Cần có triết lý xây dựng tự viện trên nền tảng giáo lý nhà Phật

Ngày đăng: Thứ 6 , 24/11/2023 22:26 .


1. Dẫn nhập

Những truyền thống văn hóa của Phật Giáo có tính đặc trưng riêng biệt, có giá trị to lớn, là cơ sở tinh thần cho đường lối mở cửa, hội nhập với thế giới, cho phương châm sống hòa hợp với thiên nhiên, tôn trọng lẽ tự nhiên và gìn giữ môi trường, tôn trọng nhân tố con người, tôn trọng trí tuệ tri thức và tinh thần sáng tạo có tác dụng giáo dục lâu dài, sâu sắc với con người Việt Nam trong xã hội ngày nay.
Đặc biệt các cơ sở chùa viện ở hầu như tất cả các làng xã mang đậm nét kiến trúc Phật giáo dân tộc, mang nét riêng đặc thù của từng vùng miền, của từng môn phong. Những kiến trúc xây dựng, chạm trổ, điêu khắc, những pho tượng quý, những pháp khí thờ tự thực sự đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Có thể nói trong suốt chiều dài lịch sử Phật Giáo và văn hóa Phật Giáo đã đồng hành cùng dân tộc, là một phần tất yếu quan trọng của văn hóa dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, nuôi dưỡng tâm hồn và sức sống Việt Nam. Xây dựng lối ứng xử văn hóa trong quan hệ với đồng loại và với thế giới tự nhiên cho các thế hệ tạo nên vẻ đẹp và bản sắc dân tộc.
Do vậy, xây dựng và bảo tồn phát triển các tự viện cũng chính là một phần quan trọng trong việc bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại mới.
Nhìn nhận mới trong kiến trúc xây dựng tự viện rất cần thiết cho các nhà lãnh đạo quản lý chính sách đến nội thân các vị trụ trì, các cơ sở tự viện Phật Giáo để thực sự phát huy vai trò và lợi ích thiết thực của đạo Phật trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, cũng là nội dung quan trọng trong việc xây dựng chùa viện Phật giáo đáp ứng được nhu cầu tu tập tâm linh tô bồi văn hóa, đạo đức của người Việt Nam trong thời đại mới.
2. Phải có cái nhìn chuẩn xác và thực tế cho chính sách quản lý xây dựng cơ sở tự viện Phật giáo
Một thực tế đáng tiếc là trong thời kỳ kháng chiến và xây dựng Xã hội chủ nghĩa trước đây ngoài yếu tố thiên tai, chiến tranh tàn phá ra, để phục vụ cho kháng chiến nên đã có những chính sách dỡ bỏ tất cả các cơ sở tôn giáo để phục vụ cho nhu cầu kháng chiến làm chính yếu, thêm vào đó những nhận định nền tảng trong đường lối xây dựng xã hội mới, xã hội chủ nghĩa đã xem tôn giáo là Á phiện, làm mầm độc của xã hội, từ đó đã nảy sinh những ý tưởng ấu trĩ xem chùa chiền là nơi truyền bá mê tín dị đoan, là tàn dư của chế độ phong kiến, do vậy kiến trúc và văn hóa Phật Giáo cũng là đối tượng phải hoài nghi, phải dẹp phá để chuẩn bị mặt bằng trống trải không độc hại làm nền tảng cho việc xây dựng xã hội mới, văn hóa mới.



Từ thực tế đó gần như toàn bộ các ngôi chùa viện và văn hóa Phật Giáo trên đất nước đã bị xâm hại, phá bỏ đánh mất đi vị trí quan trọng vốn có của chùa viện Phật giáo trong đời sống xã hội và trong tâm linh của phần lớn người Việt Nam.
Hầu như tất cả các tượng Phật, pháp khí thờ tự, kinh sách, văn bia trong các chùa viện đều bị hủy hoại, sinh hoạt văn hóa, chương trình tu học Phật Giáo đều bị bãi bỏ, nhiều truyền thống quý của dân tộc đã gắn liền với Đạo Phật từ bao nghìn năm đều bị lãng quên. Đó chính là sự đánh mất những di sản tinh thần và vật chất vô cùng to lớn mà tổ tiên ông cha ta đã nghìn năm vun đắp, giữ gìn và truyền bá lại. Sự cố ý hủy hoại Phật Giáo và văn hóa Phật giáo có hệ thống bằng đường lối chính sách được xây dựng từ tầm nhìn và sự nhận định chưa đúng về Tôn giáo trước đây là một sự đáng tiếc vô cùng to lớn mà cho đến nay từ nội thân Phật giáo cho đến các vị lãnh đạo về đường lối chính sách đều cố tình tránh né và không muốn nhìn thẳng vào sự thật đau lòng đó đã tạo nên những khoảng trống tinh thần không nhỏ, cùng với sự tin tưởng vào chân lý vật chất quyết định tất cả, khoa học là tuyệt đối… đã là điều kiện cho lối sống thực dụng, tôn thờ vật chất, khiến cho đạo đức văn hóa truyền thống bị mai một, đã làm nảy sinh rất nhiều hệ lụy cho xã hội hiện đại và di họa để lại cho thế hệ mai sau.
Sau đổi mới chính sách về tôn giáo đã có sự thay đổi, các chùa được xây dựng lại theo nhu cầu tín ngưỡng ở các địa phương, trong thời gian này, do nội lực còn yếu của Phật giáo tại một số vùng miền nên quá trình phục dựng lại các chùa viện đã thiếu vắng sự đóng góp thực tế và chính xác từ nội thân của Phật giáo nên đã được xác lập trên những nền tảng chưa được xác thực với nhu cầu thực tế của Phật giáo là chủ thể vận hành, quản lý và sử dụng các cở sở chùa viện mà chỉ nhằm đến mục đích sửa sai cho những chính sách đã đề ra như:
a. Sự cho phép chỉ được khôi phục các di chỉ, phế tích đã bị đập bỏ mất đi ngày trước không được xây mới, nhưng lại được gắn cho tên gọi và hồ sơ là di tích trên thực trạng là các phế tích, tàn tích và di chỉ mà thôi.
b. Việc xây dựng là do một hay một nhóm người của quần chúng nhân dân, hay cán bộ địa phương, hội người cao tuổi… đứng ra xây dựng trên nền tảng thiếu kiến thức về Phật giáo, giáo lý, văn hóa Phật giáo nên đã có những pha tạp giữa tín ngưỡng dân gian vào các cơ sở chùa viện làm cho hiện tượng mê tín dị đoan truyền bá trong đời sống quần chúng nhân dân từ những cơ sở chùa viện đã được phục dựng trở lại.
c. Chính quyền địa phương không vận hành cơ sở chùa viện nhưng lại là chủ thể đứng ra làm thủ tục xin công nhận di tích trên nền tảng phế tích, tàn tích, di chỉ từ đó đã tạo nên một gánh nặng, một hòn đá tảng cho chư Tăng Ni khi về tiếp nhận trụ trì, kiến thiết, vận hành và truyền bá chánh pháp nhà Phật tại các cơ sở chùa viện này.
d. Các cơ sở được xây dựng pha tạp trên nền tảng không xuất phát từ sự am hiểu sâu sắc kiến thức Phật học, văn hóa Phật giáo và nhu cầu sử dụng thực tế trong tu học và truyền giảng chánh tín Phật giáo đã vô tình tạo thành những khó khăn hữu hình, vô hình trong trách vụ trụ trì của chư Tăng Ni và tạo nên những ngộ nhận về Phật giáo chánh tín và những hệ quả đáng tiếc về giá trị chắc thật lợi ích của cơ sở tự viện Phật giáo trong lòng xã hội hiện đại.
3. Phương thức và triết lý xây dựng tự viện trong nền tảng giáo lý nhà Phật
Nhân sinh quan của Đạo Phật là nền tảng phúc báo và chuyển hóa nghiệp báo của tự mỗi con người trong đời sống thực tại, với tinh thần nỗ lực tinh tấn không ngừng sống tốt trong mỗi giờ khắc thực tại. Do vậy Tăng Ni trụ trì xây dựng cơ sở tự viện cũng phải xuất phát từ nền tảng triết lý căn bản ấy.
a. Xây dựng chùa là kiến tạo cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu tu học kiến lập nền tảng phước báu vững chắc cho cuộc sống hiện tại và chuyển hóa nghiệp báo đã được tạo ra từ nhiều đời trong dòng chảy sinh tử bất tận, không đơn thuần xây dựng chùa viện cho nhu cầu phục vụ tín ngưỡng, tham quan du lịch, lễ bái cầu xin… là mầm mống của mê tín và lối sống vụ lợi tác hại cho xã hội. Do vậy xây dựng kiến thiết chùa viện phải dựa trên nhu cầu tu học của quần chúng tín đồ Phật tử làm động cơ và mục đích kiến thiết tự viện.
b. Quá trình xây dựng là quá trình giúp cho người dân, Phật tử địa phương và thập phương thiện tín chuyển hóa tâm thức và nghiệp báo của mình, nên quá trình xây dựng phải tiến triển theo tâm thức được khai mở để phát tâm kiến tạo của quần chúng Phật tử tại địa phương và thập phương. Quá trình xây dựng đó cũng là quá trình chuyển hóa nghiệp báo và tăng trưởng phúc báo của quần chúng Phật tử để sau khi xây dựng xong thì nền tảng phúc báo ở địa phương và một vùng được lật chuyển sang một cung bậc mới.
c. Không nên chỉ dùng cách thức đầu tư dự án làm phương thức duy nhất trong thủ tục xây dựng chùa viện. Nên dùng thêm hinh thức chỉ xin thủ tục xây dựng đơn thuần theo giai đoạn tăng trưởng của nhu cầu tu học của quần chúng để tránh được tình trạng phiền não cho đời sống tu tập của chư Tăng Ni trụ trì vì phải chạy theo tiến độ dự án đầu tư nếu không sẽ bị thu hồi dự án, chùa viện xây dựng lớn nhưng nhu cầu tu học không cao, phát huy không hết được hiệu suất sử dụng của cơ sở vật chất cũng là hình thức lãng phí trong đầu tư kiến thiết công trình xã hội.
4. Cần có những tầm nhìn và quan điểm mới trong xây dựng kiến thiết cơ sở tự viện Phật giáo
Nguồn tài chính xây dựng chùa viện trong Phật giáo dù từ đâu thì bản chất của nó cũng là nguồn tài nguyên tài chính của xã hội, từ nguồn lực xã hội thông qua sự phát tâm của cá nhân và đoàn thể đóng góp cho công trình xây dựng. Do vậy quan điểm hiệu suất sử dụng và làm thế nào phát huy tối đa hiệu suất sử dụng của cơ sở vật chất là điều rất cần thiết đối với việc xây dựng kiến thiết chùa viện Phật giáo trong đời sống hiện tại. Nếu không phát huy được điều này thì đã không làm được việc biến một đồng cống hiến của xã hội thành hai đồng, ba đồng để sử dụng thì chính là hình thức lãng phí đồng tiền của xã hội của quần chúng tín đồ Phật tử.
Quy hoạch kiến thiết chùa viện Phật giáo phải đưa được ý tưởng nhà chùa chính là ngôi trường học cộng đồng của xã hội phục vụ cho công cuộc kiến tạo, tô bồi bản sắc văn hóa, đạo đức truyền thống quý giá của dân tộc. Từ đó xây dựng các cơ sở như thư viện, trung tâm văn hóa, trường học cộng đồng, cơ sở sinh hoạt cộng đồng để phát huy tối đa hiệu suất sử dụng trong các cơ sở chùa viện Phật giáo.
Kiến thiết, quy hoạch xây dựng khung cảnh chùa viện hướng đến kiến tạo công viên xanh cộng đồng, thân thiện môi trường, xây dựng xanh tránh tình trạng phá núi, vỡ đồi để xây dựng tự viện, lạm dụng xa hoa việc sử dụng nguyên liệu gỗ trong xây dựng có như vậy chùa cảnh mới phát huy được vai trò là ngôi trường giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống, duy trì trái đất xanh và tinh thần từ bi yên vui khắp muôn loài của đạo Phật. Làm được điều này lợi ích sẽ gấp trăm lần việc phá hoại tàn hủy môi trường xong mới cổ động trồng cây gây rừng. Tinh thần và triết lý sống của đạo Phật là tránh từ nguyên nhân mà không phải là khắc phục hậu quả. Trí tuệ của Phật giáo là “kẻ trí sợ nhân, người ngu sợ quả”.



5. Thay đổi cản bản từ tư duy hiểu biết của người làm công tác quản lý văn hóa, quản lý di tích và quản lý di tích văn hóa Phật giáo
Cần giúp cho những người quản lý về xây dựng, về bảo tồn di tích, bảo tồn di tích tôn giáo và quản lý văn hóa hiểu được rõ thì mới không tạo nên những tảng đá ngăn đường cản lối, không tạo nên những dây thừng nút thắt trói buộc, để dẫn đến tình trạng ‘xé lưới phá rào’, ‘chạy chọt đút lót’ làm sai đi nguyên lí pháp trị căn bản và nền tảng đạo đức văn hóa truyền thống dân tộc và đạo Phật.
Kinh nghiệm bản thân đã từng tham gia giảng dạy về văn hóa, thuần phong, tư duy người Việt và xã hội Việt Nam cho các cán bộ nhân viên quản lý trong các nhà tù ở Đài Loan, nơi có giam giữ những tù nhân vi phạm quy định cư trú và lao động bất hợp pháp là người Việt Nam. Bộ nội vụ Đài Loan đã chú trọng việc xây dựng nền tảng căn bản cho các cán bộ quản lý ứng xử vận hành pháp luật trại giam một cách nhân đạo, hợp tình hợp lý với phạm nhân người Việt khi họ có được những kiến thức cơ bản về văn hóa và nếp sống, suy nghĩ ứng xử của người Việt Nam.
Điều này cho chúng ta thấy việc bồi dưỡng cho người làm công tác quản lý về văn hóa bảo tồn di tích hiểu rõ về căn bản giáo lý Phật giáo, về thực trạng và chủ trương khôi phục phế tích, di chỉ chùa viện Phật giáo chứ không phải là bảo tồn di tích, vì không còn di tích thì không phải là bảo tồn áp dụng luật bảo tồn vào các phế tích tàn tích và di chỉ sẽ tạo nên những chồng chéo, lắm quy định mà phải là luật khuyến khích, trợ giúp khôi phục phế tích di tích chùa viện Phật giáo. Phải hiểu rõ quy luật, giáo lý chính pháp và đường lối tu tập Phật giáo thì khi phê duyệt các quy hoạch xây dựng mới tránh được từ đầu việc pha trộn các kiến trúc không phải là Phật giáo chánh tín và cơ sở cần thiết cho nhu cầu tu học và thực chất lợi ích của đạo Phật.
Tự viện là ngôi trường dành cho tín đồ Phật tử tu tập, thực hành chánh pháp vun bồi phước báu, chuyển hóa nghiệp quả đúng theo tinh thần “xây dựng và cải tạo không ngừng” để thành Phật chứ không đơn thuần là cơ sở phục vụ việc lễ lạy, cúng bái, khấn vái, cầu xin không phải là Phật giáo chánh tín, không thực sự có lợi cho xã hội cộng đồng.
6. Niềm mong đợi thay cho lời kết



Để Phật giáo thực sự có chỗ đứng vững chắc trong lòng xã hội Việt Nam hiện đại, có tiếng nói và tầm ảnh hưởng tích cực đối với tầng lớp tri thức, tầng lớp trẻ trong xã hội, đã đến lúc phải tích cực vận động, trình bày, thuyết phục và có việc làm thực tế cho việc thay đổi và hoàn thiện hệ thống pháp lý trong việc quản lý và xây dựng chùa viện Phật giáo thực sự hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của các chùa viện. Xin đề xuất những mong đợi từ thực tiễn của Tăng Ni đang trụ trì và điều hành các cơ sở chùa viện phải mang bằng di tích tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa và thị thành trong cả nước từ nơi hội thảo này, để góp phần đánh nên tiếng chuông vang vọng lòng mong đợi về sự đổi thay cho chiều hướng tích cực trong tương lai.
a. Cần phải tổ chức các buổi đối thoại để lắng nghe và tìm sự thông hiểu từ các cấp chính quyền địa phương, thôn xã đến tỉnh thành và Trương Ương, nhằm mục đích để các nhà quản lý của chính quyền có cơ hội thực sự lắng nghe và thấu hiểu được những bất cập trong việc áp dụng hệ thống pháp lý về quản lý di tích vào những thực thể chùa viện được phục dựng từ trên nền tảng là các phế tích, tàn tích và di chỉ mà thôi.
b. Các nhà quản lý, lãnh đạo của Phật giáo cùng các vị phụ trách chuyên ngành văn hóa Phật giáo phải làm việc cùng với đại biểu Quốc Hội của Phật giáo, thậm chí phải liên kết với các đại biểu Quốc Hội của các tôn giáo để cùng nhau vận động việc sửa đổi luật quản lý di tích cho phù hợp với thực tế hiện tại.
c. Tự thân Phật giáo phải tích cực chứng minh và tác động để thay đổi quan điểm và nhận định của các lãnh đạo chính quyền, quản lý văn hóa, thật sự hiểu được chùa viện Phật giáo bản chất và nhu cầu thực tế trong đời sống hiện tại không đơn thuần chỉ là cơ sở phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng tâm linh, cúng vái, cầu xin,… Vì có thực sự hiểu được tầm ảnh hưởng và bản chất của chùa viện Phật giáo phải là ngôi trường học đa phương diện thì mới có được chính sách và việc quản lý đúng với thực tế nhu cầu của chùa viện mà không trở thành sự ngăn trở, cấm đoán tạo nên nhiều mâu thuẫn trong quan điểm quản lý với nhu cầu kiến thiết xây dựng và phát triển thực sự của chùa viện.
d. Phật giáo đang góp phần tích cực giúp sức cùng với nhà nước phục dựng lại các tàn tích, phế tích đã bị phá bỏ vì quan điểm, nhìn nhận và đường lối chính sách trong quá khứ, cũng chính là giúp sức với nhà nước để chỉnh lý và khắc phục hậu quả nhằm khôi phục lại nền tảng văn hóa, đạo đức đời sống tinh thần tín ngưỡng tâm linh cho con người Việt Nam trong đời sống hiện tại, giữ vững được truyền thống đạo đức đời sống văn hóa tinh thần, đậm đà bản sắc dân tộc, làm nền tảng để mở cửa và bước ra với thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa và hòa nhập vào đời sống cộng đồng thế giới mà không bị hòa tan nên đáng ra việc dấn thân của hàng ngũ Tăng Ni về đảm nhận chức vụ Trụ Trì tại các cơ sở Tự Viện vốn là các tàn tích, phế tích là di chỉ phải được đón nhận chính sách khuyến khích và giúp đỡ từ nhà nước chứ không phải là đối mặt và chịu đựng sự quản lý của hệ thống pháp lý về quản lý về di tích đã đặt sai vào địa chỉ.
e. Trong các Ban ngành viện chuyên môn của hệ thống tổ chức GHPGVN cần mở rộng Ban văn hóa Phật giáo thành Ban văn hóa kiến thiết Phật giáo để quản lý và phê duyệt những bản vẽ, hồ sơ kiến trúc của các chùa viện ngay từ bước đầu nhằm loại bỏ những công trình kiến trúc pha tạp, không phù hợp với Phật giáo và với kiến trúc Phật giáo Việt Nam. Đồng thời, cũng rà soát và trình chính quyền Trung Ương phê duyệt và chỉ cấp lại bằng di tích cho các cơ sở chùa viện thực sự là di tích để giúp giải phóng cho các chùa viện được phục dựng trên các tàn tích, phế tích và di chỉ, thoát khỏi nút thắt thòng lọng từ hệ thống pháp lý quản lý về di tích mà các chùa viện đã khổ sở phải mang trên mình trong suốt mấy chục năm qua.

Thượng tọa T.S Thích Giải Hiền
Ủy viên thường trực Ban Phật giáo Quốc Tế T.Ư GHPGVN
Trưởng ban Hoằng pháp GHPGVN tỉnh Thanh Hóa

Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website: chuathien.vn xin gửi vào địa chỉ: chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn 0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượngTỷ lệ
242( 23 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 3 %)
711( 66 %)
Số người tham gia bình chọn: 1071
Lần bình chọn đầu tiên: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng: Thứ 6 , 27/12/2024 08:42

Tin liên quan

Thông báo

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm

Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »

Bài viết của Phật tử

Lên chùa hái lộc ngày xuân

Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »

Những Dòng Cảm Nhận

Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc 
Chi tiết »

Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường

Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »

Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung

Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »

MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng

Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »

Mời quảng cáo

Pháp âm

Tin tức mới

KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN

Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »

LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN

Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »

THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ

Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »

Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"

Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »

Đăng ký học

Lĩnh vực quan tâm chính là gì?




Thống kê truy cập

00000005

Hôm nay: 2610

Hôm qua: 3592

Tháng này: 39485

Tháng trước: 62889

Tất cả: 5503023


Đang online: 20
IP: 18.227.140.152
Mozilla 0.0