Đức Phật qua cái nhìn của doanh nhân

Ngày đăng: Thứ 2 , 02/08/2021 15:52 .

Học giả người Ấn Độ Radhakrishnan đã nói: “Nếu Phật giáo hấp dẫn đối với những đầu óc tân tiến, đó là vì Phật giáo có tinh thần khoa học, thực nghiệm, chứ không phải là dựa trên bất cứ giáo điều nào”.

 


Thật vậy, hơn 25 thế kỷ đi qua, nhân loại đã chứng kiến bước phát triển không ngừng của Phật giáo. Sự lớn mạnh được thể hiện không chỉ đơn thuần với số lượng Phật tử ngày càng đông, các ngôi chùa được xây dựng ngày càng nhiều hay các ngày lễ của Phật giáo được đông đảo nhân dân thế giới biết đến và tổ chức ngày một trang hoàng, quy mô… mà phát triển ở chỗ Phật giáo ngày càng thu hút sự khám phá hiểu biết của nhiều khoa học gia, triết gia, văn nhạc sỹ… các tầng lớp trí thức, những danh nhân để rồi sau khi biết đến Phật đã muôn lời ngợi ca, tán thán về nhân cách toàn thiện, nguồn tuệ giác tuyệt vời mà Ngài để lại cho nhân loại.

Bài viết xin giới thiệu về đức Phật qua cái nhìn của các danh nhân để chúng ta thấy được một cách trọn vẹn nhất, sống động nhất hình ảnh vĩ đại cũng như tầm ảnh hưởng của Ngài đối với nhân loại.

1. Nhân cách vĩ đại của Đức Phật

Giáo sư Max Miller, Học giả người Đức đã không giấu nổi niềm cảm phục bản lĩnh, đức hạnh và con người của đức Phật khi bày tỏ: “Đức Phật là hiện thân của tất cả các đức hạnh mà Ngài thuyết giảng. Trong thành quả của suốt 45 năm dài hoằng pháp, Ngài đã chuyển tất cả những lời nói của Ngài thành hành động; không nơi nào Ngài buông thả cái yếu đuối của con người hay dục vọng thấp hèn. Luân lý, đạo đức căn bản của Đức Phật là toàn hảo nhất mà thế giới chưa bao giờ biết đến”.

Cũng ngợi ca về nhân cách vĩ đại của đức Phật nhưng nhà thơ Ấn Độ trứ danh Robindranath Tagore lại nhìn một khía cạnh khác, đó là ông xoáy sâu vào tính nhân bản, yêu thương con người: “con người là tối thượng” trong toàn bộ tư tưởng của Phật: “Đức Phật đã thánh hóa con người, giải phóng con người ra khỏi tất cả sự nô lệ của chính mình và thần linh”. Cũng chính đại thi hào này từng nhấn mạnh: “Lịch sử Đức Phật Thích Ca là lịch sử một con người, nhờ chính công phu tu tập của bản thân, đã trở thành một con người hoàn thiện, một bậc Thánh giữa thế gian”.

Trong khi đó, nói về Phật, cựu thủ tướng Ấn Độ, J. Nehru lại có một so sánh rất giản dị mà đầy hàm ý: “Sự khác biệt giữa Đức Phật và một người bình thường giống như sự khác biệt giữa một người bình thường và một người mất trí”.

Cũng không ngoài mục đích ngợi ca đức Phật, trong tác phẩm “Tinh hoa của Phật giáo”, Giáo sư Lakshimi Narasu đã nói đức Phật che chở, bảo vệ và dẫn đường cho chúng sanh như tình cảm thiêng liêng cao quý mà người cha dành cho các con của mình: “Đức Phật là người cha nhìn thấy đàn con đang vui chơi trong ngọn lửa thế tục nguy hiểm, Ngài dùng mọi phương tiện để cứu các con ra khỏi ngôi nhà lửa và hướng dẫn chúng đến nơi an lạc của Niết bàn”.

Hay như chính giám mục Anh quốc Milman, một người trong Thiên Chúa giáo đã phải thổ lộ suy nghĩ mến phục Đức Phật của bản thân mình như sau: “Tôi càng ngày càng cảm thấy đức Thích Ca Mâu Ni gần gũi nhất trong tính cách và ảnh hưởng của Ngài, Ngài là Đường lối, là Chân lý và là Lẽ sống”.

Nhưng có lẽ nói về nhân cách vĩ đại của đức Phật thì Tiến sĩ S.Radha Krishnan, một nhà lãnh đạo của Ấn Độ, đồng thời là một triết gia, đã phát biểu một cách tổng quát và sâu sắc nhất: “Nơi Đức Phật Cồ Đàm, ta nhận thấy một mẫu người tinh hoa toàn thiện của phương Đông. Ảnh hưởng của Ngài trong tư tưởng và đời sống nhân loại là một kỳ công hi hữu, nó tỏa rộng và sâu sắc hơn ảnh hưởng của bất cứ vị giáo chủ nào trong lịch sử. Ngài thuộc về lịch sử tư tưởng thế giới. Ngài là kết tinh từ tinh hoa các bậc hiền trí, bởi vì xét về phương diện lý trí thuần tuý, chuẩn mực đạo đức và tuệ giác tâm linh, thì chắc chắn Ngài là một trong những bậc vĩ nhân cao thượng nhất trong lịch sử”.

2. Trí tuệ siêu việt của Đức Phật qua giáo pháp của Ngài

Ẩn sau nhân cách vĩ đại ấy, người ta nhận thấy suối nguồn vô tận của trí tuệ siêu việt, tuyệt diệu trong con người Đức Phật thông qua kho tàng tri thức mà Ngài để lại cho đời.

Về điều này, trước hết phải kể đến nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein. Dưới con mắt của một người nghiên cứu về khoa học tự nhiên, ông đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động. Với ông, Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới toàn diện, một lối sống thực tiễn và khoa học.

Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông đã khẳng định về Đạo Phật như sau: “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó”

Sau những nghiên cứu của mình, một lần khác nhà bác học này tiếp tục phát biểu về tầm bao quát của Phật giáo đối với khoa học: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học”.

Người phát hiện ra Thuyết Tương đối đã tiếp tục nhận định về sự tuyệt đối, siêu vượt thời gian của Phật giáo: “Phật giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo với những tư tưởng khoa học, khích lệ con người khám phá những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong bản thân con người và môi trường sống của con người. Phật giáo là siêu vượt thời gian”. Có thể nói những đánh giá, phân tích trên của nhà bác học Albert đã một lần nữa chứng tỏ và khẳng định tính khoa học, tính hiện đại cũng như giá trị vĩnh cửu của giáo lý Phật giáo suốt chiều dài lịch sử.

Cũng bàn về trí tuệ của Đức Phật, Bertrand Russell, nhà triết học và toán học nổi tiếng thế kỷ 20, trong cuốn “Lịch sử triết học Tây Phương” đã đặt vị trí của Phật giáo lên trên hết khi viết: “Phật giáo là một tổ hợp của triết lí suy cứu và triết lí khoa học. Phật giáo ủng hộ phương pháp khoa học và y cứ theo phương pháp này để đạt tới một cứu cánh có thể gọi là thuần lí. Phật giáo còn đi xa hơn Khoa học vì Khoa học bị hạn cuộc bởi những dụng cụ Vật lí”.

Riêng giáo sư Rhys Dadis thì thể hiện lòng tôn kính với Phật qua cách diễn đạt dí dỏm về tinh thần từ bi, bình đẳng, bác ái trong lời dạy của Ngài: “Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đức Phật khuyến dụ, khẩn cầu và kêu gọi con người không nên làm hại một sanh mạng, không nên dâng lời cầu nguyện, lời ca tụng, hay hy sinh (sanh mạng) cho các Thần linh. Với tất cả tài hùng biện trong sự thuyết giảng của Ngài, đấng Vô Thượng Sư có lần hùng hồn tuyên bố là Thần linh, nói cho đúng, cũng cần đến sự giải thoát cho chính họ”.

Đứng trên bình diện học giả, chính ông đã tự tin vận dụng con đường Bát Chánh đạo của đức Phật để có cuộc sống thật sự hạnh phúc và ý nghĩa: “Là Phật tử hay không phải là Phật tử, tôi đã quan sát mọi hệ thống của các tôn giáo trên thế giới, tôi đã khám phá ra không một tôn giáo nào có thể vượt qua được về phương diện vẻ đẹp và sự quán triệt, Bát chánh đạo và Tứ diệu đế của Đức Phật. Tôi rất mãn nguyện đem ứng dụng cuộc đời tôi theo con đường đó”.

3. Cống hiến của Đức Phật với nhân loại

Chính bởi những cống hiến lớn lao khổng thể phủ nhận của Đức Phật cho nền hòa bình của nhân loại mà Tổng thống J. Nehru đã nói: “Nếu một vấn đề nào đó cần được đề ra, vấn đề đó phải được giải quyết trong hài hòa và dân chủ theo đường lối dạy bảo của Đức Phật”.

Trong một dịp khác, vị tổng thống này đã tiếp tục khẳng định tư tưởng của Đức Phật như một thông điệp sáng ngời cho nền hòa bình và kêu gọi nhân dân thế giới đến với ánh sáng của Ngài nhất là trong thời đại ngày nay:

Trong thế giới giông tố và xung đột, hận thù và bạo lực, thông điệp của Đức Phật sáng chói như vầng thái dương rực rỡ. Có lẽ không bao giờ thông điệp của Ngài lại thiết yếu hơn như trong thời đại của thế giới bom nguyên tử, khinh khí ngày nay. Hai ngàn năm trăm năm qua đã tăng thêm sanh khí và chân lý của thông điệp này. 

Chúng ta hãy nhớ lại bức thông điệp bất diệt này và hãy cố gắng thi triển tư tưởng và hành động của chúng ta trong ánh sáng giáo lý của Ngài. Có thể chúng ta phải bình thản đương đầu cả đến với những khủng khiếp của thời đại nguyên tử và góp phần nhỏ trong việc khuyến khích nghĩ đúng (Chánh tư duy) và hành động đúng (Chánh nghiệp). Qua đây có thể thấy những lời dạy của Đức Phật đã và đang trở thành kim chỉ nam cho mối đoàn kết nhân dân trong phạm vi quốc gia cũng như mối đoàn kết dân tộc trong phạm vi quốc tế.

Những cống hiến của đức Phật cho nhân loại lại một lần nữa được vinh danh ngay cả đối với người thuộc các đạo khác trên thế giới. Đó là một học giả người Hồi Giáo đã không ngần ngại nói về trí tuệ tuyệt vời cũng tầm ảnh hưởng của giáo pháp đạo Phật đối với các tôn giáo, tư tưởng khác: “Đức Phật không phải là của riêng người Phật tử, Ngài là của toàn thể nhân loại. Giáo lý của Ngài thông dụng cho tất cả mọi người. Tất cả các tôn giáo khai sáng sau Ngài, đều đã mượn rất nhiều các tư tưởng hay của Ngài”.

Đến đây có thể nói, Đức Phật qua cái nhìn của danh nhân không còn là người Thầy của riêng người Phật tử nữa mà đã trở thành Người Cha của nhân loại khắp địa cầu. Những chân lý mà Ngài để lại cho chúng ta chính là khoa học, là tri thức, là cái mà con người kiếm tìm bấy nay. Sau cùng, xin một lần nữa ngợi ca đức Từ Phụ qua đôi vần trong thi phẩm nổi tiếng viết về Ngài “Ánh sáng Á châu” của tác giả Sir Edwin Arnold:

 
“Ðây hoa nở trên cây nhân loại

Ðã bừng nở qua nhiều vạn kỷ

Làm thế giới chan hòa hương thơm trí tuệ

Và mật ngọt tình thương”

 


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 24 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
650( 64 %)
Số người tham gia bình chọn: 1010
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 28/10/2024 13:24

Tin liên quan

Thông báo

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN

Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 1643

Hôm qua: 2914

Tháng này: 50359

Tháng trước: 36177

Tất cả: 5451008


Đang online: 329
IP: 3.22.75.247
Mozilla 0.0