Trang chủ
Đạo tràng Cấp Cô Độc
Hình ảnh
Tin tức
Thông báo
Lịch học
Từ thiện
LỚP PHẬT HỌC
KHÓA TU VU LAN
Ban điều hành
Đạo tràng Cấp Cô Độc
Trụ xứ
Tu học
Xây dựng
Phật sự khác
Phật giáo và đời sống
Vấn đáp Phật pháp
Tín ngưỡng dân gian
Thờ cúng tổ tiên
Tu học tại gia
Doanh nhân với Phật giáo
Đạo đức kinh tế
Thờ Phật tại công ty
Khởi nghiệp
Nghi thức tụng niệm tại công ty
Văn hóa
Tín ngưỡng
Văn hóa xã hội
Tài liệu
Tài liệu học tập
Bài viết của Giảng sư
Bài viết của học viên
Thư viện
Kinh
Luật
Luận
Tín ngưỡng
Giải hạn và giải nghiệp
Ngày đăng:
Thứ 2 , 12/02/2024 20:56 .
Vào những ngày đầu năm, bên cạnh việc gặp nhau chúc tụng nhau những điều an lành, tự nhiên không ai bảo ai, mọi người đều háo hức lên chùa dâng lễ cầu an, ước nguyện mọi chuyện tốt đẹp đến với mình, với gia đình và với mọi người thân; mong sao những khổ đau, nghiệp chướng, báo chướng, tội chướng... được tiêu trừ, hay như dân gian thường nói, là đi chùa giải hạn, giải nghiệp đầu năm để được phúc lành, được an khang thịnh vượng.
Và như thế, việc đi chùa là việc làm hướng thiện mà mỗi người con Phật đều mong muốn khát khao thực hiện ngay từ đầu năm. Cho nên, ngay từ mồng một Tết đến hết tháng Giêng, đâu đâu cũng có những người náo nức lên chùa với niềm hân hoan và lòng thành kính. Điều đó cũng chẳng có gì phải ngạc nhiên, vì đi chùa đầu năm với tâm mong muốn giải hạn, giải nghiệp là nhu cầu tâm linh tất yếu của con người; điều này cần phát huy trong ý niệm khát khao hướng thiện của người Phật tử, mong muốn chuyển nghiệp xấu thành nghiệp tốt để được an lành hạnh phúc.
Thật vậy, thuyết nhân quả và thuyết nghiệp của đạo Phật là một trong những giáo nghĩa vừa sâu sắc vừa bình dị giúp con người lý giải nghiệp nhân, nghiệp quả của mọi chúng sinh và cũng là nguyên lý thực tiễn hướng dẫn con người sống theo phương thức có khả năng giải kết, giải hạn để vượt thoát khổ đau; những giáo nghĩa và nguyên lý ấy rất là khoa học, rất công bằng; nghe qua thì đơn giản và dễ hiểu, nhưng thực ra lại phức tạp hơn là chúng ta tưởng.
Chúng ta thường nghe ông bà nói "Gieo nhân gì, gặt quả ấy", hay "Ở hiền gặp lành"; "Gieo gió gặt bão"... Rõ ràng quy luật nhân quả vận hành trong đời sống thường nhật được nhìn nhận như là một chân lý đối với mỗi cá nhân, mỗi gia đình, mỗi xã hội. Từ đó, con người hiểu rằng và mình là chủ nhân ông của nghiệp, là người phải chịu trách nhiệm trước những hành động, lời nói, ý nghĩ của mình. Hẳn nhiên, con người, tự thân cũng phải thừa hưởng kết. quả, hay nói khác đi là thọ nghiệp, đối với những gì mình đã tạo, đã làm với chính mình và cộng đồng xã hội. Và vẫn để cần bàn là con người phải biết tạo nghiệp lành và nỗ lực đoạn trừ những nghiệp xấu, cái mà ông cha ta đúc kết là phải giải hạn và giải nghiệp trong mọi thời gian, nhất là thời điểm khởi đầu cho một năm mới.
Quy luật nhân quả là quy luật công bằng không sai lệch được. Tuy nhiên, không thể khẳng định rằng quả nào nhân ấy hoặc nhân nào quả ấy, vì lẽ muốn biến thành quả, nhân đã gieo cần hội tụ đủ duyên. Và đây chính là điều mà mọi Phật tử cần nhận thức cho rõ, vì nhận thức đúng đắn sẽ trang bị cho con người một niềm tin vô hạn, rằng chúng ta không phải lệ thuộc quá khứ, mà trái lại con người có thể tác động trở lại quá khứ, dù đó là một quá khứ đầy tội lỗi, bằng những nghiệp thiện và cực thiện mà người đó làm trong hiện tại và tương lai. Đồng thời, con người đó lại biết thường xuyên tu tập tâm, khiến cho tâm mình trước đây nhỏ hẹp, vị kỷ trở thành rộng lớn và vị tha; tâm mình vốn tán loạn, nay trở thành định tĩnh và tập trung, tâm mình vốn hay nghĩ ác, nay hoàn toàn chỉ suy nghĩ thiện và hướng thiện....
Trong kinh Hạt muối thuộc tuyển tập Tăng Chi 1, Đức Phật đã đưa ra một ảnh dụ rất lý thú. Một ít hạt muối bỏ vào một ly nước nhỏ khiến cho ly nước mặn đó không thể uống được. Nhưng cũng một ít muối như thể bỏ vào sông Hằng, thì nước sông Hằng vẫn không bị mặn thêm. Cũng như vậy, một số người có tâm nhỏ hẹp như ly nước, thì dù anh ta có phạm một lỗi nho nhỏ, anh ta cũng cảm thọ khổ tới mức không chịu đựng nổi. Trái lại, một người có tâm rộng lớn như sông Hằng, thì một lỗi nhỏ như vậy tuy cũng làm cho anh ta khổ đau, nhưng anh ta vẫn chịu đựng được. Như vậy là tùy người có tâm rộng hay hẹp mà một nghiệp ác được tạo ra, đem lại quả báo khổ thọ khác nhau. Nhưng cần hiểu rằng không nhất thiết hễ đã tạo một nhân nhất định nào đó là chắc chắn sẽ có một quả nhất định nào đó. Lý do căn bản nhất là với một nghiệp nhân đã tạo, nghiệp nhân ấy phải kinh qua một thời gian có đủ điều kiện (tức là các duyên) thì mới chín muồi thành quả. Đó là thuyết Dị thục mà sách Duy thức của đạo Phật thường nói đến. Dị thục là chín muồi mà đổi khác. Do thời gian khác nhau, do các duyên khác nhau cho nên một nhân khi đã chín muồi lại trở thành một quả dị thục,một quả đã chín mà đã đổi khác. Chúng ta thử nghiên cứu xem do những nhân duyên gì mà nghiệp nhân đổi khác khi biến thành quả. Trước hết và chủ yếu, có một nhân duyên thường xuyên tác động và tác động rất mạnh, đó chính là cái tâm của đương sự. Cái tâm đó có thể tác động rất mạnh, rất có hiệu quả nếu đó là cái tâm rộng lớn như sông Hằng (xem kinh Hạt muối - Tăng Chi I).
Cho nên, vấn đề giải hạn hay giải nghiệp mà người bình thường hay nói cần được hiểu là khi tâm chuyển thì nghiệp chuyển. Khi phạm tội, chúng ta chân thành sám hối, tâm chúng ta được an tịnh và chuyển sang hướng thiện. Chính cái tâm sám hối và hướng thiện giúp cho chúng ta chuyển nghiệp. Nếu tâm chuyển sang hướng thiện, nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện, thì mọi sự gia hộ từ bên ngoài, từ Phật, Bồ-tát hay là từ chúng Tăng thanh tịnh, sẽ có hiệu quả hơn bao giờ hết. Cho nên, vẫn để căn bản ở đây là tâm. Nếu tâm chúng ta không bỏ ác,theo thiện, cứ tiếp tục nghĩ ác, nói ác và làm ác, thì mọi sự hướng nguyện sẽ không thành tựu. Chính vì vậy mà kinh Pháp Cú viết: "Kẻ thù hại kẻ thù - Oan gia hại oan gia - Không bằng tâm hướng tà - Gây ác cho tự thân" (Kệ 42) và "Điều mẹ, cha, bà con - Không có thể làm được - Tâm hướng thiện làm được - Làm được tốt đẹp hơn" (Kệ 43 – phẩm Tâm).
Chính Đức Phật khẳng định khi tâm chánh niệm và hướng thiện thì tâm đó có sức mạnh rất lớn; nó che chở, gia hộ, giúp ích cho chúng ta nhiều hơn là những gì mà những người thân thích với chúng ta như cha mẹ, bà con, anh em có thể giúp ích cho chúng ta. Trái lại, nếu tâm hướng ác, hướng tà, thì tâm ấy còn làm hại chúng ta hơn là kẻ thù hại chúng ta nữa.
Có thể nói "tâm" là cơ sở và động lực giải nghiệp, giải hạn khổ ách đối với con người trong mọi không gian và thời gian. Tâm làm chủ tất cả. Tâm tạo nên một sức mạnh lớn để hóa giải nghiệp và có năng lực chuyển nghiệp. Thế nên, thời Đức Phật còn tại thế, Phật đã hướng dẫn khai tâm cho tướng cướp Angulimala giải nghiệp, giải hạn để trở thành bậc hướng thiện; hay kỹ nữ Ambapali, một người đẹp sống quá nửa cuộc đời đồi trụy và hưởng lạc thể gian để trở thành bậc giác ngộ chánh đạo; hay Subhada là người sống với nhiều tà kiến ngoại đạo nặng nề, sau khi gặp được duyên lành, gặp được thiện trí thức thì tâm trở nên tỉnh ngộ và chuyến hướng mạnh mẽ theo con đường thiện, con đường giác ngộ và giải thoát. Không ai khác hơn, chính những người như Angulimala, Ambapali, Subhada... trong quá khứ đã từng tạo nghiệp chướng nhưng với sự nhiệt tâm nỗ lực tu tập, đã chuyển được nghiệp của họ và trở thành những người chứng đạt quả vị A-la-hán. Chánh pháp là như vậy, Đức Phật đã đích thân dạy như vậy, con đường mà người ta gọi là đi chùa hướng tâm giải hạn, giải oan hay giải nghiệp đúng với Chánh pháp là vậy. Nếu chúng ta không hiểu được vấn đề căn bản này, nếu tự tâm chúng ta không hướng thiện, nghiệp ác sẽ càng chồng chất nhiều lần, quả bảo ác sẽ không thể nào tránh khỏi được. Kinh Pháp Cú dạy: "Không trên trời, giữa biển - Không lành vào động núi - Không chỗ nào trên đời - Trốn được quả ác nghiệp" (Kệ 127 - phẩm Ác),
Thế nên, người Phật tử cần phải hiểu rằng, những người sống ác, làm ác mà tâm không biết xấu hổ, không hối hận, không chuyển tâm từ ác sang thiện, không nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện, thì như Phật dạy, dù anh ta có trấn ở trên trời, dưới biển, lánh vào hang sâu cũng không tránh được quả báo, nó đeo theo mình như hình với bóng. Đối với những người sống ác thành thói quen, thành cố tật thì tình hình là như vậy, quy luật nghiệp bảo nhân quả tác động không sai lệch một ly tắc.
Tuy nhiên, chúng ta tin rằng, loại người sống ác thành thôi quen, thành có tật không phải là nhiều. Đại đa số người bình thường thì không như vậy. Ban ngày có thể làm ác, nhưng ban đêm nằm vắt tay lên trán, không ngủ được và hối hận những việc sai trái mình đã làm trong ngày. Đặc biệt là trong những trường hợp bản thân mình hay là người thân ốm nặng, hay là gia đình gặp chuyện rủi ro, hao tài tốn của, và đặc biệt hơn nữa là khi bản thân mình sắp chết, hay là có người thân sắp chết. Trong những trường hợp như vậy, tâm người ác dễ sinh sợ hãi, dao động, và có thể chuyển sang hướng thiện, dù là muộn màng nhưng còn hơn không. Do đó, vai trò và tác dụng lớn của các lễ cầu an, cầu siêu hay là các buổi lễ kèm theo trai tăng, cúng dường Tam bảo; trong đó việc mời Tăng sĩ đến tụng kinh hộ niệm cho gia chủ được tai qua nạn khỏi hay là chết được siêu thoát, được sanh lên các cối lành... là việc làm có ý nghĩa tâm linh cao cả và có tác dụng chuyển nghiệp cho những người đã tạo nghiệp sai lầm và bồi đắp phước đức cho những người đã tạo nhiều nghiệp thiện. Nhưng cần lưu ý, hiệu quả sẽ cao hơn và tác dụng lớn hơn khi đó ở đó có sự chuyển biến trong tâm người gia chủ hay là thân nhân người gia chủ với tất cả lòng chí thành.
Trong những cảnh ngộ đặc biệt như vậy, tâm người gia chủ thường rất ăn năn, hối hận, sợ hãi, dễ cảm xúc, và nhạy bén, do đó mà dễ dàng chuyển biến từ hướng ác sang hướng thiện. Tâm hướng thiện, đó là điểm căn bản quyết định tác động lớn của các buổi lễ. Nếu tâm không chuyển thì nghiệp không thể chuyển được. Điều khó khăn là người sống ác, lúc gần chết thường bị hôn mê, gia đình thân nhân vì không hiểu đạo lại bối rối, la hét, than vẫn ổn ào, khiến cho tâm người sắp chết đã rối loạn và hôn mê lại càng rối loạn và hồn mẻ thêm. Nếu người sắp chết, trước khi hôn mê mà được Tăng Ni và thiện tri thức hiểu đạo hộ niệm, trong một khung cảnh trang nghiêm, không ồn ào, người sắp chết được nhắc nhở về những việc thiện mình đã làm, được nghe vài bài kinh đọc bằng tiếng Việt, ngắn và dễ hiểu, bỏ tà kiến, thì tăm của người đó có thể chuyển biển, và nghiệp cũng chuyến theo. Người đó đáng lẽ sanh vào cảnh giới xấu, thì lại được sanh vào cõi tốt đẹp hơn, nhờ phước đức đã tạo. Đó là sức mạnh của cái mà nhà Phật gọi là nghiệp vào lúc gắn chết (Cận tử nghiệp). Người chết không đủ sức để hành động bằng thân, thậm chí cũng không nói được, mà chỉ tạo ra ý nghiệp mà thôi. Ý nghiệp đó rất mạnh, có thể quyết định hướng tái sanh, dù là hướng thiện hay hướng ác, cũng đều rất mạnh. Do đó, vấn đề là nếu là gia đình Phật tử, hiểu đạo, thì phải bài trí một khung cảnh thật sự yên tĩnh và trang nghiêm, để cho con người sắp chết có thể chết trong thanh thản, yên ổn với tiếng chuông, tiếng mõ và sự hộ niệm của chư Tăng Ni và các bạn lành. Người sắp chết được thân nhân và bạn lành nhắn nhủ về những điều thiện mà anh ta đã từng làm, tốt hơn nữa là thân nhân tiếp tục làm nhiều công đức như bố thí, phóng sanh và hồi hướng những công đức đó cho người sắp chết có được một cái chết yên ổn, và có được một đời sống kiếp sau tốt đẹp, thì chắc chắn người ấy sẽ được chuyến nghiệp.
Vậy là mọi người đều có khả năng giải hạn, giải nghiệp cho chính mình, chứ không phải ai khác. Với niềm tin bất động vào Phật Pháp Tăng, mỗi người sẽ được an lạc hạnh phúc khi tâm hướng thiện, làm các việc lành. Trong không gian đầm ấm của những ngày đầu năm, mọi người, mọi vật đều như đẹp lên, tươi lên. Một năm bắt đầu bằng mùa đầu tiên, đó là mùa xuân, một mùa trong năm đầu tiên bắt đầu bằng một tháng, mỗi tháng lại bắt đầu bằng một ngày... Mong rằng mỗi ngày mỗi người đều có tâm niệm chuyển đổi nghiệp trong ý niệm thiện lành. Hiểu như vậy, việc khởi tâm hưởng nguyện kỳ an, giải nghiệp, giải hạn trở thành một nhu cầu tất yếu của một đời người. Cuộc sống sẽ tốt đẹp lên nếu bất cứ ai cũng hành thiện để đạt nhiều ước nguyện trong năm. Mọi người không chỉ được phát tài, phát lộc mà còn tận hưởng được nhiều điều ngọt ngào của niềm vui hạnh phúc từ các giá trị yêu thương do con người tạo ra.
Thích Phước Đạt
Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website:
chuathien.vn
xin gửi vào địa chỉ:
chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn
0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất
Đăng nhập
|
Đăng ký
Đăng ký học
Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượng
Tỷ lệ
242( 24 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
650( 64 %)
Số người tham gia bình chọn
: 1010
Lần bình chọn đầu tiên
: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng
: Thứ 2 , 28/10/2024 13:24
Tin liên quan
Hòa thượng Thích Lệ Trang nói về nguồn gốc lễ Giao thừa
(08/02/2024)
Những thứ PHẢI CÓ trong mâm cơm cúng mùng 1 Tết
(06/02/2024)
Lạng Sơn: Nét đẹp văn hóa trong ngày Tết ông Công, ông Táo
(06/02/2024)
Hà Nội : Huyện Thường Tín tổ chức tọa đàm khoa học chủ đề “Công chúa Khúc Thị Ngọc”
(11/12/2023)
Hà Nội: Phật giáo huyện Chương Mỹ và huyện Phú Xuyên cầu nguyện cho những nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Hạ
(19/09/2023)
Ninh Thuận: Lễ cầu Siêu, thuyết giảng và ký kết phối hợp ATGT
(16/09/2023)
TP.HCM: 100 Phần quà và học bổng được trao cho học sinh, trẻ em có người thân mất do covid-19 tại buổi lễ kỳ siêu đồng bào, chiến sĩ tử nạn do đại dịc
(16/09/2023)
Hải Phòng: Lễ an táng và cầu siêu cho gần 10 nghìn Thai nhi sản nạn tại chùa Long Sơn
(09/09/2023)
Hà Nội: Lễ cúng Mông sơn Thí thực tại chùa Quán Sứ
(30/08/2023)
Hà Nội: Hạ trường Vạn Phúc tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu PL.2567
(21/08/2023)
Họp triển khai kế hoạch tổ chức sự kiện văn hóa Phật giáo “Thắp Sáng Tri ân Mùa Vu Lan 2023”
(11/08/2023)
Lễ hằng thuận tại chùa Bằng – Hà Nội
(04/08/2023)
Chương trình Vu Lan – Đạo hiếu và Dân tộc năm 2023 trao quà tới thương, bệnh binh
(25/07/2023)
Hà Nội: Đại lễ cầu siêu, thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng Niệm phường Thượng Thanh
(25/07/2023)
Rơi xuống biển 4 ngày đêm, ngư dân niệm Phật và phép màu đã xảy ra
(09/07/2023)
Hàng trăm Phật tử tham dự Đại lễ Phật đản 2023 tại chùa Quán Sứ
(02/06/2023)
Hà Nội: Phật giáo 30 quận huyện thị diễu hành xe hoa đón mừng Đại lễ Phật đản của Ban trị sự Phật giáo thành phố
(02/06/2023)
Hà Nội: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chúc mừng Đại lễ Phật đản
(31/05/2023)
Hà Nội: Đại lễ Phật đản tại chùa Phúc Khánh
(31/05/2023)
Bản song ca NGỌC ĐÀI SEN mừng đại lễ Phật đản
(31/05/2023)
Nhiều phái đoàn đã đến thăm, chúc mừng Chư tôn giáo phẩm, BTS GHPGVN các tỉnh thành
(31/05/2023)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đảnh lễ xá-lợi Bồ-tát Thích Quảng Đức
(31/05/2023)
Hà Nội: Lễ tưởng niệm 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân tại Tổ đình Hồng Phúc – Hòe Nhai
(31/05/2023)
Hà Nội: Đại lễ Phật đản PL.2567 của Phật giáo quận Đống Đa thành tựu viên mãn
(31/05/2023)
Hướng Dẫn Tổ Chức Phật Đản Tại Gia - Bạn Đã Biết??
(29/05/2023)
Không khí Phật đản rộn ràng trong từng ngôi nhà của bà con ở Thủ đô
(29/05/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Phật đản Đức Pháp chủ và Hòa thượng Chủ tịch
(29/05/2023)
Di sản văn hóa Phật giáo trong xã hội đương đại Việt Nam
(26/05/2023)
Hà Nội: Lãnh đạo thành phố chúc mừng BTS Phật giáo thủ đô nhân mùa Phật đản PL.2567 – DL.2023
(24/05/2023)
Trao giải cuộc thi “Đạo Phật trong trái tim tôi”
(24/05/2023)
Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Quốc gia Liệt sỹ Nầm
(24/05/2023)
Đất nở hoa Đàm (Ý nghĩa ngày Phật đản)
(24/05/2023)
Diễn văn Phật Đản PL.2567 - DL.2023 của Hoà thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
(24/05/2023)
LONG TRỌNG LỄ KỶ NIỆM NGÀY VESAK TẠI TRỤ SỞ LIÊN HIỆP QUỐC
(23/05/2023)
Thông điệp Đại lễ Vesak 2023 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc
(23/05/2023)
Người dân cả nước hân hoan mừng đón Phật đản
(23/05/2023)
Chùa Ba Vàng nhận cùng lúc 2 kỷ lục thế giới
(23/05/2023)
Hạnh phúc được làm con Phật
(23/05/2023)
Tinh thần nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
(23/05/2023)
Hà Nội: Hàng nghìn Phật tử tham dự Lễ rước Phật đầy linh thiêng tại Tổ đình Hồng Phúc – Hòe Nhai
(22/05/2023)
Hà Tĩnh: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh trang nghiêm lễ rước Phật đản sinh về lễ đài chính
(22/05/2023)
Nhớ mùa Phật đản năm xưa
(22/05/2023)
Ông Lê Minh Trí trồng cây Bồ-đề tại chùa Huê Nghiêm
(22/05/2023)
Đại lễ Phật đản: Người dân TP.HCM có thể thả hoa đăng, lễ tắm Phật
(22/05/2023)
Sư cô Suối Thông ra sách về chữa lành
(16/05/2023)
Nghệ An: Chùa Non Nước rót đồng đúc đại hồng chung có trọng lượng 1 tấn
(15/05/2023)
Tôn kính Tăng bảo
(15/05/2023)
Tại sao chuỗi tràng hạt có 108 hạt ?
(12/05/2023)
Nguồn gốc hình tượng rồng Việt trong kiến trúc mỹ thuật chùa tháp
(12/05/2023)
Hải Phòng: Hội nghị phổ biến chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
(12/05/2023)
Ốc đảo tâm linh cổ nhất Hà Nội 1500 năm - Hồn thiêng dân tộc Chùa Trấn Quốc
(10/05/2023)
Chùa Cây Thị ở Hà Nam - ngôi chùa tiên cảnh mới nhất mà bạn nên ghé thăm
(10/05/2023)
Tăng Ni sinh Việt Nam kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 tại quốc đảo Sri Lanka
(10/05/2023)
Lạng Sơn: Hội nghị phổ biến Hiến chương GHPGVN và triển khai một số Phật sự 6 tháng đầu năm 2023
(04/05/2023)
Thanh Hóa: Lễ Sám hối, ôn lại Tam quy và Ngũ giới định kỳ tại chùa Đống Cao
(04/05/2023)
Lễ cầu siêu anh hùng liệt sỹ tại chùa Trường Sa Lớn
(04/05/2023)
Liên hoan Ẩm thực chay chung tay vì cộng đồng ủng hộ quỹ "Vì người nghèo" năm 2023
(02/05/2023)
Vĩnh Phúc: Lễ Húy nhật Tổ khai sơn chùa Tích Sơn
(02/05/2023)
Hà Nội: BTS GHPGVN huyện Ba Vì tổ chức Hội nghị triển khai công tác Phật sự và Đại Lễ Phật Đản PL 2567 – DL 2023.
(02/05/2023)
Hà Nam: Chùa Tam Chúc tổ chức lễ cầu nguyện quốc thái dân an
(02/05/2023)
Lan tỏa kiến trúc Phật giáo đến gần với công chúng
(02/05/2023)
Phía sau một đại gia xây chùa ăn chay trường
(02/05/2023)
Đức Phật đưa tay phải hay tay trái lên khi đản sanh?
(30/04/2023)
Hà Nội: Chùa Bằng trang nghiêm tổ chức Lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương 10/3
(30/04/2023)
Hà Nội: Lễ rước kiệu khai hội truyền thống chùa Duệ Tú năm 2023
(28/04/2023)
Lễ hội Chùa Láng: Phục dựng nét văn hoá độc đáo của di sản truyền thống
(27/04/2023)
Ninh Bình: Đại lễ cầu siêu và lễ hội hoa đăng cầu quốc thái dân an tại cố đô Hoa Lư
(26/04/2023)
Thiền trong hội họa, âm nhạc và thơ ca
(26/04/2023)
Điều ít biết về bảo vật Quốc gia Phật Tam thế ở ngôi chùa nổi tiếng
(26/04/2023)
Huyện Quốc Oai chính thức khai hội chùa Thầy năm 2023
(26/04/2023)
Đồng Nai: Sẽ hạ thủy bảy hoa sen Kính mừng Phật đản tại hồ Biên Hùng
(26/04/2023)
Đưa hội hoạ Phật giáo đến gần với công chúng
(26/04/2023)
Danh lam cổ tự ở xứ Kinh Môn
(26/04/2023)
Vẻ đẹp như danh lam thắng cảnh của chùa Phật Quang ở Hà Nam
(20/04/2023)
Lễ động thổ khởi công xây dựng đền Trần tại chùa Phúc Lâm - Thường Tín - Hà Nội
(19/04/2023)
Nghệ thuật điêu khắc chùa Bối Khê
(18/04/2023)
Về Bắc Giang, một ngày trải nghiệm 'Theo dấu chân Phật Hoàng'
(16/04/2023)
Chàng trai khởi nghiệp từ chiếc lá rụng
(16/04/2023)
Khám phá ngôi chùa cầu duyên linh thiêng bậc nhất ở Hà Nội
(16/04/2023)
Chiêm ngưỡng độc bản lá bồ đề dát vàng 24k được công nhận kỷ lục Việt Nam
(14/04/2023)
Sắc màu hoa Ban bên ngôi chùa cổ ở Hà Nội
(14/04/2023)
Hải Dương: Chùa Trúc Lâm tổ chức Ngày “Lễ Hội Văn Hoá Tâm Linh”
(13/04/2023)
Vẽ một bông hoa…cũng là Thiền!
(10/04/2023)
"Báu vật" nặng 9 tấn nằm giữa lòng hồ ở Nam Định
(10/04/2023)
Hà Nội: Phật tử về chùa Tân Hải tham dự khoá tu “ Một ngày an lạc” nhân khánh đản Bồ – tát Quán Thế Âm
(10/04/2023)
Khám phá các công đoạn tạo ra tượng Phật dát vàng tại làng nghề nghìn năm tuổi
(06/04/2023)
Chiêm ngưỡng Tôn tượng Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn bằng gỗ lũa nguyên khối tại chùa Thắng Phúc - Hải Phòng
(05/04/2023)
Giá trị nhân văn của Đại lễ cầu siêu nạn nhân tai nạn giao thông
(05/04/2023)
Nam Định: Hơn 1000 Phật tử tham dự khóa tu Một ngày an lạc tại chùa Linh Ứng
(05/04/2023)
Chiêm ngưỡng ngôi chùa làm từ gỗ lim độc nhất ở Hà Tĩnh
(05/04/2023)
Miền trở về thanh tịnh giữa Đơn Dương được báo chí nước ngoài giới thiệu
(04/04/2023)
Hoa đăng kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn tại thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
(04/04/2023)
Hoa mặt trời rực rỡ ở ngôi chùa độc đáo tại Sóc Trăng
(04/04/2023)
Công đức chiêm bái Phật tích
(04/04/2023)
Bảo Hải Linh Thông Tự - sức hút từ kiến trúc chùa Việt cổ độc đáo
(04/04/2023)
Kỳ lạ khánh đá có tiếng ngân vang như chuông đồng ở ngôi chùa nghìn tuổi
(04/04/2023)
Hải Phòng: Ban Hoằng Pháp tổ chức khóa tu học đầu tiên tại trụ sở Ban trị sự GHPGVN thành phố
(04/04/2023)
Bố thí ba-la-mật trong thời hiện đại
(04/04/2023)
Bên trong ngôi chùa có nhiều tượng Phật nhất Việt Nam
(04/04/2023)
Thái Nguyên: Lễ khánh thành ngôi Tam bảo và bổ nhiệm trụ trì chùa Quyên Linh
(03/04/2023)
2 ngôi chùa Việt Nam vào top 20 công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc nhất thế giới
(03/04/2023)
Nỗi đau không đáng sợ bằng những niềm vui phù phiếm
(03/04/2023)
Hải Phòng: Đại lễ cắt băng khánh thành ngôi Đại Hùng Bảo Điện chùa Đức Phong (Sùng Nha tự)
(03/04/2023)
Bí ẩn tượng cổ 700 năm biết đứng lên ngồi xuống ở Vĩnh Bảo - Hải Phòng
(02/04/2023)
Bản sao quốc bảo nhà Trần ở chùa Tam Chúc
(02/04/2023)
Chùa cổ hơn 1.000 tuổi bên hồ Tây
(02/04/2023)
Chắp tay sao cho đúng và ý nghĩa trong nghi thức Phật giáo
(02/04/2023)
Đạo Phật luôn mang triết lý sâu sắc
(02/04/2023)
Những sơn tự quanh năm mây vờn gió cuộn
(30/03/2023)
Chiêm ngưỡng kho mộc bản hơn 800 tấm và hàng ngàn đầu sách quý của Phật giáo tại Huế
(30/03/2023)
Ngôi chùa được phong sắc tứ cuối cùng tại Việt Nam
(30/03/2023)
Không thắp hương khi đi chùa lễ Phật, có lỗi không?
(29/03/2023)
Hà Nội: Chư tôn đức Thường trực BTS Phật giáo thành phố họp bàn kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2567
(29/03/2023)
Những ai được gọi là Phật tử?
(29/03/2023)
Tư tưởng Phật giáo trong thi ca cổ
(29/03/2023)
Hà Nội: Tọa đàm “Tuổi trẻ Việt Nam với tình yêu hoa sen, đất nước”.
(29/03/2023)
Bắc Ninh: Lễ truyền thụ Tam quy, Ngũ giới tại chùa Đoan Long
(29/03/2023)
Văn hóa Phật giáo Việt Nam - Sứ mệnh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
(28/03/2023)
Thông điệp hòa bình qua triển lãm về hoa sen của họa sĩ Kim Đức
(27/03/2023)
Robot thông minh có thể giảng kinh ở Nhật Bản
(25/03/2023)
Chùa Hoằng Phúc - cổ tự 700 tuổi ở Quảng Bình
(24/03/2023)
Lý giải chi tiết 25 THỦ ẤN CỦA ĐỨC PHẬT | Hình tượng, ý nghĩa, cách thức
(24/03/2023)
Hải Phòng: Chiêm ngưỡng tinh hoa cổ vật Phật giáo
(24/03/2023)
Bia đá 400 tuổi trong chùa Thiên Mụ
(23/03/2023)
Chùa Minh Đức – Khu văn hóa tâm linh Thiên Mã Quảng Ngãi
(23/03/2023)
Đặc sắc vườn kinh Pháp cú khắc trên đá ở Vĩnh Long
(22/03/2023)
Tượng Phật ngồi từng cao nhất Đông Nam Á thu hút ngàn người đến chiêm bái
(22/03/2023)
2 rằm tháng Giêng đặc biệt trong cuộc đời Đức Phật
(22/03/2023)
Đại bảo tháp Kinh luân ở Lâm Đồng nhận kỷ lục Guinness thế giới
(21/03/2023)
Đặc sắc lễ hội Phật giáo mùa hoa ban Điên Biên
(21/03/2023)
Hai bảo vật quốc gia độc bản nghìn năm tuổi chùa Phật Tích
(21/03/2023)
Không vô biên xứ định, Thức vô biên xứ định, Vô sở hữu xứ định
(20/03/2023)
Quan Âm Bồ Tát trong lịch sử nghìn năm
(20/03/2023)
Góc nhìn về hộ niệm
(20/03/2023)
Hải Phòng: Đôi bạn trẻ về chùa Hồng Phúc ( Kiến An) tổ chức lễ Hằng Thuận
(20/03/2023)
KHỞI CÔNG KIẾN TẠO TÔN TƯỢNG BỒ-TÁT QUAN THẾ ÂM CAO 33M VÀ 33 ỨNG HÓA THÂN TẠI CHÙA HẢI SƠN (CHÙA HANG)
(20/03/2023)
2 bé Ngọc Dũng và Thùy Dương vui hội đêm rằm
(27/09/2021)
Gia đình PT Đào Thị Quyến vui hội đêm rằm
(27/09/2021)
Bé Gia Huy (Kem) - dự thi đêm hội trăng rằm
(27/09/2021)
TRUNG THU ĐẶC BIỆT TẠI CÁC NGÔI CHÙA, KHU CÁCH LY
(22/09/2021)
Bé Phạm Bảo Ngân - dự thi Đêm hội trăng rằm
(27/09/2021)
Vu Lan! Cảm niệm về Tri Ân Báo Ân - PT Nguyễn Dương Bảo Anh
(27/08/2021)
MÙA VU LAN LẠI VỀ - Bài viết của Phật tử Dương Thị Thúy Vân - Diệu Tường
(03/08/2021)
Sự ảnh hưởng của Phật giáo trong tang lễ người Việt
(13/06/2021)
Đạo ở trong lời nói
(27/04/2021)
Tin tức mới
KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN
LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN
THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ
Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"
Cảnh báo lừa đảo Khóa tu mùa hè 'ảo' 2024
Yên Bái : Lễ Bố tát tại Hạ trường chùa Tùng Lâm Ngọc Am.
Hà Nội: Trang nghiêm Lễ Bố tát tại Trường hạ Tổ đình Bồ Đề
Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn
Công dụng của giới đức
Nam Định : Phật giáo Vụ Bản, Hội nghị triển khai công tác Hậu An cư Kết hạ (2024)
Thông báo
LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN
Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »
THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ
Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »
Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"
Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »
Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn
Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »
THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm
Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »
«
1
2
3
...
72
»
Bài viết của Phật tử
Lên chùa hái lộc ngày xuân
Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »
Những Dòng Cảm Nhận
Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc
Chi tiết »
Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường
Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »
Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung
Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »
MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng
Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »
«
1
2
3
...
6
»
Mời quảng cáo
Tài liệu học tập
Chùa Am Ngọa Vân, di tích tâm linh trong lòng...
MƯỜI NGHIỆP LÀNH
Đức Pháp chủ GHPGVN nói chuyện với Tăng Ni trẻ:...
LỜI VÀNG
XUẤT XỨ, NIÊN ĐẠI CỦA KINH NA TIÊN?
ĐÀO TẠO
Hà Nội: Lớp Cao cấp giảng sư tổ chức kì thi thuyết...
Đại học Hoa Phạm (Đài Loan, Trung Quốc) thăm Học...
Đại học Hoa Phạm (Huafan University) thăm Học viện...
Khai mạc Kỳ thi tuyển sinh Thạc sĩ Phật học khóa...
Học viện PGVN Hà Nội tổ chức bảo vệ Luận án Tiến...
Pháp âm
Tin tức tiêu biểu
THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm
Lễ cung rước tôn tượng Đức Thánh Trần về chùa Phúc Lâm
Lễ đúc tôn tượng Đức Thánh Trần tại chùa Phúc Lâm
KHÓA VU LAN BÁO HIẾU – ÂN NGHĨA SINH THÀNH CHÙA PHÚC LÂM 2023
Đức Pháp chủ GHPGVN, Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế - Tài chính T.Ư thăm tỉnh Thái Nguyên
Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế Tài chánh TƯ GHPGVN thăm và làm việc với Ban Trị sự; cúng dường các trường hạ tại TP.Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
Lãnh đạo Ban Hoằng pháp TW cùng Ban Kinh tế tài chính TW thăm và cúng dường Trường hạ các tỉnh thành phía Bắc
Thiêng liêng lễ truy niệm anh linh liệt sĩ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước tại Đền thờ Côn Đảo
Những pho tượng Phật Thích Ca được công nhận bảo vật quốc gia
Yên Bái: Chùa Tháp Bảo Thượng Miện huyện Lục Yên lần đầu tiên tổ chức Khóa tu mùa Hè cho 200 thanh thiếu nhi
Tin tức mới
KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN
Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »
LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN
Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »
THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ
Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »
Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"
Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »
«
1
2
3
...
786
»
Đăng ký học
Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Nghi lễ
Kiến trúc
Thư viện
Xã hội
Tu học
Thống kê truy cập
0
0
0
0
0
0
0
5
Hôm nay:
3327
Hôm qua:
3615
Tháng này:
37004
Tháng trước:
36177
Tất cả:
5437653
Đang online:
8
IP:
3.145.50.222
Mozilla 0.0
Góp ý - Liên hệ
|
Đặt DCDN làm trang chủ
[Về đầu trang]