Trang chủ
Đạo tràng Cấp Cô Độc
Hình ảnh
Tin tức
Thông báo
Lịch học
Từ thiện
LỚP PHẬT HỌC
KHÓA TU VU LAN
Ban điều hành
Đạo tràng Cấp Cô Độc
Trụ xứ
Tu học
Xây dựng
Phật sự khác
Phật giáo và đời sống
Vấn đáp Phật pháp
Tín ngưỡng dân gian
Thờ cúng tổ tiên
Tu học tại gia
Doanh nhân với Phật giáo
Đạo đức kinh tế
Thờ Phật tại công ty
Khởi nghiệp
Nghi thức tụng niệm tại công ty
Văn hóa
Tín ngưỡng
Văn hóa xã hội
Tài liệu
Tài liệu học tập
Bài viết của Giảng sư
Bài viết của học viên
Thư viện
Kinh
Luật
Luận
Tín ngưỡng
Công dụng của giới đức
Ngày đăng:
Thứ 4 , 05/06/2024 12:38 .
Đức Phật được ví như một vị lương y, chữa bệnh tâm linh cho loài người. Con đường hành đạo Ngài dạy được ví như một chương trình trị liệu các đau khổ trong tim và trí óc. Ví dụ này thường được thấy trong kinh điển, để ca ngợi đức Phật và lời dạy của Ngài, tuy đã xưa nhưng cũng rất thích hợp cho ngày nay. Thiền định Phật giáo được xem như một phương cách chữa trị, và giờ đây có nhiều nhà tâm lý trị liệu đã thử dùng phương cách này như một phần trong công tác trị liệu của họ.
Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy rằng hành thiền tự nó không thể cung cấp một sự trị liệu toàn túc. Cần phải có các hỗ trợ ngoại vi. Các thiền sinh ngày nay đặc biệt đã bị ảnh hưởng sâu đậm của văn minh vật chất, khiến họ không có sự kiên cường, trì chí, và tự tin cần thiết để các pháp hành thiền Chỉ-Quán trở nên công dụng hữu hiệu. Một vài vị thiền sư nhận thấy được vấn đề này, và cho rằng con đường Phật giáo không đủ để cung ứng các nhu cầu đặc biệt của chúng ta.
Để bổ sung, các vị ấy thí nghiệm kết hợp với nhiều phương cách khác, chẳng hạn như huyền học, thi ca, tâm lý trị liệu, xã hội học, khổ hạnh, nghi lễ tế tự, âm nhạc. Thật ra, vấn đề chính ở đây không phải là có một sự khiếm khuyết nào trong con đường Phật giáo, mà là vì chúng ta đã không thực hành đầy đủ phương thức trị liệu của đức Phật.
Con đường của đức Phật không phải chỉ có chính niệm, các pháp hành thiền Chỉ và thiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản. Thật thế, các giới luật tạo thành bước đi đầu tiên trên con đường đó, con đường Giới-Định-Tuệ. Khuynh hướng ngày nay thường khinh rẻ năm giới luật này, cho rằng đó chỉ là các điều lệ của lớp giáo lý vỡ lòng bắt nguồn từ đời sống cổ xưa, không còn thích hợp cho nếp sống tân tiến hiện đại.
Quan niệm đó đã bỏ sót vai trò mà đức Phật đặt ra cho giới đức: giới đức là phần căn bản của chương trình trị liệu vết thương trong tâm trí. Giới đức đặc biệt để dùng chữa trị hai thứ bệnh đã tạo ra mặc cảm tự ti: hối hận và chối bỏ.
Khi ta có những hành động xấu, không hợp với lẽ phải, ta thường có những hối hận về việc làm đó, hoặc tìm cách chối bỏ chúng. Chối bỏ bằng cách tự lừa dối cho rằng các hành động đó quả thật đã không xảy ra; hoặc chối bỏ bằng cách cho rằng tiêu chuẩn đánh giá các hành động đó là không có giá trị gì cả. Các phản ứng này giống như các vết thương trong tâm thức.
Hối hận giống như một vết thương mở, rất nhạy cảm khi sờ đến nó. Chối bỏ giống như vết sẹo chai cứng chung quanh vết da non. Khi tâm thức bị tổn thương như vậy, nó không thể lắng đọng thảnh thơi an trú vào hiện tại, bởi vì nó không thể an nghỉ trên vết thương còn non, hoặc trên vết sẹo chai cứng. Khi tâm thức bị áp đặt bó buộc vào hiện tại, nó chỉ ở đó một cách căng thẳng, méo mó và nửa chừng.
Tuệ quán hiện ra cũng bị méo mó và nửa chừng như thế. Chỉ khi nào tâm thức không còn các vết thương và vết sẹo, thì nó mới có thể an định thảnh thơi và tự do an trú vào hiện tại, và từ đó nảy sinh tuệ giác một cách toàn vẹn, không bị bóp méo.
Đây là lúc để giới đức đi vào: giới đức được dùng để chữa các vết thương và vết sẹo. Lòng tự tin lành mạnh bắt nguồn từ một cuộc sống thiện, hợp với các tiêu chuẩn tốt, thực tế, rõ ràng, nhân bản, và đáng kính. Năm điều giới (ngũ giới) được đặt ra để có cuộc sống phù hợp với các tiêu chuẩn này.
1- Thực tế: Tiêu chuẩn do giới luật đặt ra rất đơn giản: không cố ý sát hại, không trộm cắp, không tà dâm, không gian dối, không uống rượu hoặc dùng các chất say. Chúng ta đều có thể sống phù hợp với các tiêu chuẩn đó dù rằng đôi khi có vài khó khăn, bất tiện, nhưng luôn luôn có thể thực hiện theo được.
Có vài người tìm cách diễn dịch các giới điều này, biến thành một loạt các tiêu chuẩn có vẻ cao sang hơn. Chẳng hạn biến cải điều giới thứ hai, không trộm cắp, thành điều giới không phung phí nguồn tài nguyên địa cầu. Làm như thế trông có vẻ thanh cao, nhưng chắc chắn rất khó thực hiện được. Những ai có kinh nghiệm điều trị người bị bệnh tâm thần chắc biết được hậu quả tai hại từ việc áp đặt các tiêu chuẩn quá xa vời, không thực tế.
Nếu ta đặt ra những tiêu chuẩn mà bệnh nhân chỉ cần một mức độ cố gắng và chính niệm vừa phải là có thể đạt được, lòng tự tin của họ sẽ gia tăng mạnh mẽ vì họ nhận thấy rằng chính họ có đủ khả năng để đạt đến các tiêu chuẩn đó. Nhờ thế, họ có thêm nhiều tự tin để thực hiện các công việc khó khăn khác để điều trị bệnh tâm thần của họ.
2- Rõ ràng: Giới điều do đức Phật đặt ra rất rõ ràng, không có những từ ngữ phân vân nghi hoặc, như: “Nếu như…, cũng có thể là…, nhưng mà…”. Điều nầy có nghĩa các giới điều là những hướng dẫn minh bạch, không có kẽ hở cho các biện minh lý giải lòng vòng, không ngay thẳng. Một hành động chỉ có thể hoặc là phù hợp, hoặc là không phù hợp với giới điều. Rõ ràng như thế! Vì vậy, rất dễ tuân theo, không phân vân nghi ngờ.
Những ai đã từng dạy trẻ con đều biết mặc dù chúng thường than phiền về các kỷ luật sắt thép, thật ra, chúng cảm thấy an tâm với những điều lệ rõ ràng, minh bạch, hơn là các điều lệ mơ hồ, dễ mặc cả để thay đổi. Cũng như thế, đối với bản thân, các điều luật giới hạnh minh bạch sẽ không cho phép các ý tưởng gian trá ngủ ngầm tìm cách lén vào khuấy động tâm trí của hành giả.
Nếu ta tuân thủ theo giới điều của đức Phật, ta không thể nào nuôi dưỡng ý tưởng sát hại, và từ đó, ta tạo ra một sự an toàn không hạn chế cho mọi sinh vật. Các giới điều khác sẽ giúp tạo ra một sự an ninh về của cải tài sản, lòng tiết hạnh của mọi người, một sự giao tiếp chân thật, và một cấp độ cao về tâm trí sáng suốt, không bị lu mờ bởi rượu chè say sưa.
3- Nhân bản: Giới điều của đức Phật có tính nhân bản cho người giữ giới lẫn những người giao tiếp chung quanh. Nếu bạn giữ giới, bạn tự đặt mình vào quy luật nghiệp quả, và bạn sẽ thấy rằng những gì bạn giao tiếp với thế giới bên ngoài là kết quả chủ động của nghiệp hành, qua thân-khẩu-ý, mà bạn thực hiện ngay trong giây phút hiện tại.
Bạn nhận thức thế giới qua nghiệp hành của chính bạn, và bạn hoàn toàn chủ động để kiểm soát các phản ứng của bạn ngay trong hiện tại. Bạn không bị chi phối bởi hình dáng sắc đẹp bên ngoài, thân thể, trí thông minh, địa vị tiền bạc vì đó chỉ là các yếu tố ngoại vi đó chỉ là kết quả của nghiệp hành đã tạo ra trong quá khứ. Bạn hoàn toàn sống trong hiện tại. Các giới điều giúp bạn tập trung tâm trí để sống linh hoạt trong các tiêu chuẩn hiền thiện ngay bây giờ và tại chốn này, không truy tìm quá khứ, không vọng muốn tương lai.
Nếu bạn chung sống với những người biết giữ giới, bạn sẽ thấy mình đang sống trong môi trường hoàn toàn không có nghi ngờ và sợ sệt. Họ quý trọng hạnh phúc của bạn như thể hạnh phúc của họ. Họ không tranh giành khống chế, không tạo cảnh kẻ thắng người thua.
Khi họ nói đến lòng từ bi và chính niệm khi hành thiền, bạn sẽ thấy chúng phản ảnh ngay trong các hành động thường ngày của họ, lời nói và việc làm cùng hợp nhất. Như thế, giới đức không những làm tăng trưởng lòng thiện của từng cá nhân, mà còn giúp tạo một xã hội tốt lành – một xã hội gồm những cá nhân đầy tự tin và biết tôn trọng đời sống lẫn nhau.
4- Đáng kính: Khi bạn chọn một tập hợp các tiêu chuẩn cho cuộc sống, điều quan trọng bạn cần phải biết là các tiêu chuẩn đó do ai và nhóm nào đề xướng và có nguồn gốc ở đâu, bởi vì khi bạn tuân theo các điều luật đó, hiển nhiên là bạn phải tham gia vào nhóm đó, được nhóm đó thẩm định, và chấp nhận mực thước đo lường cái đúng và cái sai do họ đặt ra.
Trong trường hợp của Ngũ giới, bạn không thể nào tìm ra một nhóm nào khác tốt lành hơn: đó là giới điều của đức Phật và các vị đại đệ tử Thánh tăng đặt ra và thi hành. Trong kinh điển, Ngũ giới thường được gọi là “các tiêu chuẩn của bậc Thánh nhân”. Các vị này không chấp nhận giới luật vì chúng có tính phổ thông hấp dẫn. Họ chấp nhận chúng qua các kinh nghiệm trong đời sống tu tập của họ và thấy chúng có hiệu quả ích lợi thật sự trên con đường đưa đến giải thoát tối hậu.
Có thể có nhiều người vì vô minh mà chê cười bạn khi bạn tuân thủ Ngũ giới, nhưng các bậc Thánh hiền triết sẽ luôn luôn kính trọng và chấp nhận bạn vào trong cộng đồng của họ, và sự kính trọng của họ là có giá trị nhất, so với những người vô minh kia.
Bây giờ, có thể có nhiều người cảm thấy khó mà tưởng tượng việc gia nhập vào một nhóm trừu tượng như thế, nhất là khi họ chưa bao giờ được gặp một vị Thánh nhân. Rất khó có được một lòng từ bi và rộng lượng khi xã hội chung quanh ta cười chê các điều đó, và lúc nào cũng đề cập đến sự hấp dẫn của tình dục, quyến rũ vật chất và cạnh tranh thương mại áp bức.
Đây là lúc cần phải có các cộng đồng Phật tử chân chính. Thành viên của các cộng đồng này sẽ giúp ta thấy được gương mẫu của các hành động hiền thiện và giới hạnh. Những người này tạo ra một môi trường tốt để ta có cơ hội áp dụng rốt ráo con đường trị liệu của đức Phật: Hành Thiền và phát triển Tuệ giác trong một đời sống có Giới đức.
Nếu ta có được những môi trường tốt lành như thế, ta sẽ thấy rằng pháp hành thiền không có vẻ gì là huyền bí và mù quáng, bởi vì pháp hành đó có căn bản dựa trên thực tế công minh của một đời sống đầy ý nghĩa. Từ đó, bạn có đủ tự tin để sống trong giới đức, sống hoàn toàn tốt lành trong đời sống thật sự đầy ý nghĩa của một con người, trên con đường tiến đến an vui và hạnh phúc viên dung.
Tác giả: Tỳ kheo Thanissaro
Nguồn: Budsas.net
Các tin bài, hình ảnh, thư từ muốn đăng lên Website:
chuathien.vn
xin gửi vào địa chỉ:
chuathien2014.@gmail.com
Ý kiến của bạn
0
Hãy sử dụng tiếng Việt có dấu khi viết bài và điền đầy đủ thông tin. Bình luận của bạn sẽ được phản hồi trong thời gian sớm nhất
Đăng nhập
|
Đăng ký
Đăng ký học
Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Số lượng
Tỷ lệ
242( 24 %)
59( 6 %)
23( 2 %)
36( 4 %)
650( 64 %)
Số người tham gia bình chọn
: 1010
Lần bình chọn đầu tiên
: Thứ 5 , 18/04/2013 17:12
Lần bình chọn sau cùng
: Thứ 2 , 28/10/2024 13:24
Tin liên quan
Thế nào là tu đúng ? Hòa thượng : Thích Trí Tịnh
(04/06/2024)
Phật Đản trong Tâm người con Phật
(09/05/2024)
Nghiên cứu về ngày, tháng Thành đạo của Ðức Phật
(15/01/2024)
Phật hoàng Trần Nhân Tông - Linh hồn của Thiền phái Trúc Lâm
(13/12/2023)
Vấn đề xóa đói giảm nghèo theo quan điểm Phật giáo
(07/12/2023)
Cảm niệm về người thầy
(20/11/2023)
Tư tưởng nhập thế của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trong sự nghiệp đoàn kết, xây dựng và phát triển đất nước
(18/11/2023)
Giác ngộ về lẽ Vô thường chúng ta sẽ được những gì?
(16/09/2023)
Phước không còn, lộc tận, người vong
(09/09/2023)
Những bài kinh Hiếu Phật tử nên biết
(24/08/2023)
Xuất gia - Bất hiếu hay Đại hiếu | Vu Lan 2023
(21/08/2023)
Gốc của khổ vui
(21/08/2023)
Thực hành Chánh pháp mới là cúng dường Như Lai
(09/08/2023)
PHẨM CHẤT CỦA VỊ GIẢNG SƯ
(06/08/2023)
Nguyện cho người khác được hạnh phúc
(31/07/2023)
Chữ TỊNH trong đời sống hiện đại
(22/06/2023)
Thấy biết vô thường
(17/06/2023)
Bốn sự từ bỏ cao thượng của Đức Phật
(14/06/2023)
Triết lý sống đời vui đạo của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông
(10/06/2023)
Làm thầy, làm trò: việc nào khó ?
(09/06/2023)
Bài học từ trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức
(07/06/2023)
Ý nghĩa của câu Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
(02/06/2023)
Di sản văn hóa Phật giáo trong xã hội đương đại Việt Nam
(26/05/2023)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Thông điệp Phật đản
(26/05/2023)
Đất nở hoa Đàm (Ý nghĩa ngày Phật đản)
(24/05/2023)
Những điều kỳ diệu trong cuộc sống người tu
(22/05/2023)
Ý nghĩa Phật đản PL.2567 - DL.2023: Đức Thế Tôn - Bậc đại hùng, đại lực, đại từ bi
(15/05/2023)
Tụng kinh không hiểu ý nghĩa như thế có được lợi ích gì không?
(15/05/2023)
Thiền sư Vạn Hạnh vận dụng tư tưởng Phật giáo xây dựng Vương triều nhà Lý
(15/05/2023)
Tôn kính Tăng bảo
(15/05/2023)
Tại sao chuỗi tràng hạt có 108 hạt ?
(12/05/2023)
Trụ pháp Sa-môn
(12/05/2023)
Bậc nhất thần thông vẫn bị ma quấy nhiễu
(10/05/2023)
Làm sao để sống hòa thuận, hài hòa với người khác?
(07/05/2023)
Đức Phật đưa tay phải hay tay trái lên khi đản sanh?
(30/04/2023)
Hãy sống với giáo pháp
(28/04/2023)
Phước đức hỗ trợ người tu
(27/04/2023)
Đức Phật cần gì ở đại gia?
(24/04/2023)
Phỏng vấn Pháp sư Tịnh Không để hiểu căn nguyên của tai nạn và bệnh tật của nhân loại
(24/04/2023)
11 điều tạo nhân duyên tốt, 8 loại hành vi làm tổn hại phúc báo con người
(22/04/2023)
Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc văn hóa Đại Việt
(21/04/2023)
Thoát khỏi thói quen chỉ trích bản thân
(20/04/2023)
Nâng cao kiến thức về Văn hoá Phật giáo Việt Nam
(18/04/2023)
Phương pháp phòng hộ các căn
(18/04/2023)
Cái gốc của phước đức là gì?
(14/04/2023)
Sự thật của Tam thế gian
(14/04/2023)
Tính bình đẳng của Bát kỉnh pháp
(11/04/2023)
Bốn mẫu người sống đời vất vả
(11/04/2023)
Làm mà thấy mình có làm là một cái họa
(10/04/2023)
Phật dạy về ba công việc cấp thiết Tỷ kheo cần phải làm
(06/04/2023)
Niệm Phật nhất tâm bất loạn được an lạc trong cuộc sống hiện tại
(06/04/2023)
Hoa sen trong đời sống Phật giáo
(06/04/2023)
Kinh Phật nói gì về 32 tướng tốt của Đức Phật?
(05/04/2023)
Thầy Minh Niệm: 'Chúng ta đau khổ vì mất đi khả năng chấp nhận'
(21/03/2023)
Phước duyên trong cuộc sống
(20/03/2023)
Phước Tuệ An Khang khi mùa xuân Di Lặc về (TT.TS Thích Phước Nguyên)
(06/03/2023)
CHÁNH TÍN TRONG ĐẠO PHẬT
(08/06/2021)
Tin tức mới
KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN
LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN
THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ
Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"
Cảnh báo lừa đảo Khóa tu mùa hè 'ảo' 2024
Yên Bái : Lễ Bố tát tại Hạ trường chùa Tùng Lâm Ngọc Am.
Hà Nội: Trang nghiêm Lễ Bố tát tại Trường hạ Tổ đình Bồ Đề
Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn
Công dụng của giới đức
Nam Định : Phật giáo Vụ Bản, Hội nghị triển khai công tác Hậu An cư Kết hạ (2024)
Thông báo
LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN
Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »
THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ
Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »
Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"
Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »
Lịch giảng pháp tại các đạo tràng tại Hà Nội tháng 5 năm Giáp Thìn
Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 5 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »
THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm
Nhằm giúp các bạn thanh thiếu niên Phật tử có môi trường trải nghiệm tốt trong những ngày hè, chùa Phúc Lâm, thôn Cao Xá, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội tổ chức chương trình...
Chi tiết »
«
1
2
3
...
72
»
Bài viết của Phật tử
Lên chùa hái lộc ngày xuân
Hòa chung trong dòng người kẹt cứng, tôi cũng len chân đến một gốc cây to của ngôi chùa bên đường để hái lộc. Nhưng tôi chỉ đưa tay bàn tay chai sần của mình chạm vào thân cây, rồi vươn những ngón...
Chi tiết »
Những Dòng Cảm Nhận
Những cảm nhận của các Phật tử Đạo tràng Cấp Cô Độc qua khóa Tập huấn Hoàng pháp viên cho cư sĩ đồng bào dân tộc thiểu số khu vực phía Bắc
Chi tiết »
Vu Lan - Tình người trong đại dịch - PT Dương Thị Thúy Vân - PD Diệu Tường
Con người Việt Nam vốn giàu lòng nhân ái, thương người như thể thương thân. Với tinh thần “Chống dịch như chống giặc” và trong “tâm bão” của dịch thì khắp mọi nơi trên vùng miền của Đất nước đã...
Chi tiết »
Lá thư yêu Thương gửi Cha Mẹ nhân Mùa Vu Lan - PT Trần Thị Kim Dung
Và thế nào là Duyên khởi, Vô thường, Vô ngã, Nhân quả, Tứ Đế và Nghiệp báo, 12 nhân Duyên, Luân Hồi, Con hiểu được 5 giới là phẩm hạnh Đạo đức của Người Phật Tử, Ý Nghĩa Lễ Vu Lan “ Tâm...
Chi tiết »
MÙA VU LAN – NHỮNG KÝ ỨC VỀ MẸ - PT Đỗ Thị Minh Dũng
Chúng con lớn dần, lưng mẹ còng hơn, tóc mẹ bạc hơn, da nhăn nheo, nhưng từ con đến cháu lần lượt mẹ vẫn cõng bế cho bố mẹ chúng đi làm. Lúc đấy ai cũng bận chỉ lo công việc, gia đình chồng (vợ) con mà cứ nghĩ mẹ...
Chi tiết »
«
1
2
3
...
6
»
Mời quảng cáo
Tài liệu học tập
Chùa Am Ngọa Vân, di tích tâm linh trong lòng...
MƯỜI NGHIỆP LÀNH
Đức Pháp chủ GHPGVN nói chuyện với Tăng Ni trẻ:...
LỜI VÀNG
XUẤT XỨ, NIÊN ĐẠI CỦA KINH NA TIÊN?
ĐÀO TẠO
Hà Nội: Lớp Cao cấp giảng sư tổ chức kì thi thuyết...
Đại học Hoa Phạm (Đài Loan, Trung Quốc) thăm Học...
Đại học Hoa Phạm (Huafan University) thăm Học viện...
Khai mạc Kỳ thi tuyển sinh Thạc sĩ Phật học khóa...
Học viện PGVN Hà Nội tổ chức bảo vệ Luận án Tiến...
Pháp âm
Tin tức tiêu biểu
THÔNG BÁO: Khóa tu mùa hè "Hành trang tuổi trẻ” lần thứ 5 tại chùa Phúc Lâm
Lễ cung rước tôn tượng Đức Thánh Trần về chùa Phúc Lâm
Lễ đúc tôn tượng Đức Thánh Trần tại chùa Phúc Lâm
KHÓA VU LAN BÁO HIẾU – ÂN NGHĨA SINH THÀNH CHÙA PHÚC LÂM 2023
Đức Pháp chủ GHPGVN, Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế - Tài chính T.Ư thăm tỉnh Thái Nguyên
Ban Hoằng pháp và Ban Kinh tế Tài chánh TƯ GHPGVN thăm và làm việc với Ban Trị sự; cúng dường các trường hạ tại TP.Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và Hải Dương
Lãnh đạo Ban Hoằng pháp TW cùng Ban Kinh tế tài chính TW thăm và cúng dường Trường hạ các tỉnh thành phía Bắc
Thiêng liêng lễ truy niệm anh linh liệt sĩ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước tại Đền thờ Côn Đảo
Những pho tượng Phật Thích Ca được công nhận bảo vật quốc gia
Yên Bái: Chùa Tháp Bảo Thượng Miện huyện Lục Yên lần đầu tiên tổ chức Khóa tu mùa Hè cho 200 thanh thiếu nhi
Tin tức mới
KHAI MẠC LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ - HUYỆN THƯỜNG TÍN - HN
Sáng Chủ nhật, ngày 3/11/2024 (nhằm ngày 03 tháng 10 năm Giáp Thìn), tại chùa Phúc Lâm - Thôn Cao Xá - Xã Dũng Tiến - Huyện Thường Tín - HN, các Phật tử thuộc Đạo tràng Cấp Cô Độc đã...
Chi tiết »
LỊCH GIẢNG PHÁP TẠI CÁC ĐẠO TRÀNG THÁNG 10 GIÁP THÌN
Lịch giảng pháp của Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP Hà Nội tại các đạo tràng tháng 10 năm Giáp Thìn.
Chi tiết »
THÔNG BÁO MỞ LỚP HOẰNG PHÁP VIÊN CƯ SỸ PHẬT TỬ
Thông tin về việc mở lớp Hoàng pháp viên Cư sỹ Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Thường Tín - TP Hà Nội
Chi tiết »
Chương trình từ thiện " BẦU ƠI THƯƠNG LẤY BÍ CÙNG"
Thông tin về chương trình từ thiện của Lớp Phật học trực tuyến kết hợp với Ban điều hành Đạo tràng Cấp Cô Độc,Chùa Phúc Lâm, xã Dũng Tiến, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội và Hội chữ thập đỏ TP Hà Nội ủng hộ...
Chi tiết »
«
1
2
3
...
786
»
Đăng ký học
Lĩnh vực quan tâm chính là gì?
Nghi lễ
Kiến trúc
Thư viện
Xã hội
Tu học
Thống kê truy cập
0
0
0
0
0
0
0
5
Hôm nay:
229
Hôm qua:
2067
Tháng này:
51012
Tháng trước:
36177
Tất cả:
5451661
Đang online:
462
IP:
18.118.144.50
Mozilla 0.0
Góp ý - Liên hệ
|
Đặt DCDN làm trang chủ
[Về đầu trang]