Ý nghĩa chuông, trống Bát Nhã

Ngày đăng: Thứ 3 , 28/03/2023 20:52 .
Chuông trống Bát Nhã rất quan trọng trong thiền môn. Chuông là một loại pháp khí được đúc bằng kim loại, phát ra âm thanh vang rền và thanh thoát, hình dáng của chuông được làm theo các hình tháp hay hình bát rỗng.
                                                                                                              Chuông Bát Nhã

Chuông được coi là biểu trưng cho trí tuệ. Mỗi khi âm thanh huyền diệu ngân vang thì đó chính là lời triệu gọi làm tỉnh giấc bao tâm hồn đang ngủ say trong lầm mê, khổ ải và thanh lọc bao cõi lòng của người con Phật.

Tiếng chuông vang lên dứt trừ vọng nghiệp trần thế, thông suốt khắp mười phương, thấu đến cõi địa ngục, vạn loài chúng sinh khi nghe thấy liền bớt đau khổ và được giải thoát. Tam đường (địa ngục, ngã quỷ, súc sinh) cùng Bát nạn được tiêu tan. Lại nữa, tiếng chuông thanh thoát của thiền môn có thể giúp cho loài quỷ đói được nhẹ bớt lòng tham, sân, si mà giải thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

                                                                                                              Trống Bát Nhã
Trống là một trong những loại nhạc khí được sử dụng rộng rãi thường làm bằng đá, cây, đồng… Tùy thuộc vào mục đích của người sử dụng mà nó có công năng khác nhau, nhưng riêng ở Phật giáo, tiếng trống tượng trưng cho chánh pháp và là âm thanh truyền tải giai điệu thuần khiết cho đời sống tâm linh. Đây là một trong những phương tiện để nhắc nhở người con Phật luôn sống bằng lòng chân thật, không giả dối, cảm thông, sẻ chia,… Chúng sinh mỗi khi nghe tiếng trống chánh pháp ấy thì tội chướng được tiêu trừ và cũng nhờ đó mà được giải thoát vào cảnh giới an lạc, nơi chư Phật đón chờ.

“Bát Nhã” tiếng Sanscrit là Prajnà, tiếng Pali là Panna, chữ Hán dịch là Trí tuệ hay Tuệ minh. Đó là một loại trí tuệ sáng suốt, thanh tịnh, không còn bị chi phối bởi phiền não, uế trược, phiền hà. Đó là trí tuệ đệ nhất. Bát nhã là mầm mống trí tuệ siêu việt, cao tột, thậm thâm vi diệu, vốn sẵn có trong mỗi người nhưng vì bị vô minh, ái dục che mờ nên con người không tự biết.

                                                                                             Chúng Tăng thỉnh trống Bát Nhã
Vì vậy, tiếng chuông, tiếng trống là hai thứ tiếng có sức mạnh thúc giục giúp cho con người khai sáng tiềm lực, mở thông trí tuệ, hiện hữu. Tiếng chuông trống Bát Nhã kêu gọi con người thức tỉnh, thôi thúc con người thắp lên ngọn đèn trí tuệ soi sáng con đường đi đến giải thoát. Một khi trí tuệ và chánh pháp hòa vào nhau thì sẽ tạo âm vang vào lòng người, đánh động lương tri, khơi dậy thiện căn và cũng là ngọn nến thắp sáng bóng tối vô minh, tìm ra Phật tính. Đó cũng chính là lúc con đường giác ngộ được mở thông, hạt giống bồ đề trong tâm thức được tăng trưởng.

Chuông trống Bát Nhã thường đánh lên vào những buổi lễ pháp sự đặc biệt, như thuyết pháp, truyền giới, sám hối, cung thỉnh các giảng sư, chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức và mở đầu hoặc kết thúc một quyển kinh... Và mỗi khi đánh lên ngầm ý thỉnh Phật thượng đường chứng minh. Đồng thời cung nghinh chư Tôn Đức và cũng để cho mọi người chú ý nhiếp tâm trở về với chánh niệm. Về cách thức đánh chuông trống Bát Nhã cho đúng, người đánh cần phải y cứ vào bài kệ:

“Bát nhã hội ( 3 lần )

Thỉnh Phật thượng đường

Đại chúng đồng văn Bát nhã âm

Phổ nguyện pháp giới đẳng hữu tình

Nhập Bát nhã ba la mật môn ( 3 lần )”.

Muốn đánh chuông trống bát nhã cho đúng theo bài kệ trên, thì người học cần phải học trực tiếp với những vị đã biết qua.

                                                              Tiếng chuông, tiếng trồng khi vang lên nhằm thức tỉnh, nhắc nhở chúng Tăng,
                                                              Ni cũng như Phật tử tại gia phải luôn nhớ đến Phật tính sẵn có ở nơi chính mình

Về ý nghĩa, ngoài âm vang của tiếng trống làm cảnh tỉnh vạn loài chúng sinh ra, âm vang của tiếng trông này còn nhằm nhắc nhở mọi người cần phải trang bị cho mình có đầy đủ trí tuệ sáng suốt, bởi trí tuệ rất quan trọng. Dù cho chúng Tăng tu bất cứ pháp môn nào, mà thiếu trí tuệ chỉ đạo, hướng đường thì coi như sự tu hành bằng không, không đạt đến cảnh giới giải thoát. Nếu không có trí huệ sáng suốt để nhận biết chính tà, gian trá hay thật thà, thì trong khi ứng dụng tu hành sẽ khiến cho người tu dễ bị sai lệch và đi vào con đường tà đạo.

Vì Bát Nhã quan trọng như thế, nên chư Tổ mượn hình thức tiếng trống, để khi đánh lên nhằm thức tỉnh, nhắc nhở chúng Tăng, Ni cũng như Phật tử tại gia phải luôn nhớ đến Phật tính sẵn có ở nơi chính mình mà phát huy Phật tính đó. Khi nghe âm thanh của những pháp khí như trống, chuông, mõ … thì người nghe mau chóng hồi tâm thức tỉnh, tinh tấn để gắng lo tu niệm. Phải hết lòng siêng năng làm lành lánh dữ, không nên gây tạo những nghiệp ác để chuốc lấy quả khổ đau.

Tiếng chuông hay tiếng trống đều là loại pháp khí mang ý nghĩa sâu sắc trong sự tồn tại và phát triển của Phật giáo và mang ý nghĩa tâm linh trong tâm hồn những ai là người con Phật. Hồi chuông, hồi trống vang lên làm cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành tìm về bến bờ giác. Vì thế, chuông trống Bát Nhã rất quan trọng trong thiền môn, mỗi khi ngân vang là lời nhắc nhở cho con người trang bị hành trang trí tuệ trên lộ trình giải thoát.

Minh Chính

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1416
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »

GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

250 CỔ VẬT PHẬT GIÁO LẦN ĐẦU TRƯNG BÀY Ở TP HCM

Khoảng 250 cổ vật Phật giáo miền Bắc được trưng bày ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM (huyện Bình Chánh) đến ngày 18-5.
Chi tiết »

THÁI BÌNH: CHÙA HOÀNG KIM CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM TRỤ TRÌ

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, sáng 14-4-Ất Tỵ, chùa Hoàng Kim (P.Tiền Phong) đã trang nghiêm tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569. Dịp này, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thái Bình công bố quyết định bổ nhiệm trụ trì...
Chi tiết »

CHÙM ẢNH: THẾ GIỚI ĐÓN MỪNG ĐẠI LỄ VESAK LINH THIÊNG

Tín đồ Phật giáo khắp thế giới cùng trang nghiêm đón mừng Đại lễ Vesak, ngày kỷ niệm Đức Phật đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn.
Chi tiết »

CHIÊM NGƯỠNG LOẠT MÂM CỖ CHAY ĐẸP MẮT MỪNG LỄ PHẬT ĐẢN CỦA HỘI CHỊ EM YÊU BẾP

Trong không khí trang nghiêm của mùa Phật Đản, mâm lễ chay không chỉ thể hiện tấm lòng thành kính mà còn là dịp để các chị em yêu bếp gửi gắm tâm hồn qua từng món ăn thanh tịnh...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 1766

Hôm qua: 5139

Tháng này: 52327

Tháng trước: 61509

Tất cả: 5805955


Đang online: 42
IP: 3.23.92.159
Mozilla 0.0