Cuộc đời gắn với ngôi chùa thôn quê của Đức Pháp chủ

Ngày đăng: Chu Nhat , 24/10/2021 16:37 .
Khi Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ được suy tôn lên ngôi vị Pháp chủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn thỉnh ngài về trụ sở Trung ương ở chùa Quán Sứ, tuy nhiên Đức pháp chủ từ chối.

Thượng tọa Thích Minh Quang (Phó Trụ trì chùa Tam Chúc, Hà Nam) kể lại, lúc đưa ra lời từ chối (vào năm 2007), Đức pháp chủ nói ngài muốn ở lại Tổ đình Viên Minh, tức chùa Ráng, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên (Hà Tây cũ, nay là Hà Nội).

"Ngài không muốn rời xa cuộc sống tu hành giản dị, gần với đồng quê xóm làng", Thượng tọa Thích Minh Quang nói và cho biết, Đức Pháp chủ dù hơn trăm tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn cho đến lúc ngài viên tịch.

Một trong những di nguyện của Đức Pháp chủ là không tổ chức tang lễ linh đình, nghi lễ hết sức giản đơn, ngắn ngày theo truyền thống đạo Phật, không tiêu tốn thời gian và tổn hại công đức của phật tử.

"Cả cuộc đời ngài đã cống hiến trọn vẹn cho đạo pháp, cho dân tộc. Đại lão hòa thượng là tấm gương sáng ngời cho hàng hậu thế bất luận là đạo hay đời noi theo", Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: GHPGVN
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Ảnh: GHPGVN

Sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu kính, tin tưởng vào Phật pháp nhiều đời, từ năm lên 9 tuổi, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ được song thân cho đến xuất gia với sư cụ Thích Đàm Cơ, trụ trì chùa Phúc Long, thôn Phú An, xã Khánh Phú (tỉnh Ninh Bình) và được cho theo học chữ Nho.

Đến năm 18 tuổi, Đại lão Hòa thượng có duyên nhận Sư tổ Thích Quảng Tốn (trụ trì chùa Ráng) làm thầy, được Sư tổ dạy dỗ và chỉ bảo tận tình trong việc tu hành.

Sau quá trình tu học, hành đạo và hoạt động Phật sự, năm 1961, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ kế đăng làm trụ trì đời thứ ba Tổ đình Viên Minh khi Sư tổ Thích Quảng Tốn viên tịch, và làm Trưởng Sơn môn Đa Bảo từ đó cho đến nay.

Đi qua hơn một thế kỷ với cuộc đời tu hành 85 năm, trong đó phần lớn thời gian gắn bó với chùa Ráng, Đại lão hòa thượng là bậc cao tăng gần gũi, thân thuộc với người dân vùng Phú Xuyên.

Hai ngày qua (21 và 22/10), sau khi Đức pháp chủ Thích Phổ Tuệ viên tịch, ông Trịnh Văn Chén (80 tuổi, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên) chạy qua chạy lại chùa Ráng để lo giúp chuyện tổ chức lễ tang. Mỗi lần nhìn di ảnh Đại lão Hòa thượng, ông Chén lại rưng rưng nước mắt.

Nhà ông Chén ở cạnh chùa Ráng, khi mới 8 tuổi, ông đã lần đầu được gặp hòa thượng Thích Phổ Tuệ và giữ mãi ấn tượng về một sư thầy cốt cách nhẹ nhàng, cách nói chuyện kiến thức uyên thâm mà dễ hiểu. Suốt bao nhiêu năm, ông Chén ngày ngày lui tới để phụ giúp việc vặt trong chùa. Ở thôn Quang Lãng, những người dân như ông Chén vẫn quen gọi Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ là cụ.

Với ông Chén, "cụ là người ham lao động chưa từng có". Thời còn hợp tác xã, hòa thượng Thích Phổ Tuệ tự tay dắt bò ra đồng cày bừa, nuôi thêm gà, lợn để tăng gia sản xuất. "Cụ tự làm tự ăn, cả cuộc đời không phiền hà tới bất cứ người nào", ông kể.

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ khi còn tại thế.
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ khi còn tại thế.

Sinh thời, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ trồng xung quanh khuôn viên chùa nhiều cây nhãn. Tới mùa, ngài nhờ người dân trong thôn tới bẻ và làm long nhãn rồi chia cho mọi người.

Bà Nguyễn Thị Hoa (72 tuổi, xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên) cho biết Đại lão hòa thượng thuộc tên từng người dân địa phương mà cụ tiếp xúc. "Ngày trước, khi người dân cất nhà mới, bao giờ cũng mời cụ tới viết chữ nho và câu đối lên nóc. Nhà nào có người qua đời, cụ cũng đích thân đứng ra làm lễ khâm liệm, nhập quan. Với chúng tôi, ngài vừa là bậc cao tăng, vừa là một người thân thuộc trong gia đình", bà Hoa kể.

Nhiều năm trước, khi người dân địa phương và một số phật tử mọi miền ngỏ ý xây mới lại một số khu vực của chùa Ráng, "cụ nhất quyết không cho và nói rằng muốn giữ lại vẻ cổ kính của ngôi cổ tự".

Theo thầy Thích Nguyên Phong (Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín, Hà Nội), khi còn tại thế, Đức Pháp chủ luôn răn dạy đệ tử rằng, người xuất gia phải có trách nhiệm hiểu giáo lý của đạo Phật.

"Những lần tiếp xúc với hòa thượng, người không bao giờ đặt mình trên cương vị là Đức Đệ tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam để ứng xử với học trò. Ngài vẫn xưng chỉ cụ - cháu gần gũi giản dị", thầy Thích Nguyên Phong nói.

Trong suốt thời gian trụ trì chùa Ráng, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã làm ruộng để tự nuôi sống mình và dành phần nhiều thời gian để tu tập, đóng góp cho sự phát triển Phật giáo nước nhà.

Theo Cổng thông tin Phật giáo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, giai đoạn từ năm 1987 đến 2007, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ đã tham gia chủ trì hiệu đính Đại tạng kinh Việt Nam và tham gia các hoạt động Phật sự, đảm nhiệm nhiều chức vụ trong các cấp Giáo hội. Tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VI (2007), ngài được Đại hội suy tôn ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trở thành Đức pháp chủ thứ ba.

Từ đó đến nay, trải qua các nhiệm kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ VII (2012), VIII (2017), Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ luôn luôn được Đại hội suy tôn ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Tổ đình Viên Minh, ngôi chùa Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã gắn bó gần cả cuộc đời tu hành. Ảnh: Gia Chính
Tổ đình Viên Minh, ngôi chùa Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ đã gắn bó gần cả cuộc đời tu hành. Ảnh: Gia Chính

Am hiểu Tam tạng Thánh giáo và tinh thông kim cổ, Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ là người có những đóng góp không nhỏ trong việc biên soạn, dịch thuật và trước tác các tác phẩm về Phật học ở Việt Nam như: Đại Từ điển Phật học; Đề cương kinh Pháp Hoa; Kinh Bách Dụ; Phật Tổ tam kinh; Phật học là tuệ học; Kinh Di Đà Viên Trung sao; Bát Nhã Dư Âm; Luật Tỷ Khiêu Ni lược ký.

Khi còn trụ thế, Đức pháp chủ từng nói "căn bản và đầu tiên của nghệ thuật trụ trì là phải gương mẫu"; "Gương mẫu trong lời nói, nhất là việc làm: ban vui cứu khổ, tha thứ, bao dung, chịu thương chịu khó, cần cù, giản dị, tiết kiệm, trường trai giữ giới, thanh tịnh là những điều không bao giờ cũ. Có vậy thì khi mang chân lý nhà Phật ra thuyết giảng người ta mới nghe, mới theo".

"Nếu quý vị tưởng nhớ tới tôi thì niệm danh hiệu Phật và tụng thời kinh tại trụ xứ của mình hồi hướng công đức cho thế giới hoà bình, nhân sinh an lạc", trích di nguyện của Đức pháp chủ.

Theo thông báo của Hội đồng Chứng minh Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lễ viếng Đức Pháp chủ Thích Phổ Tuệ diễn ra từ lúc 7h ngày 22/10 đến hết ngày 23/10.

Lễ truy điệu cử hành lúc 9h ngày 24/10. Sau đó, kim quan của Đại lão hòa thượng sẽ nhập Bảo tháp trong khuôn viên Tổ đình Viên Minh.

 


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 15 %)
59( 3 %)
23( 1 %)
36( 2 %)
1327( 78 %)
Số người tham gia bình chọn: 1692
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 11/07/2025 13:29

Tin liên quan

Thông báo

TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI KÊU GỌI CỬ CHUÔNG, TRỐNG CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN VÀO SÁNG 1/7/2025

Hội đồng Trị sự GHPGVN vừa có văn bản số 284/HĐTS-VP1 ngày 25/6/2025 gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc, về việc cử ba hồi chuông, trống Bát-nhã cầu nguyện Quốc...
Chi tiết »

THÔNG TƯ 258 CỦA HĐTS: HƯỚNG DẪN SÁP NHẬP BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH, THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2022-2027

Nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy GHPGVN ở cấp tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, hôm nay, ngày 12/6/2025, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ban hành Thông tư số 258/TT-HĐTS về việc hướng dẫn sáp nhập...
Chi tiết »

VIỆC DỪNG HOẠT ĐỘNG BAN TRỊ SỰ GHPGVN CẤP QUẬN HUYỆN TỪ 1-7 SẼ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

 Thông tin từ Văn phòng Trung ương Giáo hội .Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ấn ký ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan tới việc dừng hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố...
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN CHO KHÓA TU MÙA HÈ

Thông báo tuyển tình nguyện viên cho khóa tu hè “Hành trang tuổi trẻ lần 6” tại chùa Phúc Lâm - năm 2025
Chi tiết »

THÔNG CÁO BÁO CHÍ GIẢI BÁO CHÍ PHẬT GIÁO NĂM 2025

Tiếp nối thành công Giải Báo chí Toàn quốc về Phật giáo 'Tuyên truyền lối sống Tốt Đạo - Đẹp Đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc' lần thứ Nhất - năm 2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

VIỆT NAM PHÁT HUY VAI TRÒ THÀNH VIÊN TRÁCH NHIỆM CỦA ỦY BAN DI SẢN THẾ GIỚI

Từ ngày 6-16/7, tại Trụ sở của Tổ chức Liên hợp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa (UNESCO) tại Thủ đô Paris (Cộng hòa Pháp) diễn ra Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới. Đoàn Việt Nam tham dự cùng hơn 1.000 đại biểu đến...
Chi tiết »

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGHỆ AN TRONG DÒNG CHẢY LỊCH SỬ

Với tinh thần từ bi, trí tuệ và nhập thế, đạo Phật không chỉ thấm sâu vào đời sống tâm linh mà còn góp phần bồi đắp nên bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Trên mảnh đất Nghệ An – quê hương của Chủ tịch Hồ...
Chi tiết »

NGHỆ AN: CHÙA VIÊN QUANG ẤM ÁP TÌNH NGƯỜI – GIỌT MÁU NGHĨA TÌNH

Hưởng ứng lời kêu gọi từ Trung tâm Huyết học – Truyền máu Nghệ An, sáng ngày 9/7/2025, Chùa Viên Quang đã tổ chức buổi hiến máu nhân đạo đầy ý nghĩa với sự tham gia của đông đảo quý phật tử, các...
Chi tiết »

HƯNG YÊN: KHAI MẠC LIÊN TRẠI HUẤN LUYỆN HUYNH TRƯỞNG LỘC UYỂN, A DỤC

Chiều 10-7, Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Liên trại huấn luyện huynh trưởng cấp I A Dục khóa 3 và sơ cấp Lộc Uyển khóa 6 - năm 2025 tại chùa Nghĩa Vũ (xã Quang Hưng). Trại diễn ra từ ngày 10...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000006

Hôm nay: 1785

Hôm qua: 3190

Tháng này: 51466

Tháng trước: 104818

Tất cả: 6013050


Đang online: 36
IP: 216.73.216.233
Mozilla 0.0