CÓ MỘT NGÔI CHÙA THỜ HƠN 500 NHÀ BÁO LIỆT SĨ

Ngày đăng: Thứ 3 , 10/06/2025 19:02 .

Nằm ở góc nhỏ tại xã Hưng Lộc, TP Vinh (Nghệ An) có một ngôi chùa đang thờ tự hơn 500 liệt sĩ là các nhà báo đã hy sinh anh dũng trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc.
Ngôi chùa lịch sử
Đó là chùa Da (tên cũ, chùa Âu Lạc) tại làng Lộc Đa nay là xóm Hoà Tiến, xã Hưng Lộc, TP Vinh. Chùa Da được xây dựng vào thời vua Thành Thái (1889 - 1907). Theo các vị cao niên kể lại, do ở cạnh cây da cổ thụ, bên một giếng cổ, nên nhân dân trong vùng gọi nôm là chùa Da. Đây là một ngôi chùa cổ với những giá trị lịch sử to lớn gắn với sự huyền bí linh thiêng. Bởi vậy, dân gian có câu “Thánh đền Trìa, Bụt chùa Da”. Chùa Da nằm trên khuôn viên có diện tích 10.000m2, chùa từng có 3 gian làm bằng gỗ lim, lợp ngói âm dương.
Trong những năm 1930 - 1931, đây là nơi hội họp bí mật của Chi bộ Lộc Đa. Cũng tại đây đã chứng kiến cuộc biểu tình của nhân dân làng Lộc Đa, Đức Thịnh, Dũng Thượng... chống thực dân Pháp, đòi tự do, dân chủ. Đặc biệt, trong phong trào Xô Viết, các ông Hoàng Văn Bá, Dương Xuân Kiên là các đảng viên Chi bộ Lộc Đa đã lấy trống đại trong chùa đưa đi đánh, cổ vũ tại cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 ở Bến Thủy. Sau này, trống trở thành hiện vật lịch sử, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh.

Chùa Da đang thờ tự 511 nhà báo liệt sĩ hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến. Ảnh: Điền Bắc.

Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, chùa Da bị xuống cấp và hư hỏng, có lúc chỉ còn lại là dấu tích. Chẳng hạn như năm 1964, chùa bị tháo dỡ, các tượng Phật, đồ tế khí đều bị thất lạc, chứng tích còn lại là giếng nước và nền móng của ngôi chùa cổ... Sau này nhằm đáp ứng nhu cầu, lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử lớn, chùa dần được phục dựng.
Đến năm 2017, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 4927/QĐ-UBND ngày 19/10/2017 cho phép khôi phục và tôn tạo. Dưới sự dẫn dắt, tu học của Đại đức trụ trì Thích Đồng Tuệ, chùa đi vào hoạt động ổn định, là nơi để nhiều du khách thập phương và bà con trong vùng đến vãn cảnh, chiêm bái. Đặc biệt nhất, chùa Da hiện đang là nơi thờ tự 511 liệt sĩ là nhà báo, phóng viên của các cơ quan truyền thông, báo chí trên cả nước đã hy sinh trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ: Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Nhân Dân, Đài Giải phóng và 23 cơ quan báo chí địa phương các tỉnh... đã hi sinh khi tác nghiệp tại các chiến trường. Trong đó, có thể kể đến liệt sĩ chống Pháp đầu tiên là nhà báo Trần Kim Xuyến, nguyên Phó Giám đốc Nha Thông tin Việt Nam, nay là Thông tấn xã Việt Nam hy sinh ngày 3/3/1947... Bên cạnh đó còn là nơi trưng bày nhiều kỷ vật thiêng liêng của các phóng viên, nhà báo như bút, máy ảnh, mũ…

Những kỷ vật của đồng nghiệp mà nhà báo Trần Văn Hiền đã tìm được. Ảnh: Đ.B.

Người 15 năm đi tìm đồng đội

Đó là nhà báo Trần Văn Hiền (SN 1948), nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nghệ An. Không chỉ là tác giả của bài thơ nổi tiếng "Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh", nhà báo Trần Văn Hiền còn là người nặng tình với những đồng đội làm nghề báo đã ngã xuống. Ông dành hơn 15 năm ròng rã đi tìm tên tuổi của 511 nhà báo liệt sĩ, sau đó đưa về thờ tự tại chùa Da.
Mặc dù sức khỏe đã yếu, nhưng khi chúng tôi muốn viết về ngôi chùa Da và hành trình thu thập tư liệu các liệt sĩ nhà báo để về thờ tự tại ngôi chùa thiêng này, mắt ông sáng lên. Đó là câu chuyện về cái duyên đã đưa ông đến với nghề báo và những lần sinh tử với nghề. Ông nhớ lại, vào tháng 10/1965, chàng thanh niên Trần Văn Hiền lúc này mới mười tám tuổi, lên đường nhập ngũ tham gia bộ đội công binh ở Quân khu 4. Đơn vị của ông từng đảm nhận các vị trí chiến lược trên cung đường huyết mạch chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Đến năm 1967, ông chuyển sang làm công tác tuyên truyền. "Năm 1967, Hội Văn nghệ Nghệ An tổ chức trại viết văn, tôi được cử đi dự. Đến năm 1968, tôi về làm công tác tuyên huấn tại Ty Giao thông Nghệ An. Sau đó, tôi được đi học một lớp 9 tháng ở Tổng Liên đoàn Lao động. Khi học xong, về đơn vị, tôi được Tỉnh ủy điều sang công tác tại Báo Nghệ An", nhà báo Trần Văn Hiền nhớ lại. Chính thức bước vào con đường làm báo, ông Trần Văn Hiền được xem như một phóng viên chiến trường. Nơi nào chiến sự diễn ra khốc liệt nhất, ông đều có mặt. Suốt nhiều năm sau đó, ông tham gia các mặt trận chiến đấu với tư cách là một phóng viên chiến trường, rồi lại về công tác tại Báo Nghệ An.

Nhà báo Trần Văn Hiền. Ảnh: Đ.B.

Là người cầm bút, từng đi qua thời chiến, sống dưới mưa bom bão đạn, chứng kiến những đồng đội đã nằm xuống. Khi đó, đứng trước hàng hàng lớp lớp những bia mộ "liệt sĩ vô danh" trái tim ông như thắt lại. Và bài thơ "Xin đừng gọi anh là liệt sĩ vô danh" ra đời. Bài thơ sau đó được Báo Nhân Dân và Báo Quân đội Nhân dân đăng tải làm lay động hàng triệu trái tim. Tuy nhiên, điều khiến nhà báo Trần Văn Hiền day dứt nhất đó là các đồng nghiệp làm báo đã nằm xuống. Hầu hết các liệt sĩ nhà báo hiện nay không còn người thân thờ tự. Họ là những chiến sĩ - nhà báo tuổi còn rất trẻ, không ngại gian khổ hy sinh vào mặt trận và để có được những dòng tin tức mới nhất, ghi lại các khoảnh khắc lịch sử, phản ánh kịp thời, chân thực về cuộc chiến.
Xuất phát từ tình cảm dành cho các đồng đội, ông bắt đầu chắp nối những tư liệu, thông tin về các đồng nghiệp nhà báo liệt sĩ. Ông lặn lội, bỏ ra biết bao thời gian, công sức vào các chiến trường xưa, hoặc đến tận quê hương tìm gặp gia đình, người thân để xác định danh tính, tên tuổi của các liệt sĩ nhà báo, gom nhặt tư liệu... Sau khi hoàn thành danh sách 511 nhà báo liệt sĩ, ông Trần Văn Hiền đã đưa về thờ tại chùa Da, gần nơi ông sinh sống. Hoàn thành tâm nguyện của mình đối với các đồng đội, đồng nghiệp nhưng ông vẫn còn rất trăn trở. Vì đã đi đến tận nhà, gặp thân nhân của các nhà báo liệt sĩ nên ông biết các gia đình nhà báo liệt sĩ phần lớn có cuộc sống khó khăn. Ông mong rằng, cơ quan, tổ chức đoàn thể cần quan tâm nhiều hơn nữa đến gia đình của các liệt sĩ nhà báo.

Theo Báo Đại Đoàn Kết.


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 2 %)
1110( 75 %)
Số người tham gia bình chọn: 1475
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 5 , 03/07/2025 10:18

Tin liên quan

Thông báo

TRUNG ƯƠNG GIÁO HỘI KÊU GỌI CỬ CHUÔNG, TRỐNG CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN VÀO SÁNG 1/7/2025

Hội đồng Trị sự GHPGVN vừa có văn bản số 284/HĐTS-VP1 ngày 25/6/2025 gửi Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố và các chùa, cơ sở tự viện trên toàn quốc, về việc cử ba hồi chuông, trống Bát-nhã cầu nguyện Quốc...
Chi tiết »

THÔNG TƯ 258 CỦA HĐTS: HƯỚNG DẪN SÁP NHẬP BAN TRỊ SỰ GHPGVN TỈNH, THÀNH PHỐ NHIỆM KỲ 2022-2027

Nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy GHPGVN ở cấp tỉnh, thành phố theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn, hôm nay, ngày 12/6/2025, Hội đồng Trị sự GHPGVN đã ban hành Thông tư số 258/TT-HĐTS về việc hướng dẫn sáp nhập...
Chi tiết »

VIỆC DỪNG HOẠT ĐỘNG BAN TRỊ SỰ GHPGVN CẤP QUẬN HUYỆN TỪ 1-7 SẼ THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

 Thông tin từ Văn phòng Trung ương Giáo hội .Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa ấn ký ban hành 2 văn bản quan trọng liên quan tới việc dừng hoạt động của Ban Trị sự GHPGVN cấp quận, huyện, thị xã, thành phố...
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN TÌNH NGUYỆN VIÊN CHO KHÓA TU MÙA HÈ

Thông báo tuyển tình nguyện viên cho khóa tu hè “Hành trang tuổi trẻ lần 6” tại chùa Phúc Lâm - năm 2025
Chi tiết »

THÔNG CÁO BÁO CHÍ GIẢI BÁO CHÍ PHẬT GIÁO NĂM 2025

Tiếp nối thành công Giải Báo chí Toàn quốc về Phật giáo 'Tuyên truyền lối sống Tốt Đạo - Đẹp Đời, Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc' lần thứ Nhất - năm 2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

TRANG NGHIÊM LỄ KHAI PHÁP KHOÁ AN CƯ KẾT HẠ 2025 TẠI TRƯỜNG HẠ CHÙA LIÊU HẢI (NINH BÌNH)

Sáng ngày 02/7/2025 (nhằm mùng 8 tháng 6 năm Ất Tỵ), tại chùa Liêu Hải, xã Nghĩa Hưng, tỉnh Ninh Bình – ngôi trường hạ mới được thiết lập sau khi địa bàn hành chính được sáp nhập – Ban Trị sự GHPGVN...
Chi tiết »

TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA NHÃN QUAN CỦA ĐẠO PHẬT

Theo Phật giáo, quan niệm về hiếu thảo không chỉ dừng lại ở sự cung phụng về vật chất, mà quan trọng hơn vẫn là sự nuôi dưỡng cha mẹ về mặt tinh thần, tâm linh.
Chi tiết »

KHAI MẠC KHÓA TU MÙA HÈ 2025: “CON VỀ BÊN PHẬT” TẠI CHÙA LINH ỨNG, NINH BÌNH

Chiều ngày 2/7/2025, trong không khí an lành tại chùa Linh Ứng (xã Hải Thịnh, tỉnh Ninh Bình) đã long trọng tổ chức Lễ Khai mạc Khóa tu mùa hè với chủ đề “Con về bên Phật”. Sự kiện đã thu hút...
Chi tiết »

QUẢNG NINH: TRANG NGHIÊM LỄ CẦU NGUYỆN QUỐC THÁI DÂN AN TẠI NON THIÊNG YÊN TỬ

Ngày 01/7, ngày đầu tiên cả nước vận hành chính quyền địa phương hai cấp, tại Cung Trúc Lâm – non thiêng Yên Tử, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh trang nghiêm tổ chức Lễ cầu nguyện quốc thái dân an.
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 2628

Hôm qua: 3138

Tháng này: 10927

Tháng trước: 104818

Tất cả: 5972511


Đang online: 3
IP: 216.73.216.112
Mozilla 0.0