MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Ngày đăng: Thứ 5 , 12/08/2021 18:45 .
MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ
 
Con lặng lẽ bước trên con đường nhỏ trở về quê mẹ. Từ xa con đã cảm nhận hương thơm ngọt ngào của mùa nhãn chín, bao nhiêu kỉ niệm bỗng ùa về trong con. Con ôm một bó hoa mẫu đơn đỏ - loài hoa mẹ thích nhất, về thắp hương cho mẹ. Mùa Vu Lan nào cũng vậy, đã mười bảy năm xa mẹ - mẹ ơi năm nay hoa mẫu đơn nở nhiều và đẹp lắm. Con nhớ năm nào mùa Vu Lan mẹ cũng mua hoa mẫu đơn của bà cụ gần chùa làng về thắp hương cho bà ngoại.

Chùa Thầy - mái chùa gắn bó suốt tuổi thơ của con bên mẹ. Ngoài những ngày mùng một, hôm rằm, thì kỉ niệm sâu sắc nhất là những mùa Vu Lan. Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày rằm tháng bảy khi các quý thầy kết thúc mùa An Cư Kiết Hạ, mẹ lại đội một thúng nhãn ngon nhất vườn dắt chúng con lên chùa lễ Phật và làm lễ Phổ độ gia tiên. Bất chợt con lại nhớ tới thượng tọa Thích Viên Thành, bài pháp đầu tiên của thầy bao giờ cũng là câu chuyện đạo hiếu Mục Kiền Liên - khởi nguồn đại lễ Vu Lan và chữ hiếu. Trong trăm nghìn chữ hiếu thì hiếu lễ cha mẹ là đầu tiên. Lễ cài bông hồng làm biết bao Phật tử xúc động, những giọt nước mắt lăn dài trên má của những ai cài bông hồng trắng. Mẹ nữa, khi cài bông hồng trắng như có làn sương trên đôi mắt nhăn nheo của mẹ. Chắc mẹ nhớ bà lắm. Còn con cài bông hồng đỏ vừa cười vừa khóc, con dụi đầu vào lòng mẹ, vòng tay bé nhỏ ôm chặt lấy mẹ, hồi ấy, con chỉ mong được cài bông hồng đỏ mãi.

Ngày xưa mẹ vất vả quá, mười một lần sinh nở được chín người con. Để nuôi được các con ăn học, mẹ tần tảo đủ việc từ làm nón lá, mũ lá, thùa khuy, đơm cúc, may thuê...cả đêm. Lúc con đi ngủ mẹ là lá nón, lúc con tỉnh dậy gần sáng mà tiếng máy khâu vẫn rè rè trong đêm. Con chẳng thấy mẹ ngủ lúc nào. Lúc nhỏ bọn trẻ chúng con còn đánh nhau chí chóe, mẹ phải phân giải, đứa nào cũng muốn mẹ bênh, kể lể mình phải. Nhiều lúc mẹ buồn rầu nói: “Năm con năm nhớ, mười con mười thương, đứa nào mẹ cũng yêu.” Con còn nhớ năm 1972, khi nghe tin anh cả hy sinh ở chiến trường miền Nam, mẹ đã khóc rất nhiều nhưng mẹ cũng hiểu rằng có nhiều bà mẹ hy sinh cả chồng con cho tổ quốc.

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ làm được hết, mẹ không biết mệt mỏi, mà thật mẹ vẫn dẻo dai, âm thầm lặng lẽ, trông bế hết cháu này cháu khác. Năm nào cũng thế, ngày giỗ tết con cháu xa gần về thì vui lắm, nhưng chắc mẹ lo nhiều và rất mệt. Mẹ cười hiền hậu ôm các cháu vào lòng khuôn mặt tràn đầy hạnh phúc, rồi tan tiệc ai về nhà đấy, hể hả có biết đâu mẹ vất vả thế nào. Bây giờ đến tuổi làm bà con mới thấm thía, thương mẹ lằm mẹ ơi...mà muộn rồi!

Năm tháng trôi đi bỗng một ngày mẹ trở bệnh. Bệnh mẹ nặng lắm nhưng mẹ vẫn lặng lẽ. Chỉ đến lúc mẹ không dậy được các con mới phải thay nhau trông. Chín người con kẻ xa, ở gần còn năm đứa mà sao trông mẹ khó thế. Người này bận việc cơ quan, người kia bận con nhỏ, trông thì vẫn trông mà sao kể lể kêu ca với nhau nhiều thế. Có đứa vô tâm còn kể cả với mẹ, mẹ chẳng nói gì, quá lắm thì mẹ bảo: “Ừ mẹ sinh các con, biết tính từng đứa mà”. Còn con, ban ngày đi dạy học, tối trông mẹ một đêm thôi mà cứ gật lên gật xuống. Nhiều lúc mẹ đau quá, cố với cái gì đó con mới giật mình tỉnh dậy. Thế rồi chỉ được vài tháng là mẹ ra đi mãi mãi…

Bây giờ chúng con đã lên ông bà như mẹ ngày nào. Trải qua những năm tháng làm cha mẹ, chúng con mới hiểu lòng mẹ như biển rộng sông dài và thấm thía những câu ca dao “Một mẹ nuôi được mười con nhưng mười con không nuôi được một mẹ”, “Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể, con nuôi cha mẹ tính tháng kể ngày”. Các con của chúng con đã trưởng thành, các con của mẹ đã công tác và giữ nhiều chức vụ trong nhiều ngành nghề. Chúng con sướng lắm, có người giúp việc, nhà cửa đủ mọi tiện nghi nhưng chỉ thiếu bố mẹ. Ngồi với nhau ngày Vu Lan, ôn lại những kỉ niệm về mẹ mà đứa nào cũng khóc. Chúng con giờ điều kiện đủ đầy nhưng không còn cha mẹ nữa. Đọc kinh Vu Lan báo hiểu mà thấy mình bất hiếu vô cùng. Chúng con xin lỗi mẹ cha nhiều nhiều lắm.

Thật may mắn mẹ đã dẫn dắt chúng con biết về chùa từ nhỏ, mẹ bảo xưa mẹ nghèo, lấy chồng xa xứ, không chăm nuôi báo hiếu được ông bà ngoại. Nay mẹ về chùa ăn mày công đức của các thầy ngày Tự tứ, cúng dường cầu siêu cho cha mẹ, tổ tiên mong chuộc lại lỗi lầm của mình.

Mẹ ơi! Mùa Vu Lan năm nay chúng con không được về chùa như mọi năm vì dịch Covid mẹ ạ. Nhưng may mắn là giờ đây công nghệ phát triển, chúng con vẫn có thể gặp quý thầy trực tuyến, cúng dường Tam Bảo. Hình ảnh bông hồng trắng luôn nhắc nhở chúng con nhớ về mẹ, về công sinh thành dưỡng dục và nhất là mẹ đã gieo cho chúng con những hạt giống của Phật. Tạ ơn mẹ, chúng con hứa sẽ mãi mãi là những người con trong ngôi nhà Tam Bảo và dẫn dắt con của chúng con đi theo. Chắc ở nơi cảnh giới lành nào đó, mẹ sẽ hài lòng với các con của mẹ.
 
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát!


PT Đỗ Thị Minh Dũng – pháp danh Hoa Hạnh,
tổ 14 lớp Phật học trực tuyến.




Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
241( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
572( 61 %)
Số người tham gia bình chọn: 931
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 3 , 21/11/2023 11:29

Tin liên quan

Thông báo

GIẤY MỜI

Giấy  mời tham dự lễ đúc tôn tượng Đức Thánh Trần – Hưng Đạo Đại Vương - Tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - Hà Nội.
Chi tiết »

Thông bạch: Tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn

Ngày 9-11, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ký ban hành Thông tư số 834/TB-HĐTS, về việc tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 715 ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn.
Chi tiết »

Quyết định: V/v phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam

Quyết định Số: 803/QĐ-HĐTS - Về việc phê duyệt Biểu tượng chung kiến trúc Phật giáo Việt Nam - Kèm theo thuyết minh & phương án thiết kế
Chi tiết »

Giáo hội chính thức ban hành Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện thuộc GHPGVN

Ngày 3-10-2023, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ký ban hành 2 văn bản quan trọng, đó là Quy chế hoạt động Ban Quản Trị cơ sở tự viện của GHPGVN nhiệm kỳ (2022-2027) và Thông tư Hướng dẫn thành...
Chi tiết »

Thông bạch: Về việc tổ chức Tang lễ Đại lão Hòa thượng Dương Nhơn

Nội dung Thông bạch của Hội đồng Chứng minh - Hội đồng trị sự GHPG VN : Về việc tổ chức Tang lễ Đại lão Hòa thượng Dương Nhơn - Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Lá thư gửi những người mẹ trong ngày Vu Lan! - PT Phạm Thị Thu Hà

Con muốn cảm ơn đó là những người mẹ - những chiến sỹ mặc áo blue trắng vẫn đang chiến đấu trên chiến trường để giành sự sống trong đại dịch COVID 19 này. Cuộc chiến tàn khốc sau mấy chục năm trên mảnh đất hình chữ S mà ranh giới...
Chi tiết »

CHÚNG TA CÒN ĐƯỢC GẶP CHA MẸ BAO NHIÊU LẦN NỮA ?

Ngồi nghỉ ngơi lướt Facebook, tôi đọc được câu chuyện khiến không chỉ bản thân mình mà nhiều người cũng sẽ tự hỏi: “Đời này ta sẽ còn gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?”
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

 

Pháp âm

 
 

Tin tức mới

Vấn đề xóa đói giảm nghèo theo quan điểm Phật giáo

Từ việc tìm hiểu vấn đề xóa đói giảm nghèo theo quan điểm Phật giáo ta có thể thấy rằng: Mặc dù lý tưởng cao nhất của người tu Phật là buông bỏ để giải thoát. Nhưng trên hành trình buông bỏ ấy...
Chi tiết »

Ban Kinh tế - Tài chính TƯ tặng quà đến người dân vùng lũ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhằm hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đoàn Ban Kinh tế - Tài chính TƯ, Phân ban cứu trợ nhân đạo trực thuộc Ban Từ thiện xã hội TƯ, các mạnh thường quân, doanh nhân, Phật tử...
Chi tiết »

Phật giáo Long An đón tiếp Cựu Tổng thống Hàn Quốc - Lee Myung-Bak viếng thăm chùa Pháp Minh

Chiều ngày 03/12/2023, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Long An, Ban Phật giáo Quốc tế GHPGVN tỉnh Long An, Ban Trị sự GHPGVN huyện Đức Hòa, chư Tăng và Phật tử chùa Pháp Minh long trọng đón tiếp Ngài Trương Tấn Sang - Nguyên Ủy viên Bộ...
Chi tiết »

Quảng Ninh: Đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện kiều bào tại Thái Lan thăm chùa Ba Vàng

Ngày 2/12/2023 (nhằm ngày 20/10/Quý Mão), đoàn đại biểu Phật giáo An Nam Tông và đại diện Phật tử Thái Lan đã thăm chùa Ba Vàng (Quảng Ninh) trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000004

Hôm nay: 254

Hôm qua: 3341

Tháng này: 26216

Tháng trước: 154348

Tất cả: 4704861


Đang online: 3
IP: 18.206.12.157
Unknown 0.0