Trang chủ
Đạo tràng Cấp Cô Độc
Hình ảnh
Tin tức
Thông báo
Lịch học
Từ thiện
LỚP PHẬT HỌC
KHÓA TU VU LAN
Ban điều hành
Đạo tràng Cấp Cô Độc
Trụ xứ
Tu học
Xây dựng
Phật sự khác
Phật giáo và đời sống
Vấn đáp Phật pháp
Tín ngưỡng dân gian
Thờ cúng tổ tiên
Tu học tại gia
Doanh nhân với Phật giáo
Đạo đức kinh tế
Thờ Phật tại công ty
Khởi nghiệp
Nghi thức tụng niệm tại công ty
Văn hóa
Tín ngưỡng
Văn hóa xã hội
Tài liệu
Tài liệu học tập
Bài viết của Giảng sư
Bài viết của học viên
Thư viện
Kinh
Luật
Luận
Tín ngưỡng
NHỮNG NHÀ SƯ XẢ THÂN VÌ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ HẠNH PHÚC NHÂN DÂN (1945-1975)
Ngày đăng:
Thứ 3 , 29/04/2025 23:01 .
Phật giáo du nhập vào nước ta đến nay đã khoảng hai nghìn năm và luôn “Hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc”. Trong những lúc Tổ quốc lâm nguy, nhiều nhà Sư đã sẵn sàng cởi áo cà sa khoác chiến bào tham gia đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc và có những đóng góp to lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước. Họ trở thành tấm gương sáng ngời cho các thế hệ Tăng, Ni, Phật tử cả nước về tấm lòng dũng cảm, bi nhẫn, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân cho hạnh phúc chung của cộng đồng mà không màng đến sự báo ân. Những tấm gương bất khuất cao cả ấy mãi được lịch sử và nhân dân ghi tạc, tôn vinh.
Trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ (1945-1975), Phật giáo Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng. Nhiều chùa chiền, tự viện trở thành nơi nuôi giấu cán bộ, Đảng viên và là cơ sở cách mạng; không ít nhà Sư cởi áo cà sa trở thành những chiến sĩ cách mạng, xung phong lên tuyến đầu chống giặc, cứu nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Nhiều nhà Sư chiến đấu anh dũng, hi sinh thân mình vì độc lập dân tộc, hạnh phúc nhân dân. Bài viết xin ghi lại những một số tấm gương tiêu biểu như sau.
“ĐỘI NGHĨA SĨ PHẬT TỬ” CHÙA CỔ LỄ (HUYỆN TRỰC NINH, TỈNH NAM ĐỊNH)
Tại Phòng truyền thống Chùa Cổ Lễ hiện trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật về lịch sử của nhà chùa. Trong đó có Danh sách 27 nhà sư “Cởi áo cà sa ra trận” năm 1947; trưng bày hiện vật là huân, huy chương, huy hiệu Đảng của các cố Hòa thượng Thích Thế Long, Thích Thuận Đức...
Hưởng ứng Lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” ngày 19/12/1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 27/2/1947, 27 nhà Sư chùa Cổ Lễ cởi áo cà sa khoác chiến bào, bái biệt cửa Phật để trở thành những chiến sĩ Vệ quốc đoàn trong “Đội nghĩa sĩ Phật tử” với ước nguyện: “Cởi áo cà sa, khoác chiến bào/Tuốt gươm, cầm súng dẹp binh đao/Ra đi quyết rửa thù đất nước/Vì nghĩa quên thân hiến máu đào”. Họ chiến đấu kiên cường, bất khuất và 12 người đã anh dũng hy sinh trong trận đánh đầu tiên tại trận địa chùa Non Nước (Ninh Bình). Năm 1952, nhà sư Thích Đàm Cẩn là chiến sĩ thuộc C3, D38 hăng hái tham gia phá đá, mở đường cho xe ta ra trận. Khi xuất ngũ, sư Thích Đàm Cẩn tiếp tục tu hành và có nhiều công lao đối với quê hương, đất nước.
HUYỆN TIÊN LÃNG – THIÊNG LIÊNG VÙNG ĐẤT CÓ NHIỀU NHÀ SƯ LIỆT SĨ
Huyện Tiên Lãng là địa phương có nhiều chùa nhất trên địa bàn Hải Phòng và cũng là nơi có số Tăng Ni, Hòa thượng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhiều nhất thành phố. Phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc”, nhiều nhà Sư đã tích cực tham gia kháng chiến và 10 vị hi sinh vì Tổ quốc. Đến nay, có 8 nhà Sư được Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ, đó là: Hoà thượng Thích Nguyên Uyển, Hoà thượng Thích Thanh Lãng, Hoà thượng Thích Quảng Tại, Hòa thượng Thích Thanh Dũng, Hòa thượng Thích Thanh Quất, Hòa thượng Thích Nguyên Trí, Đại đức Thích Quảng Hợp, Sư bác Thích Quảng Tuệ… Riêng chùa Thắng Phúc (xã Tiên Thắng) đã có tới 5 nhà Sư liệt sĩ.
Trong công cuộc kháng chiến, hưởng ứng lời kêu gọi của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Tăng, Ni, Phật tử trẻ tuổi chùa Thắng Phúc xung phong vào các đội du kích địa phương, các vị Sư tuổi cao bám trụ các chùa trong vùng và lập thành Hội Tăng già cứu quốc để nuôi giấu cán bộ, tham gia kháng chiến. Các nhà Sư đã vận động người dân mua công trái quốc gia, ủng hộ kim loại để đúc súng đạn, gây quỹ ủng hộ kháng chiến và cùng cán bộ, nhân dân rào làng chiến đấu, đắp ụ ngăn xe, cản địch, đào hầm bí mật trong chùa nuôi giấu cán bộ, cất giấu vũ khí…
Sáng 17/10/1951, Hòa thượng Thích Nguyên Uyển bị thực dân Pháp bắt. Kẻ thù dùng nhiều hình thức tra tấn dã man, tàn độc. Chúng xỉa thẳng lê vào cổ để hy vọng ông khai và nhận mặt 5 chiến sĩ cách mạng bị chúng bắt trước đó. Nhưng Hòa thượng vẫn một lòng kiên trung, không một lời khai báo, giữ an toàn tuyệt đối cho cơ sở cách mạng. Trước khí tiết của ông, đến 10h00 sáng cùng ngày, quân Pháp đã hèn hạ xả đạn điên cuồng sát hại Ngài. Trưa 20/9/1952, Hòa thượng Thích Thanh Lãng bị quân Pháp bắt khi đang cất giấu tài liệu dưới gầm các pho tượng. Kẻ thù tìm mọi cách mua chuộc, dụ dỗ và tra tấn dã man (như đưa lên cối xay lúa, cứa dao vào cổ tra khảo…) nhưng không khuất phục được chí khí cách mạng của Hòa thượng. Do đó, chúng đã sát hại Ngài.
Ở Tiên Lãng còn phải kể đến sự hy sinh anh dũng của nhà Sư – liệt sĩ Thích Thanh Dũng – Đội viên du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ngày 30/4/1951, quân Pháp mở trận càn bao vây làng, phát hiện nghi vấn lớn ở chùa Đót Sơn [1]. Chúng bắt giữ trụ trì chùa và dụ dỗ, tra tấn dã man nhằm khai thác thông tin về cán bộ, hầm bí mật. Song, nhà Sư một mực kiên trung, nhất quyết không khai báo, nên đã bị thực dân Pháp sát hại tại sân chùa.
NHÀ SƯ LIỆT SĨ THÍCH ĐÀM HIỀN (NGUYỄN THỊ VÂN)
Đau lòng trước cảnh đất nước chìm đắm trong vòng nô lệ, Sư cô Thích Đàm Hiền tìm đến những chiến sĩ cộng sản đang hoạt động bí mật trong vùng và được giác ngộ. Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Sư cô hăng hái tham gia hoạt động cách mạng và được kết nạp Đảng (1947), rồi Chi ủy viên Chi bộ Cộng sản Sài Sơn (1948), trực tiếp phụ trách thôn Khánh Tân… Với cương vị Chi ủy viên, Sư cô Thích Đàm Hiền chỉ đạo lực lượng kháng chiến thôn Khánh Tân, vận động nhân dân đấu tranh kiên quyết không để bọn phản động cướp lại ruộng đất mà cách mạng đã chia cho dân.
Với vóc dáng mảnh mai trong tấm áo cà sa, bọn giặc không thể nào thể nào ngờ được đó lại là một Đảng viên kiên trung, một chiến sĩ du kích dũng cảm, kiên cường. Nhưng dần dần, chúng “đánh hơi” được hoạt động của bà. Ngày Trung Thu năm 1951, quân Pháp bất ngờ càn quét làng Khánh Tân. Chúng lùng sục suốt ba tiếng, điên cuồng đập phá chùa, xả súng bắn vào tượng Phật, đào tung sân chùa và bắt được Sư cô Thích Đàm Hiền cùng đồng chí Xã đội trưởng Lê Xuân Nhĩ. Thực dân Pháp tra tấn rất dã man bằng những ngón đòn tàn độc, buộc hai người phải khai báo ra các cơ sở cách mạng và những hầm bí mật, nơi có nhiều đồng chí lãnh đạo địa phương ẩn náu, hòng tiêu diệt bộ máy kháng chiến địa phương. Thấy hai người kiên quyết không khai báo, chúng bắn chết đồng chí Lê Xuân Nhĩ trước mặt Sư cô để uy hiếp tinh thần nhưng Sư cô vẫn điềm nhiên đọc kinh cầu siêu cho đồng chí của mình. Kẻ thù tàn bạo đẩy bà ngã xuống cạnh xác Xã đội trưởng và sát hại bà. Sau khi Sư cô Thích Đàm Hiền hy sinh, ba nhà sư Đàm Thuận, Đàm Thìn, Đàm Mùi vẫn tiếp tục ủng hộ kháng chiến.
NHÀ SƯ, LIỆT SĨ THÍCH QUANG TÂM
Tháng 2/1947, thực dân Pháp tái chiếm tỉnh Quảng Yên (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) và thường xuyên mở các cuộc càn quét, lùng bắt Việt Minh. Để hoạt động bí mật, Việt Minh chọn làng Quỳnh Lâu làm căn cứ, chùa Vãng là một điểm an toàn và luôn nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ nhiệt tình của Sư trụ trì Thích Quang Tâm, như: Tiếp nhận “hũ gạo kháng chiến”, nấu cơm nắm, mua thuốc và các nhu yếu phẩm để chuyển về căn cứ, cất giữ tài liệu…
Lễ trao bằng truy tặng “Huy chương Kháng chiến hạng Nhất” của nhà nước đối với Thượng tọa, Liệt sĩ Thích Quang Tâm cho đại diện chùa Vãng.
Ngày 8/2/1948, quân Pháp tổ chức càn quét vào làng Quỳnh Lâu. Phát hiện quân địch, nhà Sư chỉ vội báo hiệu cho cán bộ Việt Minh rút ra ngoài mà không kịp giấu tập truyền đơn, lá cờ đỏ sao vàng. Phát hiện cờ và truyền đơn của Việt Minh, quân Pháp đưa nhà Sư ra sân chùa tra khảo và dùng mọi cách tra tấn dã man nhưng không đạt mục đích. Do đó, tên chỉ huy người Pháp đã rút súng bắn thẳng vào ngực nhà Sư. Khi quân Pháp rút đi, nhân dân an táng di hài ông trong khuôn viên nhà chùa.
NHÀ SƯ, ĐẢNG VIÊN, LIỆT SĨ THÍCH THANH MÙI
Đau lòng trước cảnh mất nước, người dân đói khổ lầm than, sư Thích Thanh Mùi đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Cuối năm 1949, ông được Hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh cử về chùa Phù Sa (xã Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) vừa hoạt động cách mạng, vừa lãnh đạo Hội Phật giáo cứu quốc huyện và được cán bộ, nhân dân nuôi giấu, bảo vệ bí mật tại cơ sở chùa Phù Sa. Chi bộ chuẩn bị đưa ông ra hoạt động công khai thì tháng 10/1950, giặc Pháp càn, bao vây chùa và bắt được ông tại hầm bí mật trong chùa.
Kẻ thù dùng nhiều hình thức tra tấn tàn độc nhưng ông bình thản một mực không khai báo, vẫn tụng kinh niệm Phật. Vì không khai thác được thông tin từ nhà Sư, thực dân Pháp sát hại sư Thích Thanh Mùi ngay gần chùa, thị uy trước đông đảo nhân dân để hòng làm quần chúng sợ hãi. Chứng kiến sự can đảm và anh dũng ấy, nhân dân càng thêm tôn kính tấm gương hy sinh của sư Thích Thanh Mùi và căm thù quân xâm lược. Cán bộ và nhân dân chôn cất thi hài ông ở nghĩa trang gần chùa, sau này đưa di cốt về chùa yên vị.
NHÀ SƯ, ĐẢNG VIÊN, LIỆT SĨ ĐỖ THỊ TÍN
Sư cô Đỗ Thị Tín sinh năm 1907 ở xã Đông Kết (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), một vùng quê nghèo. Đau buồn trước sự bất công của xã hội đương thời, cô Tín gửi tuổi xuân nơi cửa Phật, ngày ngày ăn chay, tụng kinh mong cứu khổ cho dân lành. Sau đó, Sư cô Tín tham gia cách mạng, trở thành Đảng viên và tích cực tham gia hoạt động trong giai đoạn cam go của cách mạng. Khi giặc Pháp đánh chiếm nam Hưng Yên, người ta thấy có thời điểm bà trụ trì chùa Phượng Lâu (xã Ngọc Thanh, huyện Kim Động), lúc lại chuyển về trụ trì chùa Đại Quan (xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu)…
Ngày 1 tháng Chạp năm Kỷ Sửu (1949), sau khi làm việc với một cơ sở bí mật xã Đông Kết và trở ra đến cổng đình làng, sư Tín bị một tên chỉ điểm ở Đông Kết dẫn lính đồn Lạc Thủy về vây bắt. Mặc dù không bắt được tang vật trên người sư Tín nhưng giặc vẫn đánh đập tàn ác nhà Sư ngay giữa đường, bất chấp sự phẫn nộ của nhân dân. Sau đó, chúng đưa sư Tín về đồn Lạc Thủy, dùng mọi cực hình tra tấn dã man 6 ngày đêm liền, nhưng không khai thác được gì. Biết không khuất phục được tinh thần kiên trung bất khuất của bà, thực dân Pháp hèn hạ thủ tiêu nhà sư Đỗ Thị Tín tại sông Hồng đoạn thuộc địa phận giáp ranh hai xã Đông Ninh – Đại Tập (Khoái Châu).
NHÀ SƯ, ĐẢNG VIÊN, LIỆT SĨ THÍCH THANH NHA
Nhà Sư, Đảng viên, liệt sĩ Thích Thanh Nha sinh năm 1913, ở thôn Kênh Phố, xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Tháng 4/1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh huyện Gia Bình, phong trào cách mạng xã Bảo Triện phát triển mạnh, các tổ chức Cứu quốc lần lượt ra đời và hoạt động rất sôi nổi. Chùa làng Phương Triện được chọn làm địa điểm để Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu quốc tổ chức các buổi học tập, khai hội. Là Sư trụ trì chùa, Sư thầy Thích Thanh Nha không quản khó khăn, thiếu thốn, tận tình giúp đỡ Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể Cứu quốc. Với tinh thần yêu nước và sự trung thành với cách mạng, tháng 2/1948, ông được kết nạp vào Đảng và được Huyện ủy Gia Bình điều lên công tác tại Mặt trận Liên Việt huyện, tham gia đoàn công tác tại thôn Quỳnh Bội, xã Quỳnh Phú.
Sáng ngày 29/4/1948, quân Pháp càn vào thôn Quỳnh Bội. Chúng tìm được hầm và bắt được 5 người trong đoàn công tác. Chúng sát hại 2 người là Sư thầy Phạm Văn Nha và anh Nguyễn Trung Cầu. Sau năm 1954, hai đồng chí được Nhà nước công nhận là liệt sĩ và được cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân địa phương đưa hài cốt về an táng tại nghĩa trang liệt sĩ quê hương.
NHÀ SƯ, ĐẢNG VIÊN, LIỆT SĨ THÍCH THÔNG THIẾT
Liệt sĩ Thích Thông Thiết tên thật là Lê Văn Hải, sinh năm 1905 tại Nông Vụ Trung, tổng Đặng Xá, Gia Lâm, Bắc Ninh (nay là phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội). Trước năm 1944, Lê Văn Hải được thầy giáo Ngô Văn Đàm, cán bộ của Đảng nằm vùng, giác ngộ và tham gia hoạt động cách mạng với nhiệm vụ đưa thư, rải truyền đơn, bảo vệ cán bộ về địa phương hoạt động. Để che mắt mật thám, ông Lê Văn Hải đi tu ở chùa Đào Xuyên. Trong thời gian này, nhà sư Thích Thông Thiết đã nhiều lần bảo vệ các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo khi về đây họp và chỉ đạo hoạt động cách mạng. Nhà sư Thích Thông Thiết được kết nạp vào Đảng năm 1945 và là Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến xã Đại Hưng cuối năm 1946.
Đầu năm 1947, phong trào du kích ở Đại Hưng, Kiêu Kỵ, Bát Tràng, Kim Lan, Đông Dư phát triển. Trước tình hình đó, địch tăng cường lực lượng, xây dựng hệ thống đồn bốt, thường xuyên tổ chức các cuộc càn quét, đốt phá, tạo vành đai an toàn cho các mục tiêu. Chúng còn xây dựng mạng lưới mật thám, tề điệp trà trộn vào dân chúng để nắm bắt thông tin về các hoạt động kháng chiến. Trong thời gian này, sư Thích Thông Thiết bị địch nghi ngờ, bắt giam và tra tấn rất dã man nhiều ngày để moi thông tin về các cơ sở kháng chiến, cán bộ cách mạng nằm vùng. Nêu cao khí tiết của người cách mạng, ông nhất mực không khai báo. Do không có chứng cứ, giặc Pháp phải thả Sư cụ. Chờ cho địch, mật thám, tề, điệp bớt theo dõi, ông tiếp tục tổ chức hoạt động in ấn truyền đơn và nuôi giấu cán bộ.
Ngày 12/7/1952, do bị chỉ điểm, sư Thích Thông Thiết bị địch bắt lần thứ hai và bị đưa đến giam ở bốt chợ Bún (Đa Tốn). Chúng dụ dỗ, tra tấn bắt phải khai ra những người cùng nuôi giấu cán bộ và in ấn truyền đơn. Nhưng địch đã bất lực trước khí tiết kiên trung bất khuất của nhà Sư. Ngày 5/9/1952, địch đưa Sư cụ ra bốt cầu Đuống xử bắn. Thi hài của Ngài được nhân dân, Phật tử mang về táng tại chùa Đào Xuyên.
SƯ THẦY, LIỆT SĨ NGUYỄN XUÂN THÊM
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, chùa An Điền (xã Cộng Hòa, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) là nơi hoạt động cách mạng của huyện Nam Sách. Những năm 1945-1946, sư Nguyễn Xuân Thêm cũng tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương. Ngày 11 tháng 10 âm lịch năm 1946, thực dân Pháp bắt ông tại chùa và mang lên bốt Chi Điền xử tử cùng 7 cán bộ cách mạng. Để tưởng nhớ và tỏ lòng tri ân các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì sự bình yên của quê hương đất nước, Sư thầy được Nhà nước truy tặng liệt sĩ.
BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC
Bồ tát Thích Quảng Đức tên thật Lâm Văn Tuất, còn gọi là Nguyễn Văn Khiết, sinh ngày 29/10/1898 tại Khánh Hòa. Để phản đối chính sách cai trị tàn bạo của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, nhất là việc bách hại Phật tử, cấm treo cờ Phật giáo thế giới trong ngày Đại lễ Phật đản, vào hồi 11h00 ngày 11/6/1963, Ngài đã tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là ngã tư Cách mạng Tháng Tám và Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. HCM).
Người ta có thể tự hỏi sự khủng khiếp và niềm phẫn hận nào đã có thể khiến cho một người của “tình thương” của “hòa bình”, quyết chí tự thiêu? Nếu sự tuyệt vọng hoàn toàn và chán đời cực độ có thể đưa một người bình thường đến chỗ tự tử, thì lý tưởng cao cả nhất và lòng yêu đời nồng nàn nhất cũng đã sản sinh những người tử đạo quả cảm nhất lịch sử. Hòa thượng Thích Quảng Đức hy sinh đời mình bằng cách tự thiêu để thức tỉnh lương tâm của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới. Đối với quê hương, dân tộc và đạo pháp, Bồ tát Thích Quảng Đức mong cầu: “Ơn Phật gia hộ cho Phật Giáo Việt Nam được trường tồn bất diệt; mong hồng ân đức Phật gia hộ cho chư Đại đức Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam tránh khỏi tai nạn khủng bố, bắt bớ, giam cầm của kẻ gian ác; và cuối cùng là cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc”. Việc Bồ tát Quảng Đức tự thiêu như ngọn lửa tiếp bước hào khí của các bậc Tăng tài Phật giáo đấu tranh vì nền hòa bình và độc lập của dân tộc Việt Nam.
NHÀ SƯ, LIỆT SĨ ACHAR SƠN THAL
Achar Sơn Thal sinh năm 1933 trong một gia đình nông dân Khmer nghèo khó. Lớn lên ông đi tu và theo học tại chùa Prây Chóp (xã Lai Hòa, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng). Ông giảng dạy về giáo lý, truyền bá chủ trương, đường lối của Đảng cho các nhà sư trong chùa và lãnh đạo chư Tăng, vận động nhân dân đấu tranh đòi dân sinh dân chủ với chính quyền Sài Gòn, nhất là chống bắt thanh niên đi lính ở Sóc Trăng và Bạc Liêu. Địch tìm cách chiêu dụ và cô lập ông nhưng không hiệu quả. Để dập tắt phong trào đấu tranh do Achar Sơn Thal lãnh đạo, địch đã tổ chức ám sát sư Achar Sơn Thal ngày 3/4/1973 sau khi ông dẫn đầu đoàn biểu tình đi đấu tranh trực diện tại dinh Tỉnh trưởng tỉnh Bạc Liêu.
NHÀ SƯ, LIỆT SĨ THÍCH GIÁC LƯỢNG
Đại đức Thích Giác Lượng có thế danh là Ngô Sáu, quê ở thôn Phú Nhiêu, xã Hòa Mỹ Đông, huyện Tuy Hòa (nay là huyện Tây Hòa), tỉnh Phú Yên. Cơ duyên đưa Ngô Sáu đến với cửa Phật là khi được Hòa thượng Thích Hưng Từ, trụ trì chùa Phổ Độ đưa về nuôi. Ở đó, ông tiếp tục được học văn hóa và giáo lý nhà Phật.
Sau Hiệp định Geneva năm 1954, chính quyền Ngô Đình Diệm mở nhiều cuộc đàn áp Phật giáo nhưng được sự giúp đỡ của các nhà sư, ông Ngô Sáu bước vào trường Đại học Vạn Hạnh (Sài Gòn) và là một trong những sinh viên miền Nam tham gia xuống đường đấu tranh chống chế độ áp bức của Mỹ – Diệm. Khi trở về Phú Yên, ông Ngô Sáu tu hành ở Hồ Sơn Cổ Tự với pháp danh Thích Giác Lượng. Sau đó, Đại đức Thích Giác Lượng đến xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) phát nguyện lập chùa An Hòa. Đại đức lấy việc đời để hướng đạo cho Phật tử nhận diện đâu là chánh, đâu là tà từ những hành động ngang ngược của chính quyền và những kẻ ác ôn, nợ máu cách mạng. Vì vậy, địch đã đặt chùa An Hòa vào tầm ngắm.
Năm 1964, Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Trung Trung Bộ mời Đại đức Thích Giác Lượng tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Từ thời điểm này, Đại đức rời chùa An Hòa thoát ly lên chiến khu và lần lượt được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên giải phóng, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Trung Trung Bộ. Trong những chuyến đi thuyết pháp tại ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đại đức Thích Giác Lượng đã tranh thủ vận động chính sách đại đoàn kết dân tộc, kêu gọi con em binh lính chế độ Sài Gòn làm điều lành, tránh điều ác. Khi chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 đang trong giai đoạn chuẩn bị, do chiến trường khu Trung Trung Bộ diễn ra ác liệt, Khu ủy Khu 5 đã điều động các vị nhân sĩ, cán bộ đang tiếp cận vùng đồng bằng về lại căn cứ ở rừng Trường Sơn.
Thực hiện mệnh lệnh trên, Đại đức Thích Giác Lượng từ huyện Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi) theo đường rừng sang căn cứ T4 ở miền Tây huyện Trà My (tỉnh Quảng Nam). Vừa đến trạm liên lạc căn cứ vào đêm 15/11/1967, Đại đức Thích Giác Lượng bị trúng bom máy bay địch bắn phá nên đã hy sinh khi mới 35 tuổi. Tấm gương yêu nước, một lòng phụng sự Tổ quốc và nhân dân, tận tâm, tận lực vì đạo và đời của Đại đức thật đáng trân trọng và được lịch sử tôn vinh.
Để “tri ân báo ân” những nhà sư đã hiến dâng thân mình vì nền độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân, Đảng và Nhà nước kịp thời truy tặng danh hiệu liệt sĩ và các huân – huy chương cao quý.
BỐN NHÀ SƯ, LIỆT SĨ NGƯỜI KHMER
Đầu thập niên 1970, Mỹ và tay sai tiếp tục chính sách khống chế không cho tổ chức sinh hoạt Phật giáo, bắn phá chùa chiền bừa bãi, bắt Sư sãi đi lính. Để phản đối chính sách của đế quốc Mỹ và tay sai, sáng ngày 10/6/1974, hơn 2.000 Sư sãi, đồng bào Khmer cùng các giới đồng bào trong quận Kiên Thành, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc phường Rạch Sỏi, TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) biểu tình đòi trả tự do cho các vị Sư bị Ngụy quyền Sài Gòn bắt đi lính, do 4 vị Sư (Lâm Hùng, Danh Hoi, Danh Tấp và Danh Hom) lãnh đạo. Cuộc biểu tình bị đàn áp, 4 vị sư bị địch bắn bị thương và hy sinh. Sự hy sinh cao cả và tấm gương sáng ngời của Tứ vị Danh tăng Đại Hùng Lực là những tiêu biểu cho ý chí cách mạng triệt để và đã đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Danh thơm tiếng tốt của các Ngài sẽ còn mãi với núi sông và đồng bào Khmer – Việt đời đời nhớ ơn.
THAY LỜI KẾT
Trên đất nước Việt Nam còn có rất nhiều những tấm gương chư Tăng, Phật tử “Vì nước quên thân hiến máu đào”, vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, nhân dân được sống trong độc lập, tự do, thống nhất nhưng sự hy sinh của những nhà sư liệt sĩ là tấm gương sáng cho các thế hệ sau. Các nhà sư đã tô thắm thêm truyền thống “Hộ quốc an dân đồng hành cùng dân tộc” của Phật giáo Việt Nam; là minh chứng về sự nhập thế của Phật giáo Việt Nam, là hiện thân cho giáo lý nhà Phật trong sáng hòa quyện chặt chẽ giữa đạo và đời, kế tục xứng đáng sự nghiệp phò vua giúp nước của các bậc Thiền sư, Pháp sư, Phật tử từ thời Đinh – Tiền Lê – Lý – Trần. Họ là biểu tượng của tinh thần kiên cường, bất khuất, trung dũng, quyết thắng của nhân dân Việt Nam, đã hòa vào dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc, được lịch sử ghi nhận.
Để “Tri ân báo ân” những nhà sư đã hiến dâng thân mình vì nền độc lập dân tộc và hạnh phúc nhân dân, Đảng và Nhà nước kịp thời truy tặng danh hiệu liệt sĩ và các huân – huy chương cao quý. Chư Tăng và đồng bào Phật tử Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ, bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và không ngừng nâng cao ý thức tu tâm dưỡng tính, cùng nhau đoàn kết tụng kinh cầu siêu các vị hòa thượng liệt sĩ đang được đồng bào cả nước thờ cúng và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; đồng thời, nguyện đồng sức, đồng tâm xây dựng đạo Phật ngày càng phát triển, góp phần thực hiện thành công mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh, phồn thịnh.
Tạp chí Văn hóa Phật giáo
Chú thích và tài liệu tham khảo:
* Tiến sĩ Vũ Trọng Hùng, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
[1] Lúc đó, chùa Đót Sơn là địa điểm làm Văn phòng của Ủy ban Kháng chiến – hành chính xã từ năm 1945 đến hết năm 1947. Giai đoạn 1947-1950, chùa là cơ sở che giấu một đại đội công an Hải Kiến và là nơi họp của các tổ chức cách mạng.
Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website:
chuathien.vn
xin gửi vào địa chỉ:
chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn
0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất
Đăng nhập
|
Đăng ký
Đăng ký học
Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượng
Tỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn
: 1416
Lần bình chọn đầu tiên
: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng
: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08
Tin liên quan
LẶNG LẼ QUÊN MÌNH VÌ DÂN TỘC
(09/05/2025)
NAM ĐỊNH : NGÔI CHÙA CỔ HƠN 800 NĂM TUỔI - MINH CHỨNG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA DÂN TỘC
(29/04/2025)
HÀ NỘI: HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TƯỞNG NIỆM, TRI ÂN CÁC ANH HÙNG LIỆT SĨ NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM - THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
(21/04/2025)
GIẢI PHÓNG - THỐNG NHẤT: TỪ KHỔ ĐAU LỊCH SỬ ĐẾN HÀNH TRÌNH TỈNH THỨC DÂN TỘC
(21/04/2025)
TÂM NGUYỆN BỒ TÁT THÍCH QUẢNG ĐỨC TRONG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ PHẬT PHÁP, ỦNG HỘ HÒA BÌNH THỐNG NHẤT NƯỚC NHÀ
(20/04/2025)
HOÀ THƯỢNG THÍCH THANH QUYẾT CÙNG ĐOÀN ĐBQH TỈNH QUẢNG NINH TIẾP XÚC CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 9
(17/04/2025)
Nhớ về mùa An cư đặc biệt trên các chùa ở quần đảo Trường Sa
(27/05/2024)
Lễ chùa đầu năm ở Trường Sa
(12/02/2024)
Hà Nội: Phật giáo đồng hành giữ gìn an ninh trật tự tại cơ sở
(12/01/2024)
Đại đức Thích Chánh Tuệ - người tham gia bắn rơi máy bay B-52
(23/12/2023)
Hà Nội : HT.Thích Thiện Tâm được mời tham gia Đoàn Đại Biểu Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia chào xã giao Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Manet
(13/12/2023)
Hoà thượng Thích Thanh Quyết dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tại Tp. Uông Bí và trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn
(14/11/2023)
Yên Bái : Tuyên truyền luật giao thông tới Tăng Ni, Phật tử
(14/10/2023)
Quảng Ninh : Xây dựng an ninh quốc phòng qua những phong trào thiết thực
(08/10/2023)
Thượng toạ Thích Đức Thiện tiếp xúc cử tri huyện Mường Ảng
(03/10/2023)
BTS GHPGVN tỉnh Cao Bằng thăm và tưởng niệm 43 nạn nhân bị sát hại ở Tổng Chúp
(25/09/2023)
Quảng Ninh: Biểu dương Tăng, Ni, Phật tử trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ Quốc
(24/09/2023)
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt kiều bào Phật tử Việt Nam tại Hoa Kỳ
(21/09/2023)
Bắc Giang: Lễ ký kết kế hoạch tuyên truyền vận động Tăng Ni Phật tử tham gia bảo đảm bảo trật tự an toàn giao thông
(11/09/2023)
Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư sẽ tổ chức hội thảo về "tinh thần phụng đạo, yêu nước, hộ quốc, an dân"
(09/09/2023)
Hải Phòng: Lễ tưởng niệm 70 năm cố HT. Thích Thông Trướng anh dũng hy sinh trong chiến tranh
(07/09/2023)
Thái Bình: Phổ biến chính sách Pháp luật tại hạ trường chùa Nguyệt Quang
(07/09/2023)
Nam Định: Đại lễ tưởng niệm anh linh anh hùng liệt sĩ, nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông
(05/09/2023)
Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Đức Pháp chủ GHPGVN nhân Đại lễ Vu lan
(30/08/2023)
Hà Nội: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng chúc mừng lãnh đạo T.Ư GHPGVN nhân Đại lễ Vu lan
(30/08/2023)
Lãnh đạo Công an TP.HCM chúc mừng Đại lễ Vu lan đến Đức Pháp chủ, Hòa thượng Chủ tịch GHPGVN
(28/08/2023)
Vĩnh Phúc: Đại lễ Vu lan Báo hiếu tại chùa Trung Lư
(23/08/2023)
Thái Nguyên: Công an tỉnh thăm và chúc mừng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh nhân dịp lễ Vu Lan
(23/08/2023)
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm chư tôn giáo phẩm lãnh đạo cấp cao của Giáo hội
(21/08/2023)
Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng và Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc thăm Đức Pháp chủ GHPGVN
(21/08/2023)
Bắc Giang: BTS tỉnh chúc mừng 78 năm ngày Truyền thống lực lượng CAND 19/08
(21/08/2023)
Hoà thượng Chủ tịch tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hungary
(20/08/2023)
Thái Bình: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh chúc mừng ngày truyền thống Công an nhân dân
(20/08/2023)
Hà Nội: Ban Trị sự GHPGVN Thành phố chúc mừng ngày truyền thống Công an nhân dân
(20/08/2023)
GHPGVN chúc mừng ngày truyền thống Công an nhân dân 19-8
(20/08/2023)
Đồng Nai: Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa thăm chư Ni trường hạ chùa Long Vân
(17/08/2023)
Hà Nội: Chủ tịch Nước gặp gỡ đoàn Đại biểu UBMTTQ Việt Nam TP.HCM cùng các chức sắc Tôn giáo đến thăm và làm việc
(17/08/2023)
Đoàn đại biểu Ủy ban MTTQVN TP.HCM viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(17/08/2023)
Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt thăm Đức Pháp chủ, Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
(17/08/2023)
Quảng Trị : Phối hợp tuyên truyền an toàn giao thông cho chư Tăng Ni
(17/08/2023)
Hà Tĩnh: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh thăm, chúc mừng Ban Tôn giáo tỉnh nhân kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống ngành Quản lý nhà nước về Tôn giáo
(06/08/2023)
Phật giáo góp phần hình thành nền tư tưởng, văn hóa dân tộc Việt Nam
(05/08/2023)
Bắc Giang: Ban trị sự GHPGVN tỉnh chúc mừng phòng Tôn giáo Sở Nội vụ nhân ngày thành lập ngành
(04/08/2023)
Thanh Hóa: Ban Trị sự GHPGVN tỉnh chúc mừng Ban Tôn giáo tỉnh nhân ngày truyền thống
(04/08/2023)
Hải Phòng: Lãnh đạo UBTƯMTTQVN dâng hương lễ Phật và tưởng niệm cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng
(04/08/2023)
Phật giáo Việt Nam và nỗ lực thúc đẩy tình hữu nghị
(02/08/2023)
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội thăm Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự
(02/08/2023)
Nam Định: Phật giáo Vụ Bản và Ý Yên sẽ tổ chức lễ cầu siêu nạn nhân TNGT
(31/07/2023)
Hà Nội: Phật giáo huyện Đan Phượng tổ chức Đại lễ cầu siêu nhân ngày Thương binh Liệt sỹ
(30/07/2023)
Hà Giang: Chư Tôn đức Ban Hoằng pháp TW và Ban Kinh tế tài chính TW dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên
(30/07/2023)
Tuyên Quang: Trang nghiêm lễ cầu siêu, thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ tại chùa An Vinh
(30/07/2023)
Cao Bằng: Chùa Trúc Lâm Tà Lùng dâng hương viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện Quảng Hòa
(30/07/2023)
Tưởng nhớ Liệt Sỹ Hoà Thượng Thích Thanh Tân
(26/07/2023)
Quảng Ninh: Ban Trị sự Phật giáo Hạ Long và tổ đình Quỳnh Lâm cầu siêu anh linh các liệt sĩ
(26/07/2023)
Hải Phòng: Phật giáo huyện Tiên Lãng tổ chức lễ cầu siêu nhân ngày Thương binh liệt sĩ
(26/07/2023)
Nghệ An: Đại lễ cầu siêu anh linh các Anh hùng liệt sĩ
(26/07/2023)
Bộ trưởng Bộ Nội vụ bà Phạm Thị Thanh Trà thăm BTS GHPGVN tỉnh Nghệ An
(25/07/2023)
Hà Nội: Phái đoàn Thường trực BTS, Ban Tôn giáo, phòng Cảnh sát giao thông – Công an Tp.Hà Nội tiếp tục hành trình thăm các hạ trường trên toàn Thành
(24/07/2023)
Thiêng liêng lễ truy niệm anh linh liệt sĩ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước tại Đền thờ Côn Đảo
(24/07/2023)
Đại đức Thích Hành Tuệ - tấm gương sáng về đạo pháp và lòng yêu nước giữa ngục tối ở “địa ngục trần gian”.
(16/07/2023)
Hà Nội: Phái đoàn Thường trực BTS, Ban Tôn giáo, phòng Cảnh sát giao thông – Công an Tp.Hà Nội thăm và làm việc tại các hạ trường trên toàn Thành phố
(16/07/2023)
Hình ảnh tư liệu : Tang lễ Bồ tát Thích Quảng Đức
(09/07/2023)
Rơi xuống biển 4 ngày đêm, ngư dân niệm Phật và phép màu đã xảy ra
(09/07/2023)
Hòa thượng Thích Lệ Trang tiếp ông Jean-Christophe Peaucelle và phái đoàn ngoại giao Cộng hòa Pháp
(09/07/2023)
Phú Thọ: Ký kết tuyên truyền tham gia đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
(08/07/2023)
Đà Nẵng: Đoàn Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Paksé (Lào) viếng thăm chùa Tam Bảo
(04/07/2023)
BTS GHPGVN tỉnh Tuyên Quang tiếp sức mùa thi năm 2023
(04/07/2023)
Hà Nội: Phát động Tăng Ni đăng ký kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử
(01/07/2023)
Hà Nội: Chư vị giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka
(01/07/2023)
Những dấu ấn trên con đường vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam
(17/06/2023)
Ký ức nhân chứng (Hòa thượng Thích Giác Quang) về vụ thảm sát tại Đài Phát thanh Huế năm 1963
(17/06/2023)
Hà Nội: BTS GHPGVN Thành phố ký kết với CATP Hà Nội về việc tham gia đảm bảo trật tự ATGT giai đoạn 2023 – 2026.
(17/06/2023)
Về thăm chùa Dâu, trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam
(13/06/2023)
Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội tổ chức khai pháp khóa An cư kết hạ Phật lịch 2567
(13/06/2023)
Hà Giang: Phân ban PTDT Trung ương dâng hương tại nghĩa trang Vị Xuyên
(13/06/2023)
Cảm niệm của Đức Pháp chủ GHPGVN về hành trạng Bồ-tát Thích Quảng Đức
(09/06/2023)
Bài học từ trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức
(07/06/2023)
Chư vị giáo phẩm lãnh đạo GHPGVN đảnh lễ Trái tim bất diệt của Bồ-tát Thích Quảng Đức
(07/06/2023)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Đức Nghiệp với ký ức về ngọn lửa Bồ-tát Thích Quảng Đức
(07/06/2023)
Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 đến GHPGVN
(02/06/2023)
Thứ trưởng Bộ Công thương chúc mừng Phật đản Hoà thượng Chủ tịch
(02/06/2023)
Hà Nội: Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chúc mừng Đại lễ Phật đản
(31/05/2023)
Khai mạc triển lãm tư liệu Phật giáo với chủ đề "Kết nên một đài sen"
(31/05/2023)
Đức Pháp chủ tiếp đón các ban ngành chúc mừng Phật đản
(31/05/2023)
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến chùa Phật Tích thăm, chúc mừng Phật đản
(29/05/2023)
Hà Nội: Lãnh đạo thành phố tới chùa Trấn Quốc chúc mừng Đại lễ Phật đản PL.2567
(29/05/2023)
Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Hoài Bắc thăm Đức Pháp chủ GHPGVN
(29/05/2023)
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chúc mừng Phật đản Đức Pháp chủ và Hòa thượng Chủ tịch
(29/05/2023)
Lễ tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại nghĩa trang Quốc gia Liệt sỹ Nầm
(24/05/2023)
Tinh thần nhập thế của Phật giáo Trúc Lâm Việt Nam cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX
(23/05/2023)
Phái đoàn Hiệp hội báo chí Thái Lan tìm hiểu về Báo Giác Ngộ và báo chí Phật giáo Việt Nam
(22/05/2023)
Ông Lê Minh Trí trồng cây Bồ-đề tại chùa Huê Nghiêm
(22/05/2023)
Hà Nội: Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp đoàn Chư Tôn giáo phẩm HĐTS GHPGVN
(10/05/2023)
Tăng Ni sinh Việt Nam kính mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 tại quốc đảo Sri Lanka
(10/05/2023)
Tâm nguyện bồ tát Thích Quảng Đức trong cuộc đấu tranh bảo vệ Phật pháp, ủng hộ hòa bình thống nhất nước nhà
(07/05/2023)
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao thăm Đức Pháp chủ GHPGVN
(30/04/2023)
Đà Nẵng: Đoàn Phật giáo Thái Lan chùa Phra Dhammakaya đến thăm chùa Tam Bảo, ngôi tổ đình Phật giáo Nam tông tại miền Trung
(25/04/2023)
Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc văn hóa Đại Việt
(21/04/2023)
Những cột mốc tâm linh khẳng định chủ quyền giữa biển khơi
(06/04/2023)
Ban Văn hóa Phật giáo TP.HCM triển khai công tác thiết trí lễ đài, xe hoa, văn nghệ kính mừng Phật đản
(05/04/2023)
Chiêm ngưỡng ngôi chùa làm từ gỗ lim độc nhất ở Hà Tĩnh
(05/04/2023)
Chuyện tử tế: Quán chay trả bằng nụ cười!
(05/04/2023)
Đức Pháp chủ cùng chư Tăng TP.HCM bố-tát, thính giới chung tại Việt Nam Quốc Tự
(05/04/2023)
TP.HCM: Hòa thượng Chủ tịch tiếp Hội trưởng Hội Jungto (Tịnh Độ) Hàn Quốc
(05/04/2023)
Miền trở về thanh tịnh giữa Đơn Dương được báo chí nước ngoài giới thiệu
(04/04/2023)
Hoa mặt trời rực rỡ ở ngôi chùa độc đáo tại Sóc Trăng
(04/04/2023)
Bảo Hải Linh Thông Tự - sức hút từ kiến trúc chùa Việt cổ độc đáo
(04/04/2023)
Kỳ lạ khánh đá có tiếng ngân vang như chuông đồng ở ngôi chùa nghìn tuổi
(04/04/2023)
Về thăm Tản Viên Sơn Quốc Tự - Ngôi cổ tự xứ Đoài
(03/04/2023)
Bí ẩn tượng cổ 700 năm biết đứng lên ngồi xuống ở Vĩnh Bảo - Hải Phòng
(02/04/2023)
Bản sao quốc bảo nhà Trần ở chùa Tam Chúc
(02/04/2023)
Chùa cổ hơn 1.000 tuổi bên hồ Tây
(02/04/2023)
Hội đồng Quản trị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam khóa IX họp phiên đầu tiên
(29/03/2023)
Chùa Hoằng Phúc - cổ tự 700 tuổi ở Quảng Bình
(24/03/2023)
Đối diện với virus Corona bằng phương pháp chính niệm
(02/01/2022)
THÔNG BÁO: THỜI KHÓA KHÓA TU PHẬT THÀNH ĐẠO (2 - 8/12/ Tân Sửu)
(02/01/2022)
Văn tưởng niệm nạn nhân tử nạn trong đại dịch Covid 19 - ĐĐ. Thích Chánh Thuần
(19/11/2021)
Cuộc đời gắn với ngôi chùa thôn quê của Đức Pháp chủ
(24/10/2021)
Phật pháp trong cuộc sống
(05/10/2021)
Cách chế ngự cơn nóng giận theo Thiền sư Thích Nhất Hạnh
(28/09/2021)
Chánh niệm - Trái tim của thiền tập
(28/09/2021)
Dung mạo song hành cùng tâm niệm
(28/09/2021)
Thực hành thiện nghiệp để thay đổi hoàn cảnh
(28/09/2021)
Tập cách sống hiểu và thương để lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong xã hội
(28/09/2021)
Ứng dụng văn hoá Phật giáo trong cuộc sống
(28/09/2021)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ hơn 300 tỉ đồng chống dịch
(15/09/2021)
Trung ương GHPGVN kêu gọi Tăng Ni hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em"
(14/09/2021)
Lớp Phật học trực tuyến phối hợp hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trên địa bàn huyện Thường Tín
(12/09/2021)
Thư gửi bạn mùa dịch
(10/09/2021)
Lớp Phật Học Trực Tuyến Khóa 1: Trao tặng 800kg Gạo cho 160 sinh viên trường Đại học Lao Động – Xã Hội
(11/09/2021)
Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Nguyễn Thị Kim Thoa
(27/08/2021)
Lễ thắp nến tri ân cầu quốc thái dân an, dịch bệnh tiêu trừ
(22/08/2021)
Văn tưởng niệm – văn tế nạn nhân tử nạn trong đại dịch Vovid -19
(22/08/2021)
Khóa tu trực tuyến Phật lịch 2565 -2021: “Vu Lan - Tình người trong đại dịch”
(05/09/2021)
Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường
(18/08/2021)
THƯ KÊU GỌI Ủng hộ những người dân có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid 19 TP HCM và HN
(16/08/2021)
Ủy ban Trung ương MTTQVN tuyên truyền, vận động các tôn giáo phòng, chống dịch bệnh Covid-19
(03/08/2021)
Phật giáo nhập thế trong lịch sử dân tộc
(02/08/2021)
TP.HCM: Phật giáo đề nghị dùng Việt Nam Quốc Tự, chùa Phổ Quang làm bệnh viện dã chiến cho Tăng Ni
(30/07/2021)
Phật giáo Việt Nam hướng về Thành phố Hồ Chí Minh
(30/07/2021)
Năng lượng từ bi trước đại dịch Covid-19 tại Việt Nam
(29/07/2021)
KỶ NIỆM 74 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ (27/7/1947-27/07/2021)
(28/07/2021)
Thiện nguyện là sự hoà hợp giữa trí tuệ và lòng từ bi
(27/07/2021)
Trung ương GHPGVN, các tỉnh tưởng niệm ngày Thương binh - Liệt sĩ, tụng kinh Dược Sư cầu nguyện
(27/07/2021)
Lễ cầu siêu và thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ Hàm Rồng
(27/07/2021)
MÙA VU LAN LẠI VỀ - Bài viết của Phật tử Dương Thị Thúy Vân - Diệu Tường
(03/08/2021)
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm: Tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse chống dịch
(26/07/2021)
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm: Tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse chống dịch
(26/07/2021)
Hoà thượng Thích Bảo Nghiêm: Tăng ni cởi cà sa, khoác áo blouse chống dịch
(25/07/2021)
80 Tăng Ni, Phật tử cùng tình nguyện viên các tôn giáo bắt đầu đến các bệnh viện dã chiến phục vụ
(22/07/2021)
Cốt lõi tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam qua thời đại lịch sử
(22/07/2021)
Phật pháp nhiệm màu: Sự linh ứng của đức Quan Thế Âm Bồ Tát
(14/07/2021)
Các tự viện tại Đồng Tháp với chương trình tặng cơm chay cho bà con khó khăn
(09/07/2021)
LỚP PHẬT HỌC TRỰC TUYẾN CƯ SỸ, PHẬT TỬ KHÓA 1 ỦNG HỘ QUỸ VACCINE COVID-19
(27/06/2021)
Phật giáo nhập thế trong kỷ nguyên mới
(25/06/2021)
Đức Phật và lòng từ bi rộng lớn
(25/06/2021)
Phật Giáo Chung Tay Ủng Hộ Quỹ Vắc Xin Phòng COVID-19
(20/06/2021)
GHPGVN chung tay cùng Bắc Giang và Bắc Ninh chống dịch COVID-19
(03/06/2021)
Biển đảo trong tim người xuất sĩ
(31/05/2021)
T.Ư GHPGVN ĐÓNG GÓP 2 TỶ ĐỒNG CHUNG TAY ĐẨY LÙI DỊCH COVID-19
(27/05/2021)
[Thơ] Lá cờ Phật giáo tung bay
(26/05/2021)
Bộ Công An Chúc Mừng GHPGVN Nhân Đại Lễ Phật Đản
(23/05/2021)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng bỏ phiếu bầu cử
(23/05/2021)
Một số đóng góp của Phật giáo đối với cơ quan dân cử
(23/05/2021)
Vận động Tăng Ni, Phật tử tích cực tham gia bầu cử
(21/05/2021)
Giáo hội Phật giáo Việt Nam vững vàng đường hướng dân tộc - đạo pháp - chủ nghĩa xã hội
(21/05/2021)
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC QUỐC HỘI CHÚC MỪNG CHỨC SẮC PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(19/05/2021)
Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh với Phật giáo
(19/05/2021)
CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN XUÂN PHÚC TIẾP ĐOÀN LÃNH ĐẠO GIÁO HỘI PG VIỆT NAM
(13/05/2021)
THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2565 CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(11/05/2021)
Vai trò của Phật giáo đối với sự ổn định và phát triển xã hội
(21/04/2021)
Vai trò của Phật giáo thời Lý và sự phát triển văn minh Đại Việt
(18/04/2021)
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói về truyền thống và quy cách tổ chức Đại giới đàn ở miền Bắc
(11/04/2021)
Những Bảo Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát nổi tiếng tại Việt Nam
(10/04/2021)
Quán Sứ – ngôi chùa ghi dấu các kỳ Ðại hội
(02/04/2021)
NGÔI CHÙA CÓ VƯỜN THÁP LỚN NHẤT VIỆT NAM
(29/03/2021)
Tin tức mới
CHÒM SAO VESAK VÀ SỰ QUY ƯỚC THỜI GIAN ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
HÀ NỘI: BAN TRỊ SỰ GHPGVN HUYỆN THƯỜNG TÍN TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 2025
PHẬT GIÁO HÀ NỘI DIỄU HÀNH XE HOA, LAN TỎA ÁNH SÁNG CHÍNH PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG
HÀ NỘI: TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA PHÚC KHÁNH PL.2569 – DL.2025
BTS PHẬT GIÁO HUYỆN PHÚC THỌ TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 TẠI CHÙA PHÚC NGHIÊM
HÀ NỘI : TRANG NGHIÊM VÀ RỰC RỠ LỄ RƯỚC XE HOA KÍNH MỪNG PHẬT ĐẢN TẠI HUYỆN THƯỜNG TÍN
THANH HÓA SẮP CÓ TƯỢNG PHẬT LỚN NHẤT THẾ GIỚI TRONG QUẦN THỂ AM TIÊN
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA BÁI ĐÍNH: LAN TỎA TUỆ GIÁC - KẾT NỐI NHÂN SINH
THÁI NGUYÊN: DIỄU HÀNH 200 XE ĐẠP HOA KÍNH MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN VESAK 2025
PHẬT GIÁO HÀ NỘI HƯỚNG VỀ NGÀY PHẬT ĐẢN SINH: TRƯỚC GIỜ XE HOA RƯỚC PHẬT TRÊN PHỐ THỊ
Thông báo
THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025
Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »
GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC
Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »
THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO
Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »
LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN
Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »
THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ
Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »
«
1
2
3
...
73
»
Bài viết của Phật tử
Lên chùa hái lộc ngày xuân
Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »
Những Dòng Cảm Nhận
Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc
Chi tiết »
Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường
Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »
Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung
Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »
MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng
Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »
«
1
2
3
...
6
»
Mời quảng cáo
Tài liệu học tập
Chùa Am Ngọa Vân, di tích tâm linh trong lòng...
MƯỜI NGHIỆP LÀNH
Đức Pháp chủ GHPGVN nói chuyện với Tăng Ni trẻ:...
LỜI VÀNG
XUẤT XỨ, NIÊN ĐẠI CỦA KINH NA TIÊN?
ĐÀO TẠO
Hà Nội: Lớp Cao cấp giảng sư tổ chức kì thi thuyết...
Đại học Hoa Phạm (Đài Loan, Trung Quốc) thăm Học...
Đại học Hoa Phạm (Huafan University) thăm Học viện...
Khai mạc Kỳ thi tuyển sinh Thạc sĩ Phật học khóa...
Học viện PGVN Hà Nội tổ chức bảo vệ Luận án Tiến...
Pháp âm
Tin tức tiêu biểu
CHÙA KHAI NGUYÊN: VIÊN MÃN PHÁP HỘI ĐỊA TẠNG GIỮA THÁNG 3 ẤT TỴ
GIÁO HOÀNG FRANCIS: CHÚA GIÊ-SU VÀ ĐỨC PHẬT DẠY VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TINH THẦN VỊ THA VÔ NGÃ
HÀ NỘI: HỌP CHUNG KHẢO GIẢI BÁO CHÍ PHẬT GIÁO TOÀN QUỐC LẦN THỨ NHẤT - NĂM 2024
THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm
Lễ cung rước tôn tượng Đức Thánh Trần về chùa Phúc Lâm
Lễ đúc tôn tượng Đức Thánh Trần tại chùa Phúc Lâm
KHÓA VU LAN BÁO HIẾU – ÂN NGHĨA SINH THÀNH CHÙA PHÚC LÂM 2023
Đức Pháp chủ GHPGVN, Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế - Tài chính T.Ư thăm tỉnh Thái Nguyên
Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế Tài chánh TƯ GHPGVN thăm và làm việc với Ban Trị sự; cúng dường các trường hạ tại TP.Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
Lãnh đạo Ban Hoằng pháp TW cùng Ban Kinh tế tài chính TW thăm và cúng dường Trường hạ các tỉnh thành phía Bắc
Tin tức mới
CHÒM SAO VESAK VÀ SỰ QUY ƯỚC THỜI GIAN ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI
Vesak ngày nay không đơn thuần là một sự kiện lịch sử, mà là một quy ước tôn giáo được hình thành qua thời gian, mang ý nghĩa tâm linh và biểu tượng sâu sắc.
Chi tiết »
HÀ NỘI: BAN TRỊ SỰ GHPGVN HUYỆN THƯỜNG TÍN TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 2025
Sáng ngày 10/5/2025 (nhằm ngày 13/4/Ất Tỵ), tại chùa Nội Thôn (xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (BTS GHPGVN) huyện Thường Tín đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật...
Chi tiết »
PHẬT GIÁO HÀ NỘI DIỄU HÀNH XE HOA, LAN TỎA ÁNH SÁNG CHÍNH PHÁP GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Tối ngày 10/05/2025 (nhằm ngày 13/04 Ất Tỵ), trong niềm hoan hỷ vô biên của mùa Phật Đản PL.2569 – DL.2025, BTS GHPGVN TP Hà Nội tổ chức diễu hành xe hoa đi qua các tuyến phố trên địa bàn huyện Gia Lâm
Chi tiết »
HÀ NỘI: TRANG NGHIÊM TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN TẠI CHÙA PHÚC KHÁNH PL.2569 – DL.2025
Sáng ngày 10/5/2025 (nhằm ngày 13/4 năm Ất Tỵ), hòa chung trong không khí đại hoan hỷ kỷ niệm lần thứ 2649 ngày Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đản sinh, chùa Phúc Khánh, thôn Đại Tảo, xã Xuân Giang,...
Chi tiết »
«
1
2
3
...
865
»
Đăng ký học
Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Nghi lễ
Kiến trúc
Thư viện
Xã hội
Tu học
Thống kê truy cập
0
0
0
0
0
0
0
5
Hôm nay:
364
Hôm qua:
3864
Tháng này:
45786
Tháng trước:
61509
Tất cả:
5799414
Đang online:
96
IP:
18.216.105.175
Mozilla 0.0
Góp ý - Liên hệ
|
Đặt DCDN làm trang chủ
[Về đầu trang]