Thành tựu Chánh kiến

Ngày đăng: Thứ 7 , 11/09/2021 21:27 .

Người Phật tử trong quá trình tu học mà thành tựu chánh kiến, đối với pháp được bốn bất hoại tịnh thì bảo đảm chắc chắn là không rơi vào ba đường ác, được sinh vào trời người hưởng phước báo - thuận duyên trên con đường tu học...

Thành tựu Chánh kiến

Một thời Phật du hóa tại thành Vương Xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, vào lúc xế chiều, Tôn giả Xá-lê Tử từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đi đến chỗ Tôn giả Đại Câu-hi-la, chào hỏi lẫn nhau, rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Xá-lê Tử nói với Tôn giả Đại Câu-hi-la như vầy:

- Tôi có điều muốn hỏi, mong ngài nghe cho chăng?

Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:

- Thưa Tôn giả Xá-lê Tử, ngài muốn hỏi điều gì xin cứ hỏi, tôi nghe rồi sẽ suy nghĩ.

Tôn giả Xá-lê Tử hỏi rằng:

- Này Hiền giả Đại Câu-hi-la, có điều kiện nào mà nhân điều kiện đó mà Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh và thể nhập Chánh pháp không?

Tôn giả Đại Câu-hi-la trả lời rằng:

- Có vậy, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết bất thiện và biết căn của bất thiện.

- Thế nào là biết bất thiện? Ác hành của thân là bất thiện, ác hành của khẩu là bất thiện, và ác hành của ý là bất thiện. Đó là biết bất thiện.

- Thế nào là biết bất thiện căn? Tham là căn của bất thiện, nhuế, và si là căn của bất thiện. Đó là biết căn của bất thiện.

- Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết bất thiện và biết căn của bất thiện như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập Chánh pháp.

Tôn giả Xá-lê Tử lại hỏi rằng:

 

- Hiền giả Đại Câu-hi-la, lại còn có điều kiện nào mà nhân điều kiện đó Tỳ-kheo thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập Chánh pháp chăng?

- Có vậy, thưa Tôn giả Xá-lê Tử. Đó là có Tỳ-kheo biết thiện và biết căn của thiện.

- Thế nào là biết thiện? Diệu hành của thân là thiện. Diệu hành của ý và khẩu là thiện. Đó là biết thiện.

- Thế nào là biết căn của thiện? Vô tham là căn của thiện, vô nhuế và vô si là căn của thiện. Đó là biết căn của thiện.

- Này Tôn giả Xá-lê Tử. Nếu có Tỳ-kheo biết thiện và biết thiện căn như vậy, đó là Tỳ-kheo đã thành tựu kiến, được chánh kiến, đối với pháp được bất hoại tịnh, và thể nhập Chánh pháp…”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Xá-lê Tử tương ưng, kinh Đại Câu-hi-la, số 29 [trích])

Chánh kiến tức sự nhận thức đúng chân lý, quan điểm hợp Chánh pháp. Chánh kiến đứng đầu trong Bát chánh đạo, được xem như kim chỉ nam dẫn lối cho chúng sinh thực hành đúng Chánh pháp để bước vào dòng Thánh. Bốn bất hoại tịnh (còn gọi bốn bất hoại tín) tức niềm tin trong sạch, không bị lay chuyển vào Phật, Pháp, Tăng và Thánh giới.

Người Phật tử trong quá trình tu học mà thành tựu chánh kiến, đối với pháp được bốn bất hoại tịnh thì bảo đảm chắc chắn là không rơi vào ba đường ác, được sinh vào trời người hưởng phước báo - thuận duyên trên con đường tu học và cao hơn có thể dự vào Thánh quả Tu-đà-hoàn.

Ít ai ngờ cái nhân cho phước quả chánh kiến và bốn bất hoại tịnh thù thắng ấy thật không quá khó làm, có thể nói là đơn giản, đó là biết những điều bất thiện và nguồn gốc của chúng. Biết rõ ba điều ác của thân (giết hại, trộm cướp, tà hạnh), bốn điều ác của miệng (nói dối, nói ác, nói chia rẽ, nói dua nịnh), biết rõ ba điều ác của ý (tham lam, sân nhuế, si mê). Trong đó, ý nghiệp tham - sân - si là nguồn gốc để thúc đẩy thân và miệng tạo nghiệp ác.

Ngược lại, biết rõ không giết hại, không trộm cướp, không tà hạnh là ba nghiệp thiện của thân; biết rõ không nói dối, không nói ác, không nói chia rẽ, không nói dua nịnh là ba nghiệp thiện của miệng; và biết rõ nguồn gốc của thiện là ý vô tham, vô sân, vô si.

Có thể thấy từ nơi thân - khẩu - ý trong đời sống hàng ngày sẽ quyết định tương lai tốt đẹp hay xấu ác. Biết rõ như vậy rồi thì ngay nơi ba nghiệp mà chuyển hóa để từng bước hoàn thiện. Biết rõ bất thiện thì không làm, biết rõ là thiện thì gắng làm. Nhìn sâu hơn sẽ thấy “ý dẫn đầu các pháp” nên luôn tỉnh giác để biết rõ mầm mống của thiện ác ngay trong tâm ý, nếu tốt thì hát huy, nếu xấu thì diệt trừ. Đây là một trong những biểu hiện cụ thể của người thành tựu chánh kiến.

Quảng Tánh

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 23 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
711( 66 %)
Số người tham gia bình chọn: 1071
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 27/12/2024 08:42

Tin liên quan

Thông báo

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN

Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 1219

Hôm qua: 2067

Tháng này: 52002

Tháng trước: 36177

Tất cả: 5452651


Đang online: 26
IP: 3.144.98.43
Mozilla 0.0