PHẬT DẠY THIẾU NHI KHÔNG NÓI DỐI

Ngày đăng: Thứ 3 , 28/09/2021 17:02 .

Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ Tôn giả La-vân cũng ở tại thành Vương-xá, trong rừng Ôn-tuyền.

Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy dỗ mà không trừng phạt hay nổi giận với La Hầu La.
Đức Phật đã rất bình tĩnh, chọn thời điểm đúng lúc để dạy dỗ mà không trừng phạt hay nổi giận với La Hầu La.

Lúc đó, Đức Thế Tôn sau khi đêm đã qua, vào buổi sáng sớm, khoác y, cầm bát, đi vào thành Vương-xá để khất thực. Khất thực xong, Ngài đi đến rừng Ôn-tuyền, trú xứ của Tôn giả La-vân. Tôn giả La-vân từ đàng xa thấy Đức Thế Tôn đến, lập tức đến rước, cầm y bát của Phật, trải tọa cụ và múc nước rửa chân. Đức Phật rửa chân xong, ngồi trên chỗ ngồi của La-vân. Khi đó Đức Thế Tôn liền lấy chậu nước đổ đi, chỉ lưu lại một ít, rồi hỏi:

- La-vân, ngươi nay có thấy Ta cầm chậu nước này đổ đi, chỉ lưu lại một ít không?

La-vân đáp:

- Bạch Thế Tôn, con có thấy.

Phật bảo:

- Ta nói đạo của người kia cũng ít như vậy, nghĩa là đã biết rồi còn nói dối mà không xấu hổ, không ăn năn, không tàm, không quý. Này La-vân, người kia cũng không có điều ác nào là không làm. Do đó, này La-vân, nên học như thế này, không được đùa giỡn và nói dối.

Đức Thế Tôn lại lấy cái chậu còn lại một ít nước đổ hết ra rồi hỏi rằng:

- Này La-vân, ngươi lại có thấy Ta cầm cái chậu còn một ít nước ấy đổ ra hết không?

La-vân trả lời rằng:

- Con có thấy, bạch Thế Tôn.

Phật bảo rằng:

- Này La-vân, Ta nói rằng đạo của người kia cũng mất hết như vậy. Nghĩa là đã biết rồi còn nói dối, mà không xấu hổ, không ăn năn, không tàm, không quý. Này La-vân, người ấy cũng không có việc ác nào mà không làm. Do đấy, này La-vân, nên học như thế này: Không được đùa giỡn và nói dối”.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Nghiệp tương ưng, kinh La-vân, số 14 [trích])

Lời bàn: Pháp thoại này là một trong những giáo huấn của Thế Tôn cho hàng thiếu nhi. Bấy giờ, Tôn giả La-vân (La-hầu-la) mới vào chùa, còn trẻ nhỏ nên khá tinh nghịch và nhất là có thói quen nói dối. Trường hợp này, Thế Tôn không lý luận nhiều, không nói điều thâm sâu mà chỉ mượn hình ảnh cái chậu (thau) đựng nước rửa chân để làm giáo cụ trực quan. Nhờ hình ảnh cụ thể, La-vân đã hiểu được ý chỉ của Thế Tôn mà chấm dứt đùa giỡn và nói dối.

Sau khi rửa chân xong, Thế Tôn đổ gần hết nước, chỉ chừa lại một ít nơi đáy chậu. Phần nước ít oi này biểu thị cho đạo hạnh không nhiều của những người “đã biết rồi còn nói dối, mà không xấu hổ, không ăn năn, không tàm, không quý”. Kế đó, Thế Tôn đổ hết nước, chỉ còn cái chậu không. Ngay đó Ngài dạy: “Ta nói rằng đạo của người kia cũng mất hết như vậy. Nghĩa là đã biết rồi còn nói dối, mà không xấu hổ, không ăn năn, không tàm, không quý”.

Thật dễ thấy và vô cùng dễ hiểu cho người trẻ. Nếu nói sai sự thật, dối trá mà không biết xấu hổ thì chẳng có đạo hạnh. Quan trọng hơn, người mà đạo hạnh trống không thì tiềm ẩn nguy cơ “không có việc ác nào mà không làm”. Mọi cái ác trên đời đều có nguyên nhân, những điều xấu nhỏ, các lỗi vụn vặt nếu xem thường và không chuyển hóa thì về sau sẽ là mối họa to. Cuối cùng, Thế Tôn mới kết luận: “Này La-vân, không được đùa giỡn và nói dối”.

Mới hay, đường lối giáo dục của Thế Tôn không hề áp đặt, chẳng mượn uy quyền của bậc thầy mà tuần tự gợi mở, dẫn dắt giúp cho học trò hiểu ra vấn đề rồi tự giác thực hành. Bấy giờ, La-vân tự hiểu “không được đùa giỡn và nói dối” chẳng phải mệnh lệnh của Phật mà nhờ thấu hiểu sự nguy hiểm của hành vi nói dối nên tự giác thực hành để tránh khổ quả về sau.

Quảng Tánh



Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
247( 17 %)
59( 4 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
1051( 74 %)
Số người tham gia bình chọn: 1416
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 2 , 05/05/2025 21:08

Tin liên quan

Thông báo

THÔNG ĐIỆP ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2569 - DL.2025

Nhân Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025, Đức Pháp chủ GHPGVN, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trân trọng gửi đến chư Tôn đức Tăng Ni và toàn thể đồng bào Phật tử trong nước, quốc tế thông...
Chi tiết »

GIÁO HỘI KÊU GỌI TĂNG NI, PHẬT TỬ TREO CỜ TỔ QUỐC VÀ CỬ CHUÔNG TRỐNG KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

Theo đó Công văn số 162/HĐTS-VP1 của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự do Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự ấn ký phổ biến vào sáng ngày 27-4.
Chi tiết »

THÔNG BÁO TUYỂN SINH LỚP NGHIỆP VỤ DẪN CHƯƠNG TRÌNH PHẬT GIÁO

Nhằm giúp quý Thầy Tăng Ni có nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp dẫn chương trình Phật giáo, và ứng dụng AI soạn thảo văn bản Phật giáo, Ban Hoằng pháp GHPGVN huyện Thường Tín tổ chức Lớp Nghiệp vụ dẫn chương trình Phật...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

LÀO CAI : ĐOÀN CÔNG TÁC ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH THĂM VÀ CHÚC MỪNG BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TỈNH NHÂN ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

Sáng 8/5, Đoàn công tác Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai do đồng chí Mã Én Hằng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Ban Trị sự...
Chi tiết »

LÃNH ĐẠO UBND THÀNH PHỐ LẠNG SƠN THĂM, CHÚC MỪNG BAN TRỊ SỰ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TỈNH NHÂN DỊP LỄ PHẬT ĐẢN NĂM 2025

Chiều 8/5, tại Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn, đoàn công tác của UBND thành phố Lạng Sơn đến thăm, chúc mừng các chức sắc, chức việc Phật giáo nhân dịp Lễ Phật đản năm 2025.
Chi tiết »

TRỒNG 108 CÂY BỒ ĐỀ GIÚP LAN TỎA VIỆT NAM XANH VÀ YÊN BÌNH

Ngày 8.5, sau khi rước xá lợi Phật lên núi Bà Đen, 108 cây bồ đề đã được các phái đoàn Phật giáo từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới mang đến trồng tại Thế giới Bồ Đề Viên trên...
Chi tiết »

NHỮNG HÌNH ẢNH ẤN TƯỢNG TẠI ĐẠI LỄ VESAK 2025

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 (Vesak 2025) được khai mạc ngày 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh), thu hút hơn 2.700 đại biểu trong và ngoài nước tới dự. Sau 3...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 3031

Hôm qua: 6551

Tháng này: 35206

Tháng trước: 61509

Tất cả: 5788834


Đang online: 577
IP: 3.139.72.238
Mozilla 0.0