Trước đó, ngày 01/08/2023, tại Sân bay Nội Bài – thủ đô Hà Nội, TT.TS Thích Thanh Huân, Uỷ viên Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó Chánh VP TƯ GHPGVN, Phó Ban Phật giáo Quốc tế TƯ, Phó Ban Thường trực Ban TTTT TƯ, Trụ trì chùa Pháp Vân, Hà Nội; TT. Thích Minh Thuận, Ủy viên HĐTS, Phó Ban Hoằng pháp Trung ương, Trưởng Phân BHP Đồng bào dân tộc thiểu số, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ; trụ trì chùa Bảo Ngạn (Sông Lô, Việt Trì, Phú Thọ); SC.TS Thích nữ Viên Giác, Phó Thư kí Tổng hợp Trung Tâm Nghiên cứu và Phiên dịch Phật học thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Ủy viên Hoằng pháp Phân ban Đồng bào dân tộc thiểu số trực thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương; cùng gần 100 Phật tử của các hệ phái đã đón tiếp đoàn Phật giáo Myanmar khi máy bay vừa đáp xuống trong sự trang nghiêm, thiền tịnh và hoan hỷ.
Được biết, Thiền sư Ottamathara từng về thăm Việt Nam trong một số lần trước đó, nhưng chủ yếu chia sẻ pháp thiền Vipassana tại khu vực phía Nam. Đây là lần đầu tiên Thiền sư và Tăng đoàn Thabarwa giành thời gian đến với miền Bắc Việt Nam giao lưu, trải nghiệm, thăm quan và chia sẻ pháp thoại thiền dài ngày nhất.
Thiền sư Sayadaw Ottamathara được đánh giá giảng dạy thiền Vipassana sâu sắc, trí tuệ, tĩnh tại, hòa hợp; nổi tiếng với Tâm Từ rộng lớn; đặc biệt quan tâm sâu sắc đến việc hành trì ứng dụng. Hơn 100 trung tâm thiền của Ngài mang tên Thabarwa ở Myanamar được thành lập từ năm 2007. Thiền sư đã và đang dạy Vipassana, sách tấn thiền sinh vun bồi năng lực “làm Thiện pháp không giới hạn” để thực sự giải quyết tốt đẹp cho bản thân và xã hội trên mọi vấn đề; thể hiện tinh thần Phật pháp ứng dụng thiết thực. Ngài dạy thiền minh sát ở nhiều tu viện, cơ quan, trường học, bệnh viện, tư gia tại Myanmar và các quốc gia khác; Ngài cưu mang tất cả mọi cảnh đời: người già, người bệnh, trẻ em, mẹ đơn thơn, người HIV-AIDS,…; pháp Thiền của Ngài không phân biệt xuất gia hay tại gia, giới tính; không phân biệt tông phái, tông môn;… dưới sự thực hành và thấu triệt lời dạy của Đức Phật. Ngài làm lợi ích cho chúng sanh một cách tự nguyện, tự nhiên, vô trụ; vượt qua các tướng chấp của thế gian, Sự Lý hài hòa. Ngài luôn nhấn mạnh về thái độ tu tập trong hiện tại chánh niệm tỉnh thức, bình yên bất động nhờ sức mạnh của việc làm Thiện pháp và hiểu biết thực sự về bản chất Vô ngã, tin sâu Nhân qủa. Tinh thần Thiền học Vipassana của Ngài chung tay cùng cộng đồng, ủng hộ hòa bình, tôn trọng sự sống, nhân bản, tốt đời đẹp đạo mà nhiều chư Tăng Ni Phật tử Việt Nam chân chánh cũng đang dấn thân thực hành thông qua sự tiếp nhận chung về giáo lý và tinh thần ứng dụng Phật pháp; trăm sông đổ về một biển, giáo pháp chỉ có một vị giải thoát, đến để mà thấy, thiết thực hiện tại.
Từ chiều 03 – 04/08/2023, theo chương trình dự kiến hoạt động Phật giáo và hành hương, đoàn có đến thăm chùa Bái Đính – Ninh Bình và Tam Chúc – Hà Nam.
TT.Thích Minh Quang – Phó Chánh Văn phòng 1 TƯ GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Ninh Bình, Phó trụ trì chùa Bái Đính và chùa Tam Chúc, đã đón tiếp đoàn trong không khí thân mật thắm tình pháp lữ. Thượng tọa đã phát tâm cúng dường thức ăn và trú xứ để Tăng Ni trong đoàn ở lại một ngày cảm nhận cảnh thiền, thêm hiểu hơn một phần về văn hóa Phật giáo Việt Nam từ quá khứ đến hiện đại. Thượng tọa cũng chia sẻ đã có thời gian khoảng một năm tu học tại Myamar, Thượng tọa tán thán đất nước quốc giáo, văn hóa Phật giáo Myamar, quý mến người dân hiền lành chân chất, kính quý Tam bảo.
Trước đó, dịp Tết Nguyên Đán trong năm 2023, đặt chân đến thủ đô, cảm mến đất nước và con người Việt Nam tươi đẹp, thân thiện, hiếu khách, Thiền sư Ottamathara mong muốn có một thời gian dài ở lại đất Thăng Long cổ kính ngàn năm văn hiến. Thiền sư qua nhiều chuyến hoằng pháp tại Việt Nam luôn có ấn tượng tốt về Việt Nam, về Phật giáo Việt Nam. Trong tinh thần tự độ độ tha, Thiền sư bày tỏ quan điểm tán thán sự tu tập và dấn thân hành đạo của chư Tăng Ni Cư sĩ Phật tử ở các quốc gia khi luôn mong muốn chánh pháp của đức Phật được phổ quát ứng dụng rộng rãi trong nhân sinh, từ đó góp phần giảm bớt các vấn nạn xã hội, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của con người thông qua thực hành thiền; Phật giáo đồng hành với các phúc lợi an sinh xã hội, các parami (ba-la-mật) phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường mười phương chư Phật; đoàn kết tôn giáo, vì hòa bình, tiến bộ, an vui giải thoát; khẳng định giá trị thực tiễn khi ứng dụng lời Phật dạy vào tất cả mọi vấn đề để giải quyết khổ đau cho con người; Tăng thân ở bất kể hệ phái hay quốc gia nào cũng luôn ghi nhận thực hành lời Phật dạy trong Tam Tạng kinh điển và chắc chắn sẽ gặp nhau ở từ bi vô ngã, an vui thiện lành.
Sau đây là một số hình ảnh được ghi nhận:
TN Viên Giác