pho tượng cổ và những cổ vật ở đây vẫn còn khá nguyên vẹn. Chùa Thầy hiện còn lưu giữ được 36 pho tượng gỗ cổ, ngoài ra còn rất nhiều hiện vật quý khác như: chân đèn, lư hương, sập thờ, nhang án, khám, tế khí, hạc, sắc phong….

Vào năm 2015, trong đợt công nhận lần thứ 3, bộ tượng Di Đà Tam Tôn Chùa Thầy đã chính thức trở thành Bảo vật Quốc gia. Trong quần thể kiến trúc chùa Thầy, bộ tượng Di Đà Tam Tôn được đặt tại khu vực chùa Thượng hay còn gọi là chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà Tam Tôn, Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý Thần Tông. Ngoài ra còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông.

Trong sách “Chùa Việt Nam”, Giáo sư Hà Văn Tấn khẳng định: “Bộ tượng Di Đà Tam tôn ở chùa Thầy có niên đại 1607 hiện là bộ tượng Di Đà Tam tôn sớm nhất ở nước ta”. Các bộ tượng Di Đà Tam Tôn trong các ngôi chùa khác ở Việt Nam còn lại đến nay đều có niên đại sau bộ tượng Di Đà Tam Tôn tại chùa Thầy. Còn theo Giáo sư Trần Lâm Biền trong sách “Hình tượng con người trong nghệ thuật tạo hình truyền thống Việt” cho rằng đây là “Bộ Di Đà Tam tôn có niên đại sớm nhất bằng gỗ được biết ở nước ta. Sở dĩ pho tượng Bồ tát Đại Thế Chí ở chùa Thầy có niên đại thế kỷ XVII vì có hình thức gần với tượng Quán Âm thời Mạc”.

Do đó, có thể thấy bộ tượng Di Đà Tam Tôn, đặc biệt là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí ở chùa Thầy là sự chuyển tiếp, tạo tiền đề cho một phong cách tượng mới, ổn định dần vào giữa thế kỷ XVII. Kiến trúc đặc sắc của các pho tượng được các nhà nghiên cứu trình bày chi tiết trong bản “Thuyết minh về hiện vật đề nghị công nhận Bảo vật Quốc gia năm 2014” của UBND huyện Quốc Oai. Trong đó, đã nêu rất rõ những nét kiến trúc độc đáo của bộ tượng Di Đà Tam Tôn tại chùa Thầy.



Bộ tượng Di Đà Tam Tôn được tạc bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng và đặt trên vị trí cao nhất của Tam Bảo. Trong đó, pho tượng A Di Đà (ở giữa) có dáng ngồi kiết già trên bệ sen, đặt trên đế hình chữ nhật cuốn góc, hai chân xếp bằng với bàn chân trái lộ trên lòng.

Tượng được tạc theo một khối tam giác, hai khuỷu tay hơi khuỳnh ra rồi thu vào trong lòng kết ấn Tam muội, tạo cho toàn thân đăng đối. Các khối cơ thể, dáng ngồi, thế chân, tay tượng cũng cân đối, hài hòa. Đầu tượng cao 60cm chiếm hơn một phần ba chiều cao của tượng, thể hiện các quý tướng như tóc bụt ốc, đầu nở to, biểu hiện cho trí tuệ, không có nhục kháo (là búi tóc trên đỉnh đầu của Phật, theo thông lệ là một quý tướng của Phật, biểu tượng của người đã giác ngộ) mà chỉ có bạch ngọc hào. Đây là một cách tạo hình tượng Phật đặc trưng của thế kỷ XVII thay cho hình thức nhục kháo của các tượng Phật thế kỷ XVI.

Tượng A Di Đà có khuôn mặt bầu bĩnh với má dưới nở hơn so với các tượng thời Mạc, mũi thanh, mắt khép hờ, miệng mỉm cười. Tai tượng chảy dài, thành tai rõ ràng, thuỳ tai chảy dài hóa đài sen rồi kết hạt tròn rủ xuống, là chi tiết trang trí mà tượng thời trước và thời sau không có, tạo nên đặc thù phong cách tượng thế kỷ XVII. Tượng mặc áo cà sa nhiều nếp chảy qua hai tay và chân, buông xuống bệ, phía trước để lộ dây lưng và thanh y.

Chính giữa ngực đeo dây Anh Lạc hình hoa cúc mãn khai kết hợp những hạt nổi tròn ở dưới và hai bên. Bệ tượng cao, gồm hai phần: bệ sen và đế. Ở đây các cánh không chìa ra, khối ở dạng điêu khắc tượng tròn khắc trên một khối hình chữ nhật dài, tròn hai đầu theo lối phù điêu. Viền sát với tượng là một hàng hạt tròn, to, chạm nổi chạy liên tiếp. Phía trên bệ sen chia hai lớp, lớp trong chỉ nhô mũi cánh, lớp ngoài trang trí bằng một lớp cánh nhỏ nhắc lại phía bên trong, đường viền đậm màu làm cánh sen trở nên vững chãi hơn.

Giữa mỗi cánh sen bên trong có chạm chi tiết như bông hoa với ba cánh, hai cánh dưới nở xòe lên, trên có cuống buông thõng xuống, cánh trên cùng khớp với hai cánh trên trở thành một chi tiết trang trí khá đặc biệt và khó nhận ra đặc điểm của loài hoa cụ thể nào.

Phong cách cánh sen này tuy thuộc dạng phù điêu nhưng có cánh phồng, mũi cánh nhọn và hướng ra phía ngoài, đầu mũi cánh sen nhọn và có gờ cạnh nổi rõ là phong cách đài sen của phong cách tạo hình tượng Phật giáo thời Mạc. Đế tượng là khối chữ nhật có cuốn góc, trang trí bốn mặt, mặt trước và mặt sau trang trí ở chính giữa. Trong vòng lửa có ba hình lá đề đục kép, ở giữa chứa quả cầu tròn, mỗi quả có ba vòng khắc lõm, họa tiết cành cây khúc khuỷu với 13 nhánh tỏa từ trong ra, làm nền cho đồ án.

Bên phải của tượng A Di Đà là pho tượng Đại Thế Chí, tượng ngồi dáng kiết già trên tòa sen, đầu đội mũ Thiên Quan gồm ba vành, hoa văn trang trí là hạt tròn, vòng lửa, các dạng hoa và vân mây chạm chìm. Các dải tóc ôm lấy vai chảy xuông xuống dường như ít thấy ở các pho tượng cùng thời. Tai đeo hoa tai kiểu bông sen rủ xuống, ngực đeo dây Anh Lạc hình ba bông hoa, kết bằng những hạt nổi tròn. Mình mặc áo cà sa phủ kín đùi, vạt áo chảy xuống đài sen, đầu vạt áo cong đều, hai tay kết ấn mật phùng.

Khuôn mặt tượng Đại Thế Chí thống nhất phong cách với tượng Quan Thế Âm, nhưng không thanh thoát và gần gũi bằng. Các khối và nét có xu hướng nở to (hai cánh mũi, hai bên hàm trong tư thế hơi cúi xuống như muốn nhấn mạnh đến chất trí tuệ, sự chiếu rọi vào bên trong nội tâm). Đó là tính chất động không ngừng của ánh sáng trí tuệ nhằm cứu độ chúng sinh của Đại Thế Chí đã được khắc họa thành công qua nghệ thuật điêu khắc.

Tỷ lệ thân tượng với đầu tượng vượt quá tỷ lệ ba đầu nhưng chưa đến bốn đầu. Thân đầy đặn, bụng dưới căng, không còn hai hõm ở cánh tay sát sườn, như đặc điểm tượng thời Mạc. Nhìn nghiêng, và phía sau thân của tượng cũng khá đầy và đều có trang trí, chứng tỏ người tạo tượng đã chủ động đón hướng nhìn từ các phía. Trên thân tượng quấn những chuỗi hạt tròn và bầu dục (to nhỏ khác nhau) cùng với những bông cúc mãn khai (ba dải dọc, ba dải ngang) mang tính kỳ bí, chưa từng thấy ở tượng chùa nào.

Bệ sen chia ba lớp, cánh trang trí vân xoắn mũi hài, dạng nửa bông hoa như hoa mai với ba chuỗi hạt tròn, lớp dưới ôm tỏa lấy mặt bệ, hướng ngược chiều với ba lớp cánh sen trên. Pho tượng thứ 3 là Quan Thế Âm (bên trái tượng A Di Đà), tượng ngồi trên bệ vuông, thế ngồi khá thoải mái, không theo quy tắc xếp bằng trên đài sen và cũng ít gặp trong cách tạo hình tượng dạng này. Chân trái chống thẳng, chân phải co, đặt dưới đùi trái một cách tự nhiên. Tay trái để ngửa, hai ngón tay giữa cong lại như đang đỡ vật gì, tay phải cầm phất trần.

Nhờ đó, tượng có một dáng vẻ tự tại, vừa tĩnh lại vừa sống động. Đây là tượng Quan Thế Âm bồ tát trong mô típ cầm bình cam lồ, vẩy cành dương liễu để cứu độ chúng sinh. Đầu tượng đội mũ Thiên Quan Bảo thường gặp ở các dạng tượng Quan Thế Âm, vành mũ lượn cao được trang trí khá chi tiết họa tiết hoa sen và hoa tròn nhiều cánh, tóc búi cao, phía trước có dải, tỏa sang hai bên.

Triết lý Phật giáo sâu sắc

Ăn nhập với cách tạo hình kỹ lưỡng, nổi khối của tóc, mũ là một khuôn mặt trái xoan thanh thoát, đầy đặn và một đôi tai dài đeo một đài sen nhỏ. Ngực đeo trang sức ba chùm kết hoa, ngọc báu, phía cuối của chùm trang sức nổi hình giọt lệ.

Tượng có 2 lớp áo, lớp trong thắt yếm kéo sát ngực, áo choàng phủ ngoài, trang trí hạt tròn nối nhau thành các hàng lối. Các nếp vải ở y phục tượng theo lối sát thực, trùm xuống ôm tỏa lấy bệ tượng tạo thành vạt trước xòe khá rộng với nhiều lớp chồng lên nhau. Cách tạo hình chân dung này, mang phong cách tạo hình thế kỷ XVII, chỉ còn ít dáng vẻ thiếu nữ như tượng thế kỷ XVI, thay vào đó là vẻ đẹp tinh tế hơi chút kiêu sa trên khuôn mặt tượng Quan Thế Âm cũng như các tượng khác trong bộ Di Đà Tam Tôn.

Đế tượng hình hộp chữ nhật giật bốn cấp, trang trí nổi trên bốn mặt với các đồ án như: hoa dây, cây mệnh, thủy ba, cúc mãn khai, lá đề với ba hạt tròn bốc lửa mang ý nghĩa sinh thực khí trong tín ngưỡng nguyên sơ. So với các bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở giai đoạn sau, bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Thầy đạt đến những chuẩn mực (quy chuẩn) về tạo hình, bố cục của tượng Phật thế kỷ XVII, là hình mẫu, gợi mẫu để các thế kỷ XVIII và XIX mô phỏng theo.

Tuy nhiên, ở những giai đoạn sau, không một bộ tượng Di Đà Tam Tôn nào có được vẻ đẹp về hình khối, ngôn ngữ biểu hiện, nghệ thuật tạo tác và khả năng diễn tả được thần thái của tượng như bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Thầy. Mặt khác, ở các giai đoạn sau, các họa tiết trang trí thường thô và mang tính ước lệ, không mang nhiều ý nghĩa Phật đạo như trên bộ tượng Di Đà Tam Tôn ở chùa Thầy.

                                                                                                                            Vũ Lành – Thành Trung/ PLVN

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1416
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »

GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

CHÒM SAO VESAK VÀ SỰ QUY ƯỚC THỜI GIAN ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Vesak ngày nay không đơn thuần là một sự kiện lịch sử, mà là một quy ước tôn giáo được hình thành qua thời gian, mang ý nghĩa tâm linh và biểu tượng sâu sắc.
Chi tiết »

HÀ NỘI: BAN TRỊ SỰ GHPGVN HUYỆN THƯỜNG TÍN TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 2025

Sáng ngày 10/5/2025 (nhằm ngày 13/4/Ất Tỵ), tại chùa Nội Thôn (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật...
Chi tiết »

PHẬT GIÁO HÀ NỘI DIỄU HÀNH XE HOA, LAN TỎA ÁNH SÁNG CHÍNH PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG

Tối ngày 10/05/2025 (nhằm ngày 13/04 Ất Tỵ), trong niềm hoan hỷ vô biên của mùa Phật Đản PL.2569 – DL.2025, BTS GHPGVN TP Hà Nội tổ chức diễu hành xe hoa đi qua các tuyến phố trên địa bàn huyện Gia Lâm
Chi tiết »

HÀ NỘI: TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA PHÚC KHÁNH PL.2569 – DL.2025

Sáng ngày 10/5/2025 (nhằm ngày 13/4 năm Ất Tỵ), hòa chung trong không khí đại hoan hỷ kỷ niệm lần thứ 2649 ngày Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đản sinh, chùa Phúc Khánh, thôn Đại Tảo, xã Xuân Giang,...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 3766

Hôm qua: 4087

Tháng này: 45324

Tháng trước: 61509

Tất cả: 5798952


Đang online: 74
IP: 3.132.213.245
Mozilla 0.0