Chánh niệm - Trái tim của thiền tập

Ngày đăng: Thứ 3 , 28/09/2021 18:58 .

Trong truyền thống tu tập của đạo Phật thì Thiền đóng vai trò then chốt. Thực tập Thiền có công năng giúp ta khôi phục trọn vẹn con người của ta.

Thiền giúp ta trở thành tươi mát, định tĩnh, an lạc và chăm chú để ta có thể nhìn sâu vào bản thân và hoàn cảnh để thấy được thực tại của bản thân mình và hoàn cảnh. Chính nhờ cái thấy ấy mà giúp ta vượt thoát khổ đau và ràng buộc.

Một khi chúng ta trở nên một con người có an lạc và hạnh phúc hơn, chúng ta sẽ không còn làm đau khổ kẻ khác bằng cách cư xử và nói năng vụng về sai trái nữa, mà chúng ta bắt đầu chuyển hoá được hoàn cảnh xung quanh và giúp những người xung quanh được an lạc, hạnh phúc như ta. Thiền tập có công năng giúp trị liệu và chuyển hoá những khổ đau bất an ở trong ta.

 

Chánh niệm là trái tim thiền tập trong đạo Phật
Chánh niệm là trái tim thiền tập trong đạo Phật

Để có thể thực tập quán chiếu và nhìn sâu vào tự thân và hoàn cảnh xung quanh mình, chúng ta phải biết cách thức tu tập để khôi phục lại sự toàn vẹn của con người mình, biết cách thức để làm cho mình trở thành tươi mát, định tĩnh và chăm chú. Phương cách và nguồn năng lượng được sử dụng để làm công việc này là Chánh niệm. 

Chánh niệm (Right mindfulness) là một trong tám chi phần quan trọng của Bát chánh đạo. Chánh niệm tức là sự ý thức, sụ có mặt của tâm ý một cách trọn vẹn, tự chủ và sáng tỏ ngay trong mỗi giây phút của hiện tại, bây giờ và ở đây. Chánh niệm là khả năng giúp cho ta ý thức được những gì đang có mặt, đang xảy ra trong ta và quanh ta. Năng lượng của chánh niệm được ví như là ngồn điện năng chiếu rọi ánh sáng lên trên đối tượng thiền quán: như chiếu rọi vào một trí giác sai lầm, một cảm thọ bất an, một động tác, một phản ứng hoặc là một hiện tượng sinh lý hay vật lý, và làm cho đối tượng ấy trở nên sáng tỏ, tươi đẹp và linh động. 

Chánh niệm có khả năng giúp ta nhìn sâu và thấy rõ được tự tánh và gốc rễ của đối tượng mà ta quán chiếu. Thực tập chánh niệm không phải chỉ trong lúc ngồi thiền mà phải thực tập thường xuyên trong đời sống hàng ngày, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi ta đều phải ý thức rõ và làm chủ về mỗi động tác, mỗi cử chỉ và tâm ý của ta, không để cho bất cứ một hành động, một lời nói và ý nghĩa nào đi ra khỏi sự kiểm soát và giác tỉnh của tâm ý. Mọi động tác ngôn ngữ và tư duy đều đặt nó dưới ánh sáng của chánh niệm.

Người thực tập chánh niệm là người luôn làm chủ mình, không để cho tâm ý tán thất trôi lăn theo những loạn tưởng và bị lôi kéo bởi những âm thanh sắc tướng bên ngoài. Đức Phật sở dĩ được tôn xưng là một bậc "Điều ngự Trượng phu" bởi vì Ngài đã nắm được chủ quyền về thân tâm của Ngài và hoàn cảnh xung quanh một cách vững chãi và thường xuyên. Ngài luôn an trú trong chánh niệm, trong sự tỉnh thức trọn vẹn .

Thực tập chánh niệm giúp ta trở thành một con người tự chủ và tự do như là Đức Phật. Chánh niệm giúp ta tiếp xúc với sự sống, giúp ta sống sâu sắc và trọn vẹn mỗi giây phút, giúp ta thực tập quán chiếu để nhìn sâu, để thấy và để hiểu. Hoa trái của sự thực tập chánh niệm quán chiếu đó là sự kiến đạo, sự giác ngộ và giải thoát. Trong quá trình thực tập, những sợi dây ràng buộc (triền sử) từ từ được tháo mở, những nội kết khổ đau như sợ hãi, hận thù, giận dữ, nghi kỵ, đam mê… từ từ được chuyển hoá, biên giới của sự chia cắt phân biệt từ từ được mở tung: và mối liên hệ giữa ta và người trở nên dễ dàng, sự an lạc và niềm vui sống tự nhiên xuất hiện, hành giả sẽ cảm thấy mình như một đoá hoa đang từ từ hé nở. Nguồn an lạc của thiền tập rất mầu nhiệm là thế.

Thực tập chánh niệm đưa đến định lực và tuệ giác.
Thực tập chánh niệm đưa đến định lực và tuệ giác.

Thực tập thiền là làm lắng yên và ngưng tất cả vọng niệm, loạn tưởng để cho tâm ý của chúng ta trở nên định tĩnh sáng tỏ. Sự thực tập và biểu hiện cụ thể của thiền đó là đời sống có ý thức và có năng lượng của chánh niệm. Khi đang làm gì ta có ý thức trọn vẹn về công việc ta đang làm, khi có ý thức, có tự chủ và có sự trầm tĩnh tức là chúng ta đang có chánh niệm, có sự tự chủ. Ngược lại, lúc làm mà chúng ta không biết là ta đang làm, lúc đi mà không biết mình đang đi…tức là ta đang ở trong tình trạng thất niệm quên lãng vì tâm ý không có mặt một cách trọn vẹn với giây phút đang là. Chánh niệm là một nguồn năng lượng rất sáng đẹp và quý báu; nếu không biết thực tập, không biết sống trọn vẹn với nguồn năng lượng ấy với mỗi phút giây hiện tại thì chúng ta sẽ không thể nào tạo nên nguồn an lạc, vững chãi và hạnh phúc chân thật được.

 

Chánh niệm là trái tim thiền tập trong đạo Phật, là nguồn năng lượng quán chiếu không thể thiếu của một thiền giả. Thực tập chánh niệm đưa đến định lực và tuệ giác. Thành tựu được định lực thì ta sẽ thành tựu được tuệ giác, và nhờ tuệ giác mà ta thấy được chân tướng của sự vật và của cuộc đời. Ta có thể xây dựng đời sống an vui và hạnh phúc cho chính mình và mọi người xung quanh.


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1416
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »

GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

CHÙA QUÁN SỨ SẴN SÀNG CÁC CÔNG TÁC CUNG ĐÓN XÁ LỢI ĐỨC PHẬT VỀ TÔN TRÍ.

Chùa Quán Sứ - Trụ sở Trung ương GHPGVN đã trang nghiêm thiết lễ xe hoa để chuẩn bị cung rước Xá lợi Đức Phật đến Hà Nội ngày 13/5.
Chi tiết »

CHI TIẾT ĐIỂM GỬI XE VÀ LỐI VÀO CHIÊM BÁI XÁ LỢI ĐỨC PHẬT TẠI CHÙA QUÁN SỨ

Thượng tọa Thích Thanh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Chánh Văn phòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ mong muốn người dân Phật tử thành tâm chiêm bái, giữ sự trang nghiêm, thanh tịnh trong khu vực tôn...
Chi tiết »

XEM XÉT KHÔNG XÂY BẢO TÀNG PHẬT GIÁO TẠI DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT CHÙA ĐỌI SƠN

Bộ VH,TT&DL vừa có công văn góp ý hồ sơ quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt chùa Đọi Sơn thuộc tỉnh Hà Nam.
Chi tiết »

CÔNG AN TP HÀ NỘI CHÚC MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA QUÁN SỨ

Sáng ngày 12/5/2025, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng - Giám đốc Công an TP Hà Nội cùng đoàn công tác của CATP đến thăm, chúc mừng các chức sắc Phật giáo tại Chùa Quán Sứ, trụ sở của Trung ương...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 2739

Hôm qua: 5139

Tháng này: 53300

Tháng trước: 61509

Tất cả: 5806928


Đang online: 1
IP: 18.219.89.207
Mozilla 0.0