KINH DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC - PHẦN 1

Ngày đăng: Thứ 5 , 04/05/2023 18:10 .
Buổi 1- phần 1- DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG NHƯ LAI BẢN NGUYỆN CÔNG ĐỨC KINH:
LƯU LY:
Trong khi giảng dạy thuyết pháp  Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và chư vị Bồ tát thường dùng bảy món báu là  Vàng, Bạc, Lưu ly, Pha lê, Xà cừ, Mã não, Xích châu làm hình tượng ví dụ minh họa, nhằm giúp cho chúng sinh dễ hình dung về sự chân quý, thể tính, màu sắc, ánh sáng…
Ở trong Kinh Dược Sư  Đức Phật đã lấy Ngọc lưu ly làm ví dụ để nói về Chân tâm Phật tính, và Đức Phật muốn nói chân tâm Phật tính của chúng ta cũng giống như Ngọc lưu ly; vì ngọc Lưu ly là 1 thứ Ngọc quý có thể phát ra ánh sáng và dù ở môi trường hoàn cảnh nhiệt độ nào thì nó vẫn giữ nguyên màu sắc ánh sáng đó - hàm ý muốn nói Chân tâm Phật tính chúng ta cũng giống như thế, dù có bị phiền não, khổ đau , tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, biên kiến hay kiến thủ kiến che lấp bao phủ muôn đời ..muôn kiếp thì nó không làm mất đi cái chân tâm Phật tính chân như vẫn thường hằng trong đó –không sinh, không diệt.
NHƯ LAI:
Như là Phật
Lai là đến, là phương tiện, là pháp
Nghĩa là: để đến (Lai) với chân tâm Phật tính - Chân như – NHƯ (Phật tính) và loại bỏ hết những phiền não, khổ đau , tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, biên kiến hay kiến thủ kiến.. của mỗi chúng sinh sẽ cần phương tiện là các pháp dược khác nhau – là những đơn thuốc uống cho từng chúng sinh; nghĩa là tùy theo thực tế căn cơ, bệnh tình của mỗi chúng sinh mà có đơn thuốc uống khác nhau sao cho phù hợp, sao cho chóng khỏi/ giải thoát phiền não đau khổ.
Các Đơn thuốc: cũng giống như các Pháp dược, mỗi 1 đơn thuốc là một pháp dược, 84000 Pháp môn tu học khác nhau cũng giống như là 84000 đơn thuốc khác nhau
Nói cách khác: Như Lai là Đức Phật tùy theo từng căn cơ, bệnh tình của mỗi chúng sinh để khai phương tiện tức là pháp dược - kê đơn thuốc uống phù hợp cho mỗi chúng sinh đó, để chúng sinh có thể mau chóng khỏi bệnh, khi khỏi bệnh là có thể quay về sống với Phật tính của mình, và sống cuộc sống an lạc giải thoát không phiền não chấp chứa trói buộc, lệ thuộc.. nên gọi là Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Như Lai trong Kinh Dược Sư là tổng hợp 2 nghĩa Dược Sư và Lưu Ly Quang:
Như :  là như như bất động, là Chân như, là Bản lai diện mục, Phật tính, là tự tính : là nói bản tâm thanh tịnh, nói đến Phật tính đang có ở mỗi chúng ta:
Ở Thánh không tăng ở Phàm không giảm
Tuy nhiên những người phàm phu chúng ta mặc dù có cái chân tâm Phật tính, nhưng vì chúng ta dụng công phu tu tập  chưa nhiều, nên chúng ta vẫn còn sống với tâm phiền não, và bị đau khổ, tham, sân, si, mạn, nghi,.. bao bọc..nên mỗi chúng ta chưa thực sự sống được với chân tâm Như Lai/ Chân tâm Phật tính của mình.
Còn các chư Phật , Bồ tát, Thánh Tăng là bậc giác ngộ, do đã có công phu tu tập sâu dày và hành trì lâu dài, nhiều đời nhiều kiếp, nên các vị ấy  luôn sống với chân tâm Phật tính đó mà gọi là Như, nên gọi là Chân Như
Các Tổ nói:
Kinh sách lưu truyền tám vạn tư
Học hành không thiếu cũng không dư
Đến nay nghĩ lại chừng quên hết
Chỉ nhớ Trên đầu một chữ Như
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói:
Ta là Phật đã thành
Tất cả Chúng sinh là Phật sẽ thành
Là vì: tất cả chúng sinh đều có Phật tính như ta – tức Như Lai không khác
Như là Như Phật, là từ mới khác của Phật tính, mặc dù chúng ta đang bị cái thân tứ đại sinh tử nhơ nhớp bao bọc lấy cái tâm cao quý như ngọc Lưu ly, nhưng mà hào quang ánh sáng của ngọc lưu ly luôn tỏa sáng ra, tức là ta đang sống bằng cái tâm châu báu là chân tâm Phật tính của mình, nghĩa là  chúng ta  Đang sống như Phật ,
Như Lai là một trong 10 danh hiệu của mỗi Đức Phật - Đức Phật Thích Ca/ Đức Phật Dược Sư/ Đức Phật A Di Đà  cũng như.. 10 phương Chư Phật
Người thành Phật cũng gọi là Như Lai
Như nghĩa là người đó đã sống với chân tâm Phật tính , sống với chân như của mình , người đó thành Phật không phải là người đó vào nơi rừng yên tĩnh để làm Phật
Mà các ngài đến với chúng sinh
Và chữ Lai nghĩa là đến, tức là phương tiện đến với chúng sinh
CHÂN NHƯ
Chân như sẽ không còn vui, còn buồn, không còn tà chính, yêu ghét, giận hờn, sầu não.. không còn phiền não, cảm xúc, hay bức xúc nữa ..nếu còn cảm xúc, bức xúc  thì đó là loạn tâm, là chúng ta đang sống với VỌNG TÂM
Chân như là trạng thái của Tâm khi đã loại bỏ được hết phiền não, loại bỏ hết yêu ghét..những cảm xúc làm cho tâm náo loạn.. nghĩa là tâm chúng ta chỉ còn tâm như như bất động , lúc đó là ta đang sống với tâm Phật tính chân như , nghĩa là chúng ta đang sống với Phật ở trong tâm mình vậy
Như ngài Xuân Thuỷ nói:
Phật ở đâu xa Phật tại lòng
Cõi lòng thanh tịnh tựa hư không
Mùi hương phảng phất sen thơm ngát
Át cả bùn nhơ chốn bụi hồng
Chân như chính là Phật ở trong tâm chúng ta
KINH:
Kinh có 2 dạng: Kinh Phật Tự Thuyết và Kinh Phật Vấn Thuyết
Kinh Phật Tự Thuyết : là trong Kinh đề cập tới nội dung giảng dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vì thương chúng sinh mà tự mình nói Pháp giúp chúng sinh khai ngộ , chỉ chỗ chúng sinh tu học để được an vui giải thoát, an lạc
Kinh vấn thuyết : là trong Kinh đề cập tới nội dung giảng dạy của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi có người hỏi Phật mới thuyết pháp giảng dạy
Kính có 2 ý nghĩa chính:
Khế lý và Khế cơ:
- Khế lý: ý chỉ rõ chân lý & sự thật
- Khế cơ: ý chỉ sự phù hợp với từng căn cơ, trình độ nhận thức của mỗi chúng sinh mà Đức Phật có sự thuyết pháp giảng dạy sao cho chúng sinh nắm bắt, hiểu rõ được chân lý và sự thật. Cũng vậy mỗi chúng sinh tùy theo căn cơ của mình mà chọn lấy cho mình pháp môn mà tu học nương theo, để có thể sớm xa lìa tâm ma, tâm mê lầm chấp trước, vọng tưởng để quay về sông với chân Tâm Phật tính chân như thanh tịnh, vắng lặng của mình,
Các Tổ dạy:
Phật ma, ma Phật cách chẳng xa
Ma Phật khác nhau chỗ chính tà
Giác tức là Phật, mê lầm là ma vậy
Chân như là Phật vọng là ma
TÔI NGHE NHƯ VẬY:
Tôi nghe như vậy (Như thị ngã văn) thường xuất hiện ở đầu các Kinh là từ nhân duyên: vào thời điểm ngay khi biết Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuẩn bị nhập Niết Bàn, chúng đệ tử của Đức Phật đã nêu ra 4 câu hỏi lớn và Đức Phật đã trả lời 4 câu hỏi đó là:
1/ Sau khi Như Lai nhập niết bàn chúng đệ tử sẽ lấy ai làm thấy?
- Các ngài hãy lấy giới luật làm thầy
2/ Sau khi Như Lai nhập niết bàn chúng đệ tử sẽ nương tựa và Tu pháp môn gì?
- Các ngài hãy nương vào Tứ niệm xứ để tu:
+ Quán Thân là bất tịnh:  để không còn tham đắm và nhàm chán với cái tâm ái dục
+ Quán Thọ là khổ: tất cả các pháp thọ đều là khổ
+ Quán Tâm vô thường: Chớ chấp cái tâm nhận thức, vọng tưởng của mình, vì nó là vô thường thay đổi, sinh diệt liên hồi, nên còn gọi là tâm viên ý mã
+ Quán các Pháp là vô  ngã: Quán tính không, lý duyên khởi,
Nhân duyên hòa hợp hư vọng hữu sinh
Nhân duyên ly tán hư vọng hữu diệt.
Quán như vậy chúng đệ tử sẽ thấy được tính chân như, sự thật của các pháp, đó là sự giác ngộ, là sự tự tại trước các pháp, giống như khi xe chúng ta bị hỏng, hay chẳng may mình bị mất đồ quý giá, nhưng chúng ta không mảy may xuýt xoa ca thán tiếc rẻ, hay đổ lỗi trách móc ai là chúng ta thấy được chân như trong đó, biết được sự thật: tất cả cũng là duyên đến duyên đi
3/ Sau khi Như Lai nhập niết bàn, nếu chúng con  gặp kẻ Hung ác sẽ phải làm sao?
- Các con nên tránh xa họ, các con không thể cảm hóa họ được
4/ Sau khi Như Lai nhập niết bàn chúng con phải làm sao để cho người khác tin là đây là lời Như Lai đã nói?
- Các con hãy để vào đầu các bản kinh 4 chữ :
Tôi nghe như vậy/ Đúng thực như thế/ Chúng tôi được nghe/ Như thị ngã văn:
BẬT SÔ
Bật sô: là các vị Khất sĩ - tỳ kheo
Tùy thí đắc thụ
PHI NHÂN
Phi nhân : gồm 8 bộ: Trời , Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà,  Atula, Khẩn Na La, Ca Lâu La, Ma Hầu La Già
THỜI CHÍNH PHÁP:
Thời chính pháp: là thời sau 500 năm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn
THỜI TƯỢNG PHÁP
Thời Tượng pháp (tương tự): là thời từ 500 năm -1000 năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn (tương tự)
THỜI MẠT PHÁP
Mạt pháp: là thời sau 1000 năm sau khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn
BỔN NGUYỆN
Bổn nguyện: gồm có Bổn nguyện chung của các chư Phật và Bổn nguyện riêng của các ngài khi còn là tỳ kheo, Bồ Tát
Bản nguyện chung của các Chư Phật:
Chúng sinh vô biên thể nguyện độ
Phiền não vô biên thể nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thể nguyện học
Phật đạo vô lượng thể nguyện thành
Bản nguyện riêng:
Là phát nguyện khi các ngài còn là tỳ kheo , Bồ tát đã phát nguyện và nương vào đó để hoằng hóa chúng sinh
Kinh Dược Sư Lưu Ly Vương Quang Như Lai nói về công đức bổn nguyện của Đức Phật Dược Sư gồm có 12 bản nguyện
CÔNG ĐỨC BẢN NGUYỆN:
Là công năng tu tập hành trì thực tập và triển khai các bản nguyện của mình đã từng phát nguyện
PHƯỚC BÁO HỮU LẪU:
Phước báo hữu lậu: là Phước báo do chúng sinh có bố thí mà có, nếu chúng sinh không có tu tập sẽ vẫn bị đau khổ, bị phiền não khi thụ Phước, do vậy sẽ không chấm dứt được  sinh tử và giải thoát

(Hết phần 1 )
Ban Truyền Thông Đạo Tràng Cấp Cô Độc

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 26 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
576( 62 %)
Số người tham gia bình chọn: 936
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 16/08/2024 20:51

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Trung ương Giáo hội ban hành Thông bạch tổ chức An cư kết hạ Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024

Trưởng lão Hoà thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Tăng sự Trung ương vừa thay mặt Ban Thường trực Hội đồng Trị sự ấn ký Thông bạch số 89/TB-HĐTS, ngày 28/3/2024 về tổ chức An cư kết hạ Phật lịch 2568.
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Cảnh báo lừa đảo Khóa tu mùa hè 'ảo' 2024

Vào ngày 3/6/2024 vừa qua, tại chùa Quán Sứ, Ban Thông tin Truyền thông T.Ư – Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhận được phản ánh về trường hợp chị K.T.N (Bình Dương) có kết nối với tài khoản Telegram Trần Tiến...
Chi tiết »

Yên Bái : Lễ Bố tát tại Hạ trường chùa Tùng Lâm Ngọc Am.

Sáng ngày mùng 5 tháng 6 năm 2024 ( 29 tháng 04 năm Giáp Thìn) đã diễn ra lễ Bố tát tại trụ sở GHPGVN tỉnh Yên Bái - Hạ trường chùa Tùng Lâm Ngọc Am.
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 604

Hôm qua: 3008

Tháng này: 29493

Tháng trước: 28423

Tất cả: 5341072


Đang online: 1
IP: 18.118.0.42
Mozilla 0.0