Tích đức theo cách đơn giản nhất?

Ngày đăng: Thứ 6 , 07/05/2021 10:33 .
Tôi nhận thức được rằng, con người sống trên đời cần phải tích đức. Vậy xin hỏi quý Báo, theo Phật giáo, cách nào đơn giản nhất để tích đức? 
Tích đức theo cách đơn giản nhất? ảnh 1

Trả lời: Bạn Tuyết Nhi thân mến!

Tích đức là tích lũy công đức, vun bồi phước báo để trang nghiêm tự thân, giúp cho đời sống trong hiện tại và tương lai luôn được an lạc. Những ai từng kinh qua những biến động, thăng trầm trong cuộc sống đều biết rõ “có tài mà cậy chi tài”. Bởi tài năng chỉ là điều kiện cần, phước đức mới là điều kiện đủ để phát triển ổn định, thành công lâu dài trong cuộc sống. Cho nên những ai ỷ tài, cậy thế mà sống vô nhân, thất đức thì sớm muộn gì cơ nghiệp cũng sụp đổ do hết phước.

Theo Phật giáo, vun bồi phước đức là một trong những pháp tu quan trọng, được thực hiện liên tục trong đời sống hàng ngày. Tùy vào khả năng, điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi người mà thực hiện việc tích đức trồng phước khác nhau.

Trước hết, phát tâm quy y Tam bảo tạo ra phước đức vô cùng to lớn. Đây là bước ngoặt quan trọng trong đời sống của một người. Ngày trước chưa quy y, chúng ta sống theo thói quen với những tri thức, tập tục, quan niệm và định kiến riêng. Khi đã quy y Tam bảo, người Phật tử đã có một định hướng sống thiện lành, tránh được việc sai trái và xấu ác, nhờ vậy phước đức tăng trưởng.

Song hành với quy y, người Phật tử phát tâm tuân giữ năm nhân cách đạo đức (không sát sinh, không trộm cướp, không tà hạnh, không nói dối, không say nghiện) để tự hoàn thiện chính mình là đại phước. Chỉ cần gìn giữ một phần hay toàn phần năm nhân cách đạo đức ấy thì không chỉ cá nhân, gia đình mà cả xã hội đều được an lành. Người giữ gìn năm giới quý báu chắc chắn là một công dân tốt, một Phật tử chuẩn mực. Người không giữ giới hay bị khuyết giới nhiều quá thì phước đức suy giảm, lâu dần sẽ hết phước.

Kế đến, để tích phước, mỗi người cần phát tâm sống thiện lành để bòn phước, tích đức hàng ngày. Sống thiện lành bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống như: tập cho đi, thường giúp người, hành hỷ xả và tha thứ, thấy rõ nhân quả của những hành vi thiện ác, phát tâm tu tập.

Cho đi là tâm hạnh sẻ chia trong điều kiện và khả năng của mình. Dễ nhất là nhường cơm sẻ áo, cho đi một phần tài sản (tài thí). Cũng có thể chia sẻ kiến thức khiến người thấy rõ đúng sai, biết hướng thiện và sống có đạo lý (pháp thí). Dành thời gian để an ủi khi người gặp nạn, trấn an vỗ về khi người sợ hãi, lắng nghe để thấu hiểu giúp người nhẹ lòng, vơi bớt khổ đau (vô úy thí).

 

Sẵn sàng giúp người trong khả năng của mình cũng là cách tích phước hiệu quả. Chúng ta thường hay bỏ qua nhiều cơ hội giúp người trong tầm tay vì nghĩ các việc ấy nhỏ nhặt, hoặc không liên quan, không phải là việc của mình, chính điều này khiến ta lãng phí cơ hội vun bồi phước đức. Đơn cử như giúp đỡ cho người già, phụ nữ mang thai, trẻ em; giúp đỡ người tàn tật hay bị hoạn nạn v.v...

Hỷ xả và tha thứ cho lầm lỗi của người cũng giúp mình tích đức. Bởi ta cũng thường lầm lỗi nên ai có lỗi với mình thì hãy tha thứ và hỷ xả. Chuyện gì đã qua thì hãy cho qua để tâm thanh thản, luôn hướng đến những điều tốt lành của người để thêm tin yêu vào cuộc sống.

Thấy rõ nhân quả của những hành vi thiện ác để sống thiện lành là nền tảng của sự tích đức. Người thấy rõ và tin hiểu nhân quả nên việc xấu ác sẽ không làm, việc thiện lành thì cố gắng làm, nhờ đó phước đức tự thân ngày càng tăng trưởng.

Điều quan trọng để tích đức chính là tu tập, sửa đổi thân tâm của chính mình. Chuyển ba nghiệp thân (giết hại, trộm cướp, tà hạnh), khẩu (nói dối, nói thô ác, nói chia rẽ, nói xu nịnh), ý (tham lam, sân hận, si mê) từ xấu ác sang hiền thiện chính là cách tích phước, bồi đức mạnh mẽ và hiệu quả nhất.

Tóm lại, phước đức sẽ nâng đỡ cho đời sống con người được bình an, tốt lành. Phước đức không tự có nên phải thường xuyên vun bồi. Nhiều người không biết điều này nên vô tư hưởng phước cũ mà không tạo ra phước mới, đến khi hết phước cơ nghiệp và thọ mạng đều sụp đổ. Vì thế hãy sống thiện, làm lành theo lời Phật dạy thì phước đức sẽ sung mãn, phước càng nhiều thì sẽ khắc chế và chuyển hóa được tai họa, khiến cho đời sống trở nên có ý nghĩa, hạnh phúc và an vui hơn.

Chúc bạn tinh tấn!


Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 23 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
711( 66 %)
Số người tham gia bình chọn: 1071
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 27/12/2024 08:42

Tin liên quan

Thông báo

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN

Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 1394

Hôm qua: 2067

Tháng này: 52177

Tháng trước: 36177

Tất cả: 5452826


Đang online: 29
IP: 3.138.67.56
Mozilla 0.0