Cảm niệm về người thầy

Ngày đăng: Thứ 2 , 20/11/2023 16:36 .


Trong các ngành nghề tại thế gian, thì ai ai cũng nhận ra một điều nghề gõ đầu trẻ là một nghề cao quý, cao thượng luôn được tôn trọng và trân quý. Biết rằng, xã hội ngày càng văn minh, tiến bộ về nền khoa học và kỹ thuật thuật cho đến thế nào đi chăng nữa thì nghề Giáo dục, dạy học luôn được xem trọng. Bởi thế nên, Ông cha ta đã khẳng định: “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, nghĩa là một chữ cũng thầy mà nửa chữ cũng thầy, hay câu “không thầy đố mày làm nên” cũng chính là nhắc đến giá trị người thầy giáo, người hướng dẫn đồ chúng học chữ, học nói, học gói, học mở, học đạo đức nhân nghĩa, lẽ phải một cách sống, một lẽ đẹp, quan trọng hơn là giáo dục về chữ nghĩa.
Trong giáo lý nhà Phật, gọi đó nền tảng căn bản của giới, của đạo đức trong con người và phép tắc chung cho một con người hoàn thiện cần có: “Phật giáo còn xây dựng mẫu người đạo đức đó là con người từ bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha mà thâu tóm là đứng vững trên hai chân: từ bi và trí tuệ”[1]. Trong đạo Nho, Khổng tử dạy cho những người học trò cần có đủ 5 đức: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.
Đức Phật là bậc mô phạm của trời người, trong những năm Ngài đi giáo hóa cũng đã tự mình dấn thân, Ngài tự mình đem giáo pháp mà Ngài đã chứng ngộ, dạy hàng đệ tử, dù là xuất gia hay tại gia. Ngài giáo hóa cho chúng sinh, trời và người với tâm đại từ bi, với lòng bi mẫn của một bậc đạo sư khả kính. Không ai không kính phục Ngài, đến với Ngài nghe học giáo pháp đều lễ kính, quỳ gối đảnh lễ, xin quy ngưỡng và nguyện trọn đời học và giữ trọn vẹn giáo pháp Ngài đã chỉ dạy như: 5 anh em Cassapa, Moggalana, Upali, Angulimala, … Dưới sự hướng dẫn của đức Phật thì ai nấy đều hoan hỷ nghe pháp, thực hành pháp.
Cũng vậy, khi còn đang học trên ghế nhà trường dù là hàng xuất gia, hay cư sĩ chúng ta được các vị thầy khả kính hướng dẫn về giáo lý Kinh, Luật, Luận hay các môn học ngoại điển như triết học Tây Phương, Tín ngưỡng và Tôn giáo, Tâm lý học… thì chúng ta vẫn được chỉ dạy rất chu đáo không những về giáo lý, bài vở mà còn được nhận lại kinh nghiệm, kiến thức, cách sống, cách nói chuyện và cả sự chia sẻ vô cùng sâu rộng của các thầy – cô.
Đức Phật khi đã làm thầy trời người nhưng vẫn nhớ ơn người thầy hướng dẫn cho mình trên lộ trình xuất gia ban sơ.
Từ thời học Trung cấp Phật học, dưới sự giáo huấn của Hòa Thượng Viện Trưởng Thượng Thích Từ Thông, bản thân con là người nghe được những lời chỉ dạy: “Cho dù học Kinh, hay các môn ngoại điển thì cũng là học, quý vị đừng xem thường”. Ngài khẳng định việc “học Phật chính là giác ngộ, học Phật để giải thoát”, một câu nói ghi trước lớp học, Ngài đã khẳng định giá trị của việc học giáo pháp quan trọng như thế nào trong đời sống tu học của một tăng, ni sinh đã và đang học tại ngôi trường này. Chính câu nói đó, nếu ai đã là học viên của trường đều ghi nhớ câu kệ này vì ý nghĩa lời dạy vô cùng sâu sắc, thấm đậm một lẽ sống, một lẽ về sự tu học trên bước đường học đạo. Cũng chính câu kệ, đã làm con tỉnh thức thấy rõ, nhận chân được giá trị đích thực của việc học đạo.
Trong Kinh Ca-la-thi-việt thuộc Trường Bộ Kinh, Đức Phật dạy về sự lễ lạy, kính lễ về: “Này Gia chủ tử, có năm cách, đệ tử phụng dưỡng các bậc sư trưởng như phương Nam: Ðứng dậy để chào, hầu hạ thầy, hăng hái học tập, tự phục vụ thầy, chú tâm học hỏi nghề nghiệp. Này Gia chủ tử, được đệ tử phụng dưỡng như phương Nam theo năm cách như vậy, các bậc sư trưởng có lòng thương tưởng đến các đệ tử theo năm cách: Huấn luyện đệ tử những gì mình đã được khéo huấn luyến; dạy cho bảo trì những gì mình được khéo bảo trì; dạy cho thuần thục các nghề nghiệp; khen đệ tử với các bạn bè quen thuộc; bảo đảm nghề nghiệp cho đệ tử về mọi mặt.”[2] Mục đích cao thượng mà người muốn gửi gắm chính là người trò phải biết tôn trọng, khiêm nhường và luôn nhẫn nại với lời thầy dạy. Chính năm điều này sẽ làm tăng trưởng thiện tâm cho học trò, và cũng muốn học trò có trí tuệ, điều đó khẳng định vị thầy lúc nào cũng hướng về người đệ tử, cùng trao gửi cái hay, điều tốt đẹp giúp người trò không chỉ có kiến thức, mà còn đi kèm hạnh đức, oai phong của người học đạo. Tinh thần ấy, chính là sự tri dưỡng, không mong đền đáp. Nhưng, người học trò phải luôn biết mình và thể hiện lòng tri ân, báo ân xứng đáng đối với người thầy. Thế nên, người xưa dạy:

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”,

Trên tinh thần hiếu đạo, hiếu học thì còn chữ lễ nghĩa, vì mỗi học trò mới đến trường đã được thầy cô dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn.” Vì thế, công ơn của người thầy giáo, giáo sư hay giáo thọ trong trường Phật học đều có công lớn khi truyền đạt lại tri thức và trí tuệ cho người học trò. Biết học trò còn vụng dại, nên khi học trò phạm lỗi, thầy vẫn chấp nhận và tha thứ. Cho dù Thầy đưa ra các hình phạt khắt khe, thì cũng chỉ mong những đứa học trò của mình có đạo đức để sau này trên con đường hành đạo, hướng dẫn lại người sau cũng không bị những sai lầm.
Nhắc đến tinh thần tri ân, báo ân thì đã nhắc đến Đạo Phật. Vì chính đức Phật khi đã làm thầy trời người nhưng vẫn nhớ ơn người thầy hướng dẫn cho mình trên lộ trình xuất gia ban sơ. Vậy chúng ta, người con Phật, hàng hậu học vẫn chỉ mong đền đáp được các công ơn do người thầy đã trao gửi. Kính chúc các giáo thọ sư trong trường Phật học mùa tri ân an lạc, mãi là bóng cây gạo cội cho hàng học trò noi dấu son các ngài.
Ngày 20/11 hằng năm chính thức là lễ tri ân những người thầy, cô giáo, chính con đây là một học viên còn đang học trên mái nhà trường HVPGVN, Khoa đào tạo từ xa xin chia sẻ một vài tâm niệm của một kẻ sơ cơ, vô minh còn nhiều tham, sân… đang trên con đường tầm cầu học hỏi giáo pháp của đức Phật và sự truyền trao kiến thức của các bậc Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức giáo thọ sư đã nhiều năm nghiên cứu học hành, dịch kinh, viết sách dạy dỗ về chữ nghĩa, văn tự, ngôn từ, cách học và hành pháp trong đời sống như thế nào để phù hợp đạo hạnh. Các Ngài xứng danh người mô phạm của chúng con trên bước đường tu nhân, học Phật.

***

Tác giả: Tuệ Đăng

Chú thích:

[1] https://vedepphatphap.vn/gia-tri-cua-dao-duc-phat-giao-trong-doi-song-xa-hoi-hien-nay.html.
[2] https://hoavouu.com/p16a18142/1/33-kinh-thi-ca-la-viet-le-bai-sau-phuong, 


Tài liệu tham khảo:

1. Thích Minh Châu, Kinh Trường Bộ, Kinh Ca-la-thi-việt, NXB. Viện Nghiên cứu HVPGV ấn hành, 1992.
2. https://vedepphatphap.vn/gia-tri-cua-dao-duc-phat-giao-trong-doi-song-xa-hoi-hien-nay.html. Truy cập ngày 17/11/2022.
3. https://hoavouu.com/p16a18142/1/33-kinh-thi-ca-la-viet-le-bai-sau-phuong, Truy cập ngày 15/11/2023


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 16 %)
59( 4 %)
23( 1 %)
36( 2 %)
1203( 77 %)
Số người tham gia bình chọn: 1568
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 7 , 05/07/2025 17:25

Tin liên quan

Thông báo

TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI KÊU GỌI CỬ CHUÔNG, TRỐNG CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN VÀO SÁNG 1/7/2025

Hội đồng Trị sự GHPGVN vừa có văn bản số 284/HĐTS-VP1 ngày 25/6/2025 gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc, về việc cử ba hồi chuông, trống Bát-nhã cầu nguyện Quốc...
Chi tiết »

THÔNG TƯ 258 CỦA HĐTS: HƯỚNG DẪN SÁP NHẬP BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH, THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2022-2027

Nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy GHPGVN ở cấp tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, hôm nay, ngày 12/6/2025, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ban hành Thông tư số 258/TT-HĐTS về việc hướng dẫn sáp nhập...
Chi tiết »

VIỆC DỪNG HOẠT ĐỘNG BAN TRỊ SỰ GHPGVN CẤP QUẬN HUYỆN TỪ 1-7 SẼ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

 Thông tin từ Văn phòng Trung ương Giáo hội .Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ấn ký ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan tới việc dừng hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố...
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN CHO KHÓA TU MÙA HÈ

Thông báo tuyển tình nguyện viên cho khóa tu hè “Hành trang tuổi trẻ lần 6” tại chùa Phúc Lâm - năm 2025
Chi tiết »

THÔNG CÁO BÁO CHÍ GIẢI BÁO CHÍ PHẬT GIÁO NĂM 2025

Tiếp nối thành công Giải Báo chí Toàn quốc về Phật giáo 'Tuyên truyền lối sống Tốt Đạo - Đẹp Đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc' lần thứ Nhất - năm 2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

NINH BÌNH: HỘI NGHỊ PHẬT SỰ LẦN THỨ NHẤT SAU SÁP NHẬP BA TỈNH HÀ NAM – NAM ĐỊNH – NINH BÌNH

Sáng ngày 5/7/2025, tại Trúc Lâm Thiên Trường (phường Nam Định, tỉnh Ninh Bình), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã long trọng tổ chức Hội nghị lần thứ nhất sau khi hợp nhất đơn vị hành chính ba tỉnh: Hà Nam, Nam Định và Ninh...
Chi tiết »

NGHỆ AN : CHÙA PHÚC LẠC LONG TRỌNG CUNG ĐÓN PHÁI ĐOÀN PHẬT GIÁO TỈNH XIÊNG KHOẢNG ( LÀO )

Sáng ngày 05/07/2025 (nhằm 11 tháng 6 năm Ất Tỵ) Trong tinh thần giao lưu Phật giáo và thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước Việt – Lào, chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, tỉnh Nghệ An) đã trang nghiêm tổ chức lễ...
Chi tiết »

NINH BÌNH: TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC LỄ ĐÚC ĐẠI HỒNG CHUNG TẠI CHÙA NỘI (ĐỨC LONG TỰ)

Sáng ngày 03/7/2025 (tức ngày 09/6 năm Ất Tỵ), chùa Nội – Đức Long tự (thôn Nội, xã Bình Lục, tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức lễ rót đồng đúc Đại Hồng chung trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh, thắm...
Chi tiết »

TỔ ĐÌNH LINH ỨNG: KHÓA SINH TÌM HIỂU VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Sáng ngày 5/7/2025, tại Tổ đình chùa Linh Ứng (xã Hải Thịnh), trong khuôn khổ khóa tu mùa hè, các khóa sinh đã tham gia thời khóa đặc biệt với chủ đề “Tìm hiểu về chủ quyền biển đảo Việt...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 1003

Hôm qua: 3735

Tháng này: 19222

Tháng trước: 104818

Tất cả: 5980806


Đang online: 9
IP: 216.73.216.126
Mozilla 0.0