ĐẠI DIỆN TT PHẬT HỌC ỨNG DỤNG CÙNG GẦN 200 HÀNH GIẢ THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH ĐẢNH LỄ ĐỨC ĐẠT-LẠI LẠT-MA THỨ 14

Ngày đăng: Thứ 3 , 17/06/2025 17:55 .

Từ ngày 10-15/6  Cư sĩ Đinh Thị Thu Hà; đại diện Ban Quốc Tế Trung Tâm Phật học ứng dụng Việt Nam; Tổng Thư ký Hiệp hội Thúc đẩy Toàn cầu Đông Nam Á Việt Thăng, đã có chuyến cộng tu Phật sự Quốc tế cùng chương trình tại Dharamsala và đảnh lễ Ngài Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14, trải nghiệm văn hóa Phật giáo Kim cương thừa.
Kim cương thừa (zh. 金剛乘, sa. vajrayāna) là một trường phái Phật giáo xuất hiện trong khoảng thế kỉ thứ 5, 6 tại Bắc Ấn Độ. Kim cương thừa bắt nguồn từ Đại thừa, có thêm những phương pháp tu học huyền bí, tính chất mật truyền. Thường thường các phái này được hướng dẫn bằng một vị Đạo sư, kinh sách của họ trình bày nhiều phép tu luyện được gọi là Đát-đặc-la (sa. tantra). Kim cương thừa hay sử dụng Chân ngôn (sa. mantra) và có ảnh hưởng mạnh nhất tại Tây Tạng. Trong thời gian đầu, giáo pháp Kim cương thừa chỉ được khẩu truyền, và đến giữa thế kỉ thứ 6 và thế kỉ thứ 10 mới được hệ thống hóa và kết tập hoàn chỉnh.

Đạt-lại Lạt-ma/ Rgyal-ba Rin-po-che/ Pháp vương/ Phật sống lãnh đạo trường phái Cách-lỗ (phái Mũ Vàng) chiếm ưu thế chính của Phật giáo Tây Tạng; được cho là hóa thân của Quán Thế Âm đặc biệt với tâm từ, trí tuệ như biển cả, ngài tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sanh. Danh hiệu Đạt-lại Lạt-ma được vua Mông Cổ A Nhĩ Thản Hãn phong cho phương trượng của trường phái Cách-lỗ vào năm 1578. Kể từ 1617, Đạt-lại Lạt-ma thứ 5 trở thành người lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng. Sau này, người Tây Tạng xem Đạt-lại Lạt-ma là hiện thân của Quán Thế Âm và Ban-thiền Lạt-ma là người phụ chính. Mỗi một Đạt-lại Lạt-ma được xem là tái sinh của vị trước.
Vị Đạt-lại Lạt-ma hiện nay là vị thứ 14 – Tenzin Gyatso, sống lưu vong tại Ấn Độ từ 1959 đến nay. Ngài được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989, nổi tiếng toàn cầu hiện nay. Ngay từ nhỏ, tại Tây Tạng, ngài đã được giáo dục trong thiền môn bài bản theo truyền thống pháp học của Nalanda, gồm: logic, mỹ thuật, ngữ pháp tiếng Phạn, y học; trọng tâm triết lý Phật giáo: trí tuệ Ba La Mật, triết lý Trung đạo, Giới luật, Vi diệu Pháp, nhân minh học, nhận thức luận được. Ngoài ra, ngài cũng sớm được tiếp cận thơ, kịch, chiêm tinh, sáng tác và thuật ngữ… Từ năm năm 1950, sau khi Trung Quốc xâm lược Tây Tạng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn kêu gọi vì hòa bình với chính sách bất bạo động; từ sau năm 1959, Ngài sống ở Dharamsala, miền bắc Ấn Độ; năm 1989, Ngài được trao Giải Nobel Hòa bình. Ngài đã gieo duyên đến hơn 67 quốc gia ở trên 6 lục địa; hơn 150 giải thưởng, bằng tiến sĩ danh dự, các danh hiệu cao quý, hơn 110 cuốn sách… thể hiện sức cống hiến bề Ngài cho đạo Pháp và tiến bộ bền vững nhân loại. Từ năm 1980, thông qua việc nghiên cứu so sánh Phật giáo với tâm lý, thần kinh học, vật lý lượng tử và vũ trụ học… vấn đề hoằng Pháp hiện đại của Ngài càng hiệu quả.
Dharamshala là vùng cao nguyên, nằm trong thung lũng Kangra của bang Himachal Pradesh và cách New Delhi hơn 500 km, thuộc bang Himachal Pradesh miền bắc Ấn Độ; thành phố Dharamshala được biết đến là nơi người Tạng cư ngụ từ năm 1959; Thị trấn Dharamshala, vùng đất tiểu Tây Tạng trên dãy Dauladhar Ấn Độ. Nơi tu tập và diện kiến đức Đạt Lai Lạt Ma của những người Phật tử thuần thành khắp thế giới hàng năm. Dharamshala nổi tiếng là vùng đất tâm linh, tràn ngập sắc cà sa nâu đỏ, các dây phướn cờ lungta, các tu viện Mật giáo, cửa hàng tranh thangka, đồ pháp khí Phật giáo Mật Tông…
Trong chuỗi trương trình Phật sự giữa thời gian Phật giáo Đại thừa đang nhập Hạ An cư, ngày 10/6, đoàn có mặt tại Dharamsala để chuẩn bị ngày 11/6 lễ Phật Đản Tây Tạng Saka Dawa theo truyền thống nơi đây; vinh dự xúc đầy đủ nhân duyên ngày 12/6, buổi sáng đoàn được đảnh Lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma và dâng trai Tăng tại Khách sạn Radisson Blue, sau đó viếng thăm tu viện Gyuto và Norbulingka; ngày 13/6, đoàn tham dự Lễ Khánh Thành tòa nhà trường học tu viện Namgyal nơi đào tạo Pháp học – Pháp hành – Pháp Thành có bề dày lịch sử của truyền thống Mật Tông Kim Cang thừa; giao lưu, trải nghiệm đời sống sinh hoạt tu học tại đây của các hành giả Mật Thừa đầy bình yên, giản dị, siêu xuất, thể nhập; ngày 14/5, đoàn được Ngài Thamthog Rinpoche diện kiến, ban Pháp trước khi về lại Việt Nam và một số hành giả các nước khác trở lại quốc độ mình vào ngày 15-16/5.
Sau chuyến Phật sự, trải nghiệm, hai ngày cuối đoàn chia nhau thăm các điểm lịch sử và thiên nhiên quanh đồi Triund nhìn ra Thung lũng Kangra và những đỉnh núi tuyết gần đó, hòa mình vào thiên nhiên nguyên sơ trong Pháp giới Hoa Nghiêm; đền Đức Đạt Lai Lạt Ma – Tsuglagkhang, có bức tượng Phật bằng đồng mạ vàng cao 14 feet với nhiều bức tranh tinh xảo do các họa sĩ Thangka thực hiện; thác Bhagsu, thư viện Tác phẩm và Lưu trữ Tây Tạng, hiểu thêm về văn học, nghệ thuật và văn hóa Tây Tạng, các di sản Tây Tạng; Gyuto Tantric Gompa – tu viện rộng lớn, nơi nuôi dưỡng Ogyen Trinley Dorje – Vị lãnh đạo thứ 17 của Karma Kagyu, một trường phái quan trọng trong Phật giáo Tây Tạng…

Một số hình ảnh của chuyến đi :

TN Viên Giác


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1057( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1422
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 5 , 19/06/2025 16:11

Tin liên quan

Thông báo

TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI KÊU GỌI CỬ CHUÔNG, TRỐNG CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN VÀO SÁNG 1/7/2025

Hội đồng Trị sự GHPGVN vừa có văn bản số 284/HĐTS-VP1 ngày 25/6/2025 gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc, về việc cử ba hồi chuông, trống Bát-nhã cầu nguyện Quốc...
Chi tiết »

THÔNG TƯ 258 CỦA HĐTS: HƯỚNG DẪN SÁP NHẬP BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH, THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2022-2027

Nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy GHPGVN ở cấp tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, hôm nay, ngày 12/6/2025, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ban hành Thông tư số 258/TT-HĐTS về việc hướng dẫn sáp nhập...
Chi tiết »

VIỆC DỪNG HOẠT ĐỘNG BAN TRỊ SỰ GHPGVN CẤP QUẬN HUYỆN TỪ 1-7 SẼ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

 Thông tin từ Văn phòng Trung ương Giáo hội .Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ấn ký ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan tới việc dừng hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố...
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN CHO KHÓA TU MÙA HÈ

Thông báo tuyển tình nguyện viên cho khóa tu hè “Hành trang tuổi trẻ lần 6” tại chùa Phúc Lâm - năm 2025
Chi tiết »

THÔNG CÁO BÁO CHÍ GIẢI BÁO CHÍ PHẬT GIÁO NĂM 2025

Tiếp nối thành công Giải Báo chí Toàn quốc về Phật giáo 'Tuyên truyền lối sống Tốt Đạo - Đẹp Đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc' lần thứ Nhất - năm 2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

HẢI PHÒNG: TRANG NGHIÊM LỄ TƯỞNG NIỆM 46 NĂM NGÀY CỐ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ HẢI VIÊN TỊCH (1979 – 2025)

Sáng ngày 01/07/2024 (nhằm ngày 07/06 năm Ất Tỵ) trường hạ cơ sở 1 chùa Nam Hải đã trang nghiêm, thành kính cử hành Đại lễ dâng hương, tưởng niệm 45 năm ngày cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Hải...
Chi tiết »

TẠI SAO HAI VƯƠNG QUỐC PHẬT GIÁO LÁNG GIỀNG LẠI CHƯA THỂ CHUNG SỐNG HÒA BÌNH?

Campuchia và Thái Lan là hai vương quốc Phật giáo láng giềng chủ yếu cùng chung triết lý từ bi, trí tuệ, hùng lực, tự do, bình đẳng, có mối quan hệ lịch sử, văn hóa và tôn giáo sâu sắc....
Chi tiết »

HÀ NỘI: KHAI ĐÀN PHÁP HỘI DƯỢC SƯ CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN TẠI TỔ ĐÌNH BÀ ĐÁ

Sáng ngày 1/7/2025, tại Hạ trường Tổ đình Bà Đá (Trụ sở Ban Trị sự GHPGVN thành phố Hà Nội), chư Tăng Ni đã trang nghiêm cử hành lễ tụng kinh Dược Sư, cầu nguyện quốc thái dân an.
Chi tiết »

DANH SÁCH LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT BAN TRỊ SỰ GHPGVN 34 TỈNH, THÀNH PHỐ TRÊN CẢ NƯỚC HIỆN NAY

Giáo hội đã công cử và chỉ định lãnh đạo chủ chốt của Ban Trị sự GHPGVN 23 tỉnh, thành phố sau khi sáp nhập địa giới hành chính từ 63 xuống 34 tỉnh thành; các quyết định đã được công bố tại TP.HCM (30-6), tại...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 2264

Hôm qua: 5161

Tháng này: 7425

Tháng trước: 104818

Tất cả: 5969009


Đang online: 428
IP: 216.73.216.143
Mozilla 0.0