LỐI RA TÙY THUỘC ĐƯỜNG VÀO NỘI TÂM - Bài viết của Phật tử Thúy Vân - Diệu Tường

Ngày đăng: Chu Nhat , 18/07/2021 20:06 .
Theo Phật giáo, con người là chủ nhân của chính mình, mọi hạnh phúc hay khổ đau đều tùy thuộc vào nghiệp hay cách sống do chính chúng ta tạo nên.

Đứng về phương diện tuyệt đối, hay chơn như môn, thì tâm chúng sinh hay tâm Phật cũng vẫn là một, không có rộng hẹp, cao thấp, ngăn cách.

Nhưng đứng về phương diện tương đối, hay sinh diệt môn, thì tâm có muôn hình vạn trạng tùy theo chủng tánh của chúng sinh mà có cao thấp, rộng hẹp, không đồng.

Trong mảnh đất tâm của chúng ta có đủ các loại hạt giống: Hạt giống khổ đau, buồn tủi, ganh tỵ, ghen ghét, đố kỵ, giận hờn, hận thù, bạo động, phản bội, thờ ơ… Nhưng cũng có những hạt giống an vui, hạnh phúc, hiểu biết, thương yêu, tha thứ, bao dung, độ lượng, tình nghĩa, thủy chung…Nếu ta tưới lên hạt giống nào thì hạt giống ấy sẽ lớn lên và biểu hiện qua lời nói hay hành động việc làm của mỗi chúng ta.

Hễ tâm ta càng ít ô nhiễm, càng ít bị xáo động thì cái biết của ta đi dần tới cái đúng và ta có thể thường trú ở trong cái đúng đó. Mỗi ngày qua đi là mỗi ngày đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng, và từ ánh sáng này ta bước tới ánh sáng khác.

Hễ tâm ta bị ô nhiễm và xáo động thì cái biết của ta ngày càng đi đến tới cái sai lầm và ta có thể cộng trú thường trực với cái sự sai lầm ấy, như vậy mỗi ngày qua đi là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm, và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.

Hễ tâm ta nghĩ đến tham, sân ,si, mạn… thì tâm ta sẽ trở thành nhỏ hẹp và bị quay cuồng trong lục đạo phàm phu. Còn nếu ta làm theo lối Tứ Diệu Đế, Lục Độ Ba La Mật, tu theo Giới Định Tuệ và Văn Tư Tu, thực hành Tứ vô lượng tâm thì tâm ta sẽ trở thành rộng lớn và được giải thoát lên đại nhân, tứ thánh:
“Tâm ba điểm như sao sáng, nét ngang tựa trăng tà.
Đọa sa hay thành Phật, cũng tâm ấy mà ra.”

Cho nên, Tôn Cảnh Lục có chép: “Tâm tạo Chư Phật, tâm tạo chúng sinh, tâm tạo thiên đường, tâm tạo địa ngục. Tâm vọng động thì ngàn sự sai biệt tranh khởi. Tâm bình thì thế giới thản nhiên, tâm phàm thì ba món độc trói buộc, tâm thánh thì sáu món thần thông tự tại, tâm không thì nhứt đạo thanh tịnh, tâm hữu thì vạn cảnh tung hoành”.

Vậy một hành vi (của thân, lời hay ý) với tâm bất thiện như tham, sân si, hận thù, chấp thủ, ganh tỵ, ghen ghét, đố kỵ,… là những nguyên nhân chính đưa đến khổ đau cho con người. Để đối trị với những ác bất thiện tâm này, Đức Phật đã dậy bốn món cao thượng để giúp con người đoạn trừ các nhân tố gây nên khổ đau, đồng thời từng bước hoàn thiện nhân cách để đạt đến những quả vị giải thoát ngay trong hiện tại cũng như tương lai.
Bốn pháp cao thượng này có khả năng tạo nên một nếp sống hiền thiện, là những yếu tố làm cho phàm phu trở thành bậc thánh, đó là Tứ vô lượng tâm: Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Tâm là động lực chính để làm cho ta sướng hay khổ, vui hay buồn, trầm luân hay giải thoát. Tâm vô lượng là tâm vô cùng rộng lớn, thoát ra khỏi sự ràng buộc của các thứ phiền não, đê hèn của phàm phu, phá vỡ các quan niệm chấp trước hẹp hòi của Nhị thừa, là tâm có một vùng thương yêu rộng lớn có thể bao trùm đến vô lượng chúng sinh, tâm bình đẳng không phân cao thấp, hơn kém, sang hèn, giai cấp, địa vị, tôn giáo, chủng tốc, già trẻ. Năng lực của tâm từ tâm bi rộng lớn, quảng đại vô lượng vô biên bao trùm khắp mọi nơi, mọi chốn. Nó bao trùm cả nhân lẫn quả, cả thời gian lẫn không gian, cả phàm và thánh. Tâm bi làm lắng dịu sầu bi khổ ưu não của người khác, là chất liệu giúp ta cảm thông với những nỗi thống khổ đau của đồng loại trong cả hiện tại và tương lai. Tâm bi là yếu tố tạo nên đức tính vị tha, làm căn bản cho việc phụng sự chúng sinh, luôn sống vì mọi người không chỉ vì mình, luôn tranh thủ mọi thời cơ để giúp cuộc đời mà không bao giờ mong muốn được đền đáp. Lòng từ như ánh sáng mặt trời bao trùm khắp cả vạn vật, là lòng mong mỏi chân thành của mình cho sự an lạc hạnh phúc của chúng sinh. Tình yêu thương không chỉ đối với người thuận duyên với ta mà còn bao gồm cả với những người nghịch duyên với ta, chống phá ta. Lòng vị tha, bao dung độ lượng, tình thương yêu của ta sẽ dần dần cảm hóa được họ, giúp họ bỏ ác làm lành, quay về với chính đạo.

Nếu từ là mang đến niềm vui cho người khác thì bi là mong mỏi chúng sinh hết khổ. Hỷ là hân hoan mừng rỡ, hoan hỷ trước sự thành đạt, may mắn và hạnh phúc của tha nhân. Khi hỷ xuất hiện thì tâm ghen ghét, ganh tỵ, đố kỵ chán ghét, hận thù, bạo động … sẽ bị tiêu tan. Khi ta thành tựu tâm xả thì ta sẽ được an nhiên tự tại trước những chướng duyên nghịch cảnh, thăng trầm, vinh nhục, được mất, hơn thua, khen chê của cuộc đời:

 
“Như tảng đá kiên cố, không gió nào dao động.
Cũng vậy giữa khen chê, người trí không dao động”.
Lúc đó, ta thực sự thấy rõ (chánh kiến) và hiểu rõ (chánh tư duy) được bản chất không thật của tất cả sự việc đang xảy ra trong cuộc đời. Tâm xả giúp chúng ta điềm nhiên, tỉnh táo, bình thản trước cơn sóng gió vô thường của cuộc sống.

Do vậy, tụ tập tâm từ ta ngăn chặn, chuyển hóa được lòng sân hận, nóng nảy. Tu tập tâm bi thì ta sẽ làm lắng dịu được lòng thù hận, độc ác, tàn bạo, bạo động … Tu tập tâm hỷ thì ta sẽ loại trừ được tâm ganh ghét, ghen ghét, đố kỵ, hẹp hòi, ưu não khổ… Tu tập tâm xả thì ta sẽ loại trừ được lòng thiên vị, chấp thủ, luyến ái. Khi Từ Bi Hỷ Xả đã trở thành vô lượng thì phiền não sẽ không còn và hành giả đã đạt đến quả vị Bồ Tát.

Từ Bi Hỷ Xả là những đức hạnh tốt lành và cao đẹp để xây dựng một con người hoàn thiện, một gia đình hạnh phúc, một xã hội tốt đẹp, một thế giới hòa bình an lạc và hạnh phúc.

Ai mong muốn tiến tu trên con đường chính đạo và cuối cùng là giải thoát giác ngộ thì không thể không tu tập giáo pháp Tứ vô lượng tâm này.
Trong cuộc sống của chúng ta có lúc thăng lúc trầm, lúc thuận lúc nghịch. Vậy muốn có được một cuộc sống an lạc hạnh phúc thì ta phải làm chủ được tâm ta giữa 2 dòng thuận nghịch. Ta cần phải nhìn sâu để biết rằng chân lý của cuộc sống là bao gồm cả hai lẽ thuận và nghịch. Thuận và nghịch là 2 mặt tương sinh trong đời sống của mỗi con người chúng ta.

Ta cần thường trực quán chiếu như vậy để bất cứ lúc nào và ở nơi đâu ta cũng luôn làm chủ được tâm ta, để ta có thể chế tác ra hạnh phúc và an lạc cho ta và cho mọi người, giúp cho ta đi tới một đời sống tự do và thong dong giữa đôi dòng thuận nghịch.

Một người biết sống yêu thương và tử tế với chính mình, người ấy không chỉ biết khắc phục hậu quả khổ đau mà còn phải biết cách lấy những hạt giống khổ đau ra khỏi tâm thức của chính họ, khiến cho mọi nhân duyên, nhân quả khổ đau không còn có điều kiện để sinh khởi ở trong đời sống của họ nữa. Một người thông minh, giàu lòng nhân ái, người ấy không phải chỉ biết giúp người khác thoát ra khỏi những hạt giống khổ đau, mà còn biết cách giúp cho người khác thoát ra khỏi những hạt giống khổ đau ở nơi tâm thức của chính họ.

Khổ đau hay hạnh phúc đến với chúng ta là từ nội tâm nhận thức của mỗi chúng ta. Vậy mỗi khi ta đối diện với khổ đau hay hạnh phúc là ta có cơ hội để tiếp xúc với những hạt giống thiện ác ở nơi tâm ta. Khi ta tiếp xúc với những hạt giống bất thiện ở nơi tâm ta thì không phải để ta đối phó, mà là để ta nhận diện, ôm ấp và chuyển hóa chúng đi về theo hướng thiện lành. Khi ta tiếp xúc với những hạt giống thiện nơi tâm ta thì không phải để ta tự mãn, mà là để ta tiếp tục nuôi dưỡng và thăng hoa chúng đến chỗ thuần thiện.

Ta nuôi dưỡng đời sống bằng tâm yên lắng, tâm chân thực, bằng sự hiểu biết trong sáng, bằng những hành động và lời nói đúng đắn. Ta làm đúng thì nhân quả đúng sẽ đến với ta như những gì ta đã làm. Còn nếu ta làm những điều bất thiện thì nhân quả không tốt sẽ đến với ta như những gì ta đã làm.

Chúng ta cần bỏ ác làm lành, bỏ lại phía sau tất cả những chuyện thị phi tranh giành hơn thua của cuộc đời, tính tấn tu học để được an trụ vững bền trong chính pháp, áp dụng những lời dạy của Đức Phật vào mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh trong cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta.

Dù thuận duyên hay nghịch cảnh thì chúng ta vẫn luôn kiên định lòng tin nơi chính pháp, con đường lành mà chúng ta đang đi. Chúng ta cần sống trong chánh niệm tỉnh thức, sống thiểu dục tri túc, tin sâu nhân quả, tu tâm dưỡng tánh; tu là chuyển nghiệp, loại bỏ gột rửa tất cả những thứ xấu xa dơ bẩn đen tối ở trong mỗi con người chúng ta để cho 3 nghiệp thân khẩu ý ngày càng trong sạch, tham sân si man nghị tà kiến ngày càng ít đi, hành trì giữ giới, sống vô ngã vị tha, có tinh thần tương thân tương ái, hành nhiều việc thiện, việc xấu ác dù nhỏ nhất chúng ta cũng cố gắng không làm, việc thiện dù nhỏ nhất chúng ta cũng cố gắng để làm, chia sẻ giúp đỡ cả về vật chất và tinh thần, bố thí cúng dường, hộ trì chính pháp, biết cảm thông trước nỗi khổ đau của người khác, thương yêu tất cả mọi người và chúng sinh muôn loài.

Kinh Hoa Nghiêm có ghi: “Quên mất bồ đề tâm thì làm việc tốt lành nào cũng đều là hành động của ma.” Nếu chúng ta vì bản thân chúng ta mà nghĩ đến điều thiện, miệng nói điều thiện, nỗ lực làm việc thiện thì thiện ấy chưa phải là thiện của thiện. Nên an lạc đến với chúng ta rất ít mà khổ đau và thất vọng đến với chúng ta còn rất nhiều.

Vậy nên, muốn đi trên con đường giải thoát giác ngộ thì khi hành bất cứ một việc thiện nào ta cũng phải dựa trên bồ đề tâm và lòng từ bi, tình thương yêu tất cả mọi người và chúng sinh muôn loài mà hành việc thiện. Ta làm với một tinh thần bát nhã, tinh thần ba la mật, không chấp và không bị vướng vào việc mà mình làm, thì thiện độ mới thật là thiện.

Trong kinh Pháp Hoa Đức Phật có dạy: “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành.”. Trong con người chúng ta ai cũng có mầm Phật tính, hay còn gọi là tri kiến Phật, bản tâm thanh tịnh nó nằm ẩn sâu trong mỗi con người, nhưng vì do vô minh, phiền não khổ đau, tham sân si mạn nghi tà kiến nó che lấp nên chưa được hiển lộ. Ví như hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết sống trong bùn nhờ nước đục, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, một ngày nào đó nó sẽ nhô lên khỏi mặt nước, nở hoa, nhụy vàng toả ngát hương thơm.

Chúng ta, tuy mỗi người tu một pháp môn khác nhau như trăm sông lớn nhỏ đều đổ về một biển lớn, đều có chung một vị mặn đó là vị giải thoát.
Những lời vàng ngọc mà Đức Phật để lại trong những giờ phút cuối cùng trước khi nhập Niết Bàn là:

“Này! Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy giáo pháp của Ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của Ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người.”

“Này! Các người đừng vì dục vọng mà quên mất lời Ta dặn. Mọi vật ở trên đời không có gì là quý giá. Thân thể rồi sẽ tan ra. Chỉ có đạo của Ta là quý báu. Chỉ có Chân lý của đạo Ta là bất di, bất dịch. Hãy tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của Ta!”

Vậy điều kiện cốt yếu để giải thoát chính là sự tinh tấn, chúng ta đừng bao giờ quên điều kiện ấy trong sự tu hành.

Kính chúc các quý vị Phật tử tinh tấn tu học!

Nam Mô Thường Tinh Tiến Bồ Tát Ma Ha Tát!
 
Phật tử: Dương Thị Thúy Vân - Pháp danh: Diệu Tường
                                        
 
 
Phật Tử Dương Thị Thúy Vân - Pháp danh: Diệu Tường

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 23 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
711( 66 %)
Số người tham gia bình chọn: 1071
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 27/12/2024 08:42

Tin liên quan

Thông báo

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN

Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 2750

Hôm qua: 3592

Tháng này: 39765

Tháng trước: 62889

Tất cả: 5503303


Đang online: 25
IP: 3.131.37.82
Mozilla 0.0