NHỮNG LỄ TIẾT TRONG MỘT TANG LỄ PHẬT GIÁO GỒM NHỮNG LỄ GÌ?

Ngày đăng: Thứ 7 , 13/11/2021 23:01 .
HỎI:
Các nghi lễ mà quý Tăng, Ni thực hiện trong một tang lễ gồm có những lễ gì? Khi thực hiện những nghi lễ cầu siêu ấy (tụng kinh) thì sẽ có tác dụng “siêu độ” cho người mất không?

ĐÁP:
Căn cứ vào bộ “Thiền môn chánh độ thế nhân tang tấn khoa nghi” của Hòa thượng Bích Liên (bản chép tay) và “Nghi lễ Phật giáo” của Thích Diệu Tánh, thì trong một tang lễ gồm có những lễ chính sau đây: 1. Lễ trị quan nhập liệm; 2. Lễ thành phục; 3. Lễ tịch điện; 4. Lễ triều tổ; 5. Lễ Khiển điện; 6. Lễ an sàng. Đây là những lễ chính. Tuy nhiên, tùy theo phong tục, tập quán của từng nơi và điều kiện không gian, thời gian mà có sự uyển chuyển khác nhau, không nhất thiết phải tuân thủ một cách cứng nhắc.

Theo quan điểm của Phật giáo, cầu siêu cho những người mất có những tác dụng tích cực. Thế nhưng, tác dụng ấy vẫn có những giới hạn nhất định. Vì tính chất của cầu siêu là khắc phục hậu quả, mang tính thụ động trong việc hướng dẫn và chuyển hóa hương linh. Bởi lẽ, điều kiện căn bản để tu thiện, gây tạo những nhân lành là thời gian khi đương sự đang còn sống, ý thức dễ kiểm soát và tự chủ. Sau khi đương sự chết rồi, thần thức tán loạn, khổ đau do nghiệp dữ chi phối rất mãnh liệt, nên khó có cơ hội tiếp nhận Chánh pháp để chuyển hóa tâm thức. Mặt khác, dẫu cho người sống tổ chức lễ cầu siêu và hồi hướng công đức tu thiện, làm phước cho người chết nhưng người chết không thể nhận được trọn vẹn. Kinh Địa Tạng cho biết, lợi ích của lễ cầu siêu có bảy phần, thì sáu phần thuộc về người còn sống (tức là người tổ chức lễ cầu siêu) còn chỉ có một phần lợi ích thuộc về người đã chết.

Đồng thời, đối với phương thức cầu siêu, quan niệm chính thống của Phật giáo có sự khác biệt so với tập tục dân gian, do sự pha trộn nhiều yếu tố tín ngưỡng nên có những hình thức cầu siêu mang nặng tính chất mê tín, cầu xin một năng lực siêu nhiên ban ơn, cứu vớt. Trong khi đó, Phật giáo với lý thuyết nhân quả cực kỳ phân minh và hiệu ứng tác động của nghiệp báo rất rõ ràng, nên lễ cầu siêu cho người quá cố ngoài nỗ lực để chuyển hóa tâm thức của hương linh còn là một phương tiện độ sinh mang tính tích cực. Việc siêu độ cho vong linh tức là độ thoát khỏi cõi khổ, siêu thăng đến cõi vui, hoàn toàn dựa vào sự chuyển hóa của tự thân hương linh trên nền tảng khai thị, hướng dẫn của chư Tăng và sự thành tâm hộ niệm của gia đình, quyến thuộc và bằng hữu chứ không phải hoàn toàn chỉ do sự tác dụng tụng kinh của Tăng Ni. Đó là sự thăng hoa tâm thức được cảm ứng do sự phối hợp nghiệp thiện của người tổ chức siêu độ và sự tu trì của người tụng kinh.

Từ đó, cần phải thấy rằng, chủ thể của công việc cầu siêu không phải chỉ là Tăng Ni mà bao gồm gia thuộc và thân hữu của người chết. Trong đó, gia quyến có vai trò cực kỳ quan trọng. Thân nhân người chết – theo quan điểm của Kinh Địa Tạng – nếu biết đem các đồ vật ưa thích của người sắp chết, cúng dường Tam Bảo, bố thí kẻ nghèo, và làm cho người sắp chết hiểu rõ, đó là làm công đức thế cho đương sự, thì sẽ có tác dụng rất lớn đối với vong linh người chết. Bởi, do sự cảm ứng của một niệm thiện, tâm người lúc lâm chung được an ủi, nhờ vậy mà nghiệp thức của người chết hướng tới cõi lành. Đây không phải là mê tín, mà là hiệu ứng chuyển sinh của Cận tử nghiệp tích cực. Mặt khác, khi người thân đã chết mà con cháu, gia thuộc có lòng thành kính thiết tha, tổ chức trai tăng, bố thí, làm điều phước thiện lớn, tỏ lòng hiếu thảo khẩn thiết cũng có thể tạo ra hiệu ứng tốt cho việc chuyển hóa tâm thức, giúp hương linh tỉnh thức và thành tựu vãng sinh.

Tăng Ni tụng kinh là pháp tu hàng ngày của họ trong chốn thiền môn, là một phương pháp tu hành; mục đích của tụng kinh không phải chỉ để siêu độ người chết. Phật giáo sở dĩ có nghi thức tụng kinh để siêu độ người chết, vì người chết cần có những lời khai thị để tỉnh thức ở trong kinh Phật. Do đó, các thành viên trong gia đình và bằng hữu có thể tụng kinh để siêu độ cho người thân của mình. Chỉ trong trường hợp mình không biết tụng kinh hay là người tụng kinh quá ít, mới thỉnh Tăng Ni tụng kinh trợ duyên, hướng dẫn. Thực ra, chức năng của Tăng Ni là duy trì đạo Phật ở thế gian, lấy Phật pháp để hóa độ chúng sinh, chứ không phải chuyên làm việc siêu độ cho người chết. Công đức của tụng kinh là nhờ ở lòng tin và tu hành theo Phật pháp. Cho nên không phải chỉ có Tăng Ni mới tụng kinh, lại càng không phải chỉ khi có người chết mới tụng kinh.

Hơn nữa, thời hạn siêu độ tốt nhất là trong vòng 49 ngày. Bởi vì, theo Phật giáo, chỉ trừ những trường hợp như người có phúc nghiệp lớn, chết thì tái sinh ngay ở sáu cõi trời Dục giới, hay là những người tu định có kết quả, khi chết thì tái sinh ở các cõi trời Thiền định, hay là người có ác nghiệp nặng, chết thì đọa địa ngục lập tức; còn đối với người bình thường mà nói, chết xong còn trải qua thời gian từ 1 đến 49 ngày chờ đợi cho nghiệp duyên chín muồi mới quyết định tái sinh. Nếu trong thời gian này mà con cái, thân nhân biết lấy công đức cúng dường Tam bảo, làm mọi điều phước thiện để hồi hướng cầu siêu độ thì người chết, nhờ công đức thiện nghiệp ấy cảm ứng hỗ trợ mà được sinh lên cõi lành (Trời, Người) và được siêu độ. Nếu để qua 49 ngày mới tổ chức cầu siêu thì chỉ có thể tăng thêm phúc đức cho người chết, chứ không thể ảnh hưởng gì đến xu hướng tái sinh của họ nữa.

Tóm lại, việc cầu siêu cho người quá vãng là một việc làm có nhiều ý nghĩa tích cực và phương thức thực hiện cũng đa dạng, không giống nhau. Không nhất thiết chỉ có một việc là mời Tăng Ni tụng kinh là đủ mà cần phải vận dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc siêu độ như gia quyến phải tụng kinh, cầu nguyện và làm các việc phước thiện để hồi hướng cho người thân của mình, cầu mong cho họ được thoát khổ ách nếu có và sẽ thêm vui nếu như họ đã đạt đến cảnh yên vui.

Nguồn: Huyền Ngu - Quảng Tánh, Phật pháp bách vấn, Nxb. Tôn giáo, 2006, tr. 102-105.

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 23 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
711( 66 %)
Số người tham gia bình chọn: 1071
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 27/12/2024 08:42

Thông báo

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN

Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 880

Hôm qua: 2067

Tháng này: 51663

Tháng trước: 36177

Tất cả: 5452312


Đang online: 8
IP: 3.145.84.128
Mozilla 0.0