Tại lớp học, Thượng toạ đã giới thiệu cho học viên xem qua bản kinh "Chuyển Pháp Luân" được chép vào lá Bối ( Bối diệp) thỉnh tại Sri Lanka.
* Trước khi phát minh ra giấy, Ấn Độ thời cổ đã dùng lá Bối Đa La để ghi chép kinh điển Phật giáo và tư liệu văn hiến của cung đình. Hiện nay tại khu vực Nam Ấn Độ và Phật giáo Nam truyền vẫn còn tiếp tục sử dụng hình thức chép kinh văn vào lá Bối, giữ gìn nét đẹp văn hoá Phật giáo trong thời hiện đại.
Luận tạng (chữ Hán: 論藏), hay Vi diệu pháp tạng, A-tì-đạt-ma tạng (pa., sa.: Abhidharma Piṭaka) là một bộ tạng kinh điển trong truyền thống Phật giáo, chủ yếu do các bộ A-tì-đạt-ma tập thành. Cùng với Vinaya Piṭaka (Luật tạng) và Sutta Piṭaka (Kinh tạng) tạo nên Tam tạng (Tipiṭaka) kinh điển trong truyền thống Phật giáo.
Luận tạng là một tập hợp phân tích học thuật chi tiết và tóm tắt những lời dạy của Đức Phật trong phần Kinh tạng. Ở đây, các bài kinh được sắp xếp lại thành một hệ thống sơ đồ gồm các nguyên tắc chung có thể được gọi là 'Tâm lý học Phật giáo'. Trong Luận tạng, các giáo lý và nguyên tắc chung của các bài kinh được tổ chức thành một khoa học mạch lạc của giáo lý Phật giáo.
Một số hình ảnh trong buổi học
Học viên lớp Thạc sĩ khoá V, VI chụp ảnh kỉ niệm cùng Thượng tọa Giảng sư Thích Minh Quang, kết thúc môn học
"Luận tạng Đại cương" tại Học viện PGVN Hà Nội.
Ban TT Học viện PGVN Hà Nội